Cập nhật:  GMT+7

Hiệu quả từ nuôi trâu sinh sản ở Triệu Đại

Nắm bắt nhu cầu tiêu thụ thịt trâu của thị trường ngày càng cao, gia đình ông Trần Đình Côi ở thôn Quảng Điền, xã Triệu Đại, huyện Triệu Phong đã tận dụng tiềm năng, lợi thế của địa phương để đầu tư chăn nuôi trâu sinh sản. Từ kinh nghiệm thực tiễn cùng với tính ham học hỏi, tích cực cập nhật, áp dụng kỹ thuật mới trong chăn nuôi, ông đã xây dựng thành công mô hình này.

Hiệu quả từ nuôi trâu sinh sản ở Triệu Đại

Hằng ngày, ông Côi thả trâu ra đồng ruộng ăn cỏ tươi -Ảnh: N.T

Sinh ra trong gia đình làm nghề nông, từ tuổi ấu thơ ông Côi đã gắn bó với hình ảnh ruộng đồng, những con trâu cần mẫn giúp nông dân cày bừa, góp sức làm nên những vụ mùa bội thu. Theo thời gian, sự phát triển của cơ giới hóa trong nông nghiệp thay thế dần cho sức kéo của trâu nhưng gia đình ông vẫn duy trì chăn nuôi loại gia súc này. Đây cũng chính là điều kiện để ông thực hiện có hiệu quả việc chăn nuôi trâu sinh sản.

Năm 2014, nhận thấy vùng đất Thắng Quảng ở thôn Quảng Điền bỏ hoang nên ông thuê khoảng 7 ha và quy hoạch 4 ha làm ruộng lúa, diện tích còn lại trồng cỏ chăn nuôi trâu. Thời gian đầu, gia đình ông nuôi 2 con trâu nái để sinh sản.

Thông thường, trâu cái được nuôi theo phương pháp chăn thả truyền thống thì phải mất 2 - 3 năm mới sinh được một lứa. Để chăn nuôi đúng kỹ thuật, hiệu quả cao hơn, ông quyết tâm tìm tòi, học hỏi về chăn nuôi trâu sinh sản trên ti vi, sách báo, qua những người có kinh nghiệm để nắm vững về khâu kỹ thuật, đặc tính của trâu sinh sản.

Theo ông Côi, để nuôi trâu hiệu quả, nguồn thức ăn cần phải đa dạng như cỏ tươi, rơm khô... Mùa hè phải thường xuyên tắm mát cho trâu. Hằng ngày, ông thả trâu ra đồng ruộng để trâu vận động, ăn cỏ tươi.

Chuồng trại phải được xây dựng đảm bảo khô ráo, thoáng mát. Nuôi trâu cái sinh sản đúng kỹ thuật thì cứ 3 năm đẻ 2 lứa. Mặc dù vốn đầu tư ban đầu cho mô hình chăn nuôi này cao nhưng bù lại nuôi trâu sinh sản ít rủi ro lại tận dụng được rơm rạ và các sản phẩm phụ từ nông nghiệp nên lợi nhuận cao hơn nhiều so với vật nuôi khác.

Đến nay, đàn trâu của gia đình ông Côi có gần 30 con, trong đó có 20 con trâu mẹ, 8 con nghé và 1 trâu đực giống. Nhờ nuôi trâu sinh sản, bình quân mỗi năm, gia đình ông Côi xuất chuồng từ 6-8 trâu nghé, giá mỗi con từ 10-12 triệu đồng, ngoài ra ông còn xuất bán trâu thịt đối với những con trâu đực không để làm giống.

Thị trường tiêu thụ trâu khá thuận lợi, khách hàng không chỉ trong tỉnh mà còn có các tỉnh lân cận như: Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Hà Tĩnh... Cùng với trồng lúa, hoa màu, chăn nuôi trâu, mỗi năm gia đình ông thu nhập khoảng 140 triệu đồng. “So với nuôi bò, gà, lợn thì trâu sinh sản dễ hơn, nhất là trong khâu chăm sóc, kỹ thuật lại bán được giá. Dự kiến trong thời gian tới, gia đình tôi mở rộng quy mô chăn nuôi trâu sinh sản để tăng thu nhập”.

Chủ tịch Hội Nông dân xã Triệu Đại Lê Quang Nguyện cho hay: “Hiện nay, trên địa bàn xã có khá nhiều mô hình chăn nuôi, tuy nhiên với mô hình nuôi trâu sinh sản thì chỉ có gia đình ông Côi đầu tư nhiều và phát triển tốt, là hướng đi mới trong lĩnh vực chăn nuôi, khẳng định sự đổi mới tư duy trong phát triển kinh tế gia đình.

Từ mô hình này, hội lấy làm điểm vận động hội viên nông dân trong xã tích cực học hỏi, tìm tòi, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp, giúp người dân tăng thu nhập, vươn lên làm giàu chính đáng”.

Ngọc Trang

Tin liên quan:
  • Hiệu quả từ nuôi trâu sinh sản ở Triệu Đại
    Hiệu quả từ dự án hỗ trợ hộ người khuyết tật nuôi bò sinh sản

    Đẩy mạnh các chương trình hỗ trợ người khuyết tật hoàn cảnh khó khăn có sinh kế ổn định, từ năm 2015- 2016, Hội Người khuyết tật, nạn nhân da cam, bảo trợ người khuyết tật và bảo vệ quyền trẻ em tỉnh Quảng Trị phối hợp cùng Hội Người khuyết tật, nạn nhân da cam/điôxin và bảo trợ xã hội huyện Vĩnh Linh đã triển khai dự án nuôi bò sinh sản cho hộ có người khuyết tật tại 3 xã Vĩnh Chấp, Vĩnh Long, Vĩnh Thủy. Sau 6 năm thực hiện, dự án đã phát huy hiệu quả thiết thực khi giúp nhiều hộ từng bước ...

  • Hiệu quả từ nuôi trâu sinh sản ở Triệu Đại
    Triển vọng từ mô hình nuôi trâu vỗ béo

    Nghe nhạc, ăn bã bia, tắm phun sương hằng ngày, hàng chục con trâu to tròn, béo mộng là kết quả phương thức nuôi trâu khác lạ của ông Hoàng Ngọc Rạng ở thôn Vĩnh An, xã Cam Hiếu, huyện Cam Lộ. Từ trước đến nay, nông dân ở Quảng Trị chủ yếu nuôi bò theo hình thức thâm canh, vỗ béo mà hầu như chưa ai nuôi trâu theo hình thức này. Là một nông dân thực thụ, siêng năng, chăm chỉ, luôn tìm tòi, học hỏi, đi đầu trong các phong trào phát triển kinh tế ở địa phương, ông Rạng đã mạnh dạn đầu tư chuồng ...


Ngọc Trang

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Sự cần thiết phải sửa đổi Luật Điện lực

Sự cần thiết phải sửa đổi Luật Điện lực
2024-11-08 05:30:00

QTO - Luật Điện lực năm 2004 là cơ sở pháp lý cho hoạt động điện lực và sử dụng điện, đồng thời bảo vệ lợi ích hợp pháp của khách hàng sử dụng điện và đơn...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long