{title}
{publish}
{head}
Những năm gần đây, kinh tế - xã hội Đắk Nông ngày càng phát triển. Tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày càng cao. Nhiều nhà đầu tư, dự án lớn đã chọn Đắk Nông làm nơi dừng chân. Đời sống của người dân ngày càng được cải thiện. Đây là động lực lớn để Đắk Nông vững bước mạnh mẽ hơn trong giai đoạn mới.
Bằng nhiều nỗ lực, những năm gần đây, Đắk Nông đã có nhiều đổi thay vượt bậc, đạt nhiều thành tựu trong kinh tế - xã hội. Năm 2022, Đắk Nông đã thoát khỏi tỉnh nghèo, chậm phát triển. Đến năm 2023, Đắk Nông ghi được nhiều dấu ấn trong khu vực Tây Nguyên.
Từ lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp đến kết cấu hạ tầng, tất cả đang tạo nên một Đắk Nông mạnh mẽ, tự tin vươn mình phát triển.
Khu vực công nghiệp, xây dựng, dịch vụ trong tổng cơ cấu kinh tế của tỉnh tăng lên. Ngành Nông nghiệp từng bước chuyển dần sang nền sản xuất giá trị cao, ứng dụng kỹ thuật, khoa học, công nghệ.
Toàn tỉnh đã có nhiều sản phẩm nông nghiệp khẳng định thương hiệu trên thị trường trong, ngoài nước như: cà phê, hồ tiêu, cao su, chanh dây, khoai lang, bơ, sầu riêng.
Nhiều mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, áp dụng các tiêu chuẩn như VietGAP, GlobalGAP, OCOP... mang lại hiệu quả kinh tế lớn. Phương thức sản xuất nông nghiệp của tỉnh dần chuyển sang quy mô tập trung, trang trại, liên kết đầu ra rõ nét.
Nông dân Đắk Nông thu hoạch sầu riêng. Ảnh: Ngô Minh Phương
Trên lĩnh vực công nghiệp, từ một tỉnh có quy mô chưa đáng kể, đến nay, toàn tỉnh có hàng ngàn cơ sở, nhà máy chế biến công nghiệp. Quy mô ngành công nghiệp của Đắk Nông đang dần tạo nên dấu ấn với các nhà đầu tư.
Hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Đắk Nông phát triển nhanh, khả năng lưu chuyển hàng hóa tăng cao, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế và đời sống Nhân dân.
Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông Hồ Văn Mười tìm hiểu sản phẩm của doanh nghiệp Đắk Nông
Nhiều doanh nghiệp đã quan tâm đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới trang thiết bị theo chiều sâu. Các phương thức sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu thị trường cũng được các doanh nghiệp tiếp cận, từng bước mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Một trong những lĩnh vực mà những năm gần đây Đắk Nông tập trung cải thiện đó là môi trường đầu tư kinh doanh. Với tinh thần cầu thị, lắng nghe, thấu hiểu, đồng hành và khát vọng cùng phát triển, Đắk Nông đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư.
Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông Hồ Văn Mười kiểm tra tình hình sản xuất tại các nhà máy ở Khu công nghiệp Tâm Thắng, huyện Cư Jút (Đắk Nông)
Đắk Nông đã xác định hoạt động cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh là nhiệm vụ chính trị quan trọng. Đảng bộ, chính quyền tỉnh Đắk Nông đã tăng cường tập trung nguồn lực, quyết liệt chỉ đạo thực hiện các chủ trương, chính sách nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.
Nhiều dự án lớn được đầu tư tại Đắk Nông.
Một trong những giải pháp được Đắk Nông thực hiện xuyên suốt trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh là cắt giảm thủ tục đầu tư. Hằng năm, UBND tỉnh Đắk Nông công khai công bố Bộ chỉ số DDCI.
Đây là Bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh giữa các Sở, ngành, địa phương. Chỉ số này công bố nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư.
Các ngành chức năng, UBND tỉnh Đắk Nông thường xuyên tổ chức, tham gia các sự kiện lớn về xúc tiến đầu tư, quảng bá hình ảnh và du lịch.
Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông Hồ Văn Mười trao biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư cho doanh nghiệp vào năm 2022
Trước đây, trong nhiều năm liền, tỉnh Đắk Nông có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) luôn đứng trong nhóm cuối bảng. Đến nay, công tác cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh của Đắk Nông được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao. Điều này thể hiện qua kết quả đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) những năm gần đây.
Cụ thể, năm 2020, PCI tỉnh Đắk Nông có 5 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra (chi phí gia nhập thị trường, chi phí thời gian, chi phí không chính thức, cạnh tranh bình đẳng, thiết chế pháp lý).
Đắk Nông có 4 chỉ tiêu cao hơn mức trung bình của cả nước (chi phí gia nhập thị trường, tiếp cận đất đai, tính minh bạch và cạnh tranh bình đẳng).
Đến năm 2021, chỉ số PCI của Đắk Nông tăng lên 8 bậc so với năm 2020. Với kết quả này, Đắk Nông xếp vị trí 52/63 tỉnh, thành phố trong cả nước.
Lãnh đạo các tỉnh Tây Nguyên và TP. Hồ Chí Minh bắt tay hợp tác phát triển các mặt kinh tế-xã hội vào năm 2023
Đột phá hơn, đến năm 2022, chỉ số PCI Đắk Nông tăng 14 bậc về thứ hạng, từ vị trí 52/63 năm 2021 lên vị trí 38/63 tỉnh, thành phố.
Trong đó, một số chỉ số thành phần có thứ hạng cao như: Chi phí thời gian (xếp hạng 6); Tính minh bạch (xếp hạng 17); Tính năng động của chính quyền tỉnh (xếp hạng 23). Đây là điểm số cao nhất trong vòng gần 20 năm qua của Đắk Nông.
Kết quả trên là sự nỗ lực, quyết tâm chính trị cao của toàn Đảng bộ, chính quyền. Cùng với đó là sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sát sao của chính quyền các cấp. Đặc biệt là sự đoàn kết, quyết tâm, chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và người dân tỉnh Đắk Nông.
Với những nỗ lực trong cải thiện môi trường đầu tư, cộng với tiềm năng, lợi thế sẵn có, nhiều doanh nghiệp đang quan tâm, đầu tư vào các ngành nghề tại Đắk Nông.
Nhiều tập đoàn lớn đã đến Đắk Nông để khảo sát, nghiên cứu đầu tư như: Tập đoàn TH, Tập đoàn Đầu tư Việt Phương, Tập đoàn Hóa chất Đức Giang... Đắk Nông đang thực hiện tiến trình đầu tư Khu Công nghiệp Nhân Cơ 2, Khu Logistics để đón đầu các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo sau nhôm. |
Những lĩnh vực đang thu hút sự quan tâm của doanh nghiệp như: khai thác bô xít, luyện nhôm; năng lượng gió, năng lượng mặt trời. Việc phát triển các dự án, nhà máy chế biến nông sản gắn với phát triển vùng nguyên liệu cũng đang được nhà đầu tư tìm hiểu.
Ngoài ra, Đắk Nông còn rất nhiều tiềm năng về năng lượng tái tạo, nông nghiệp công nghệ cao, du lịch. Những lĩnh vực nổi trội này chắc chắn sẽ tạo bệ phóng phát triển cho Đắk Nông trong tương lai không xa.
Đắk Nông hiện có 40 dân tộc cùng sinh sống. Trong những năm qua, công tác giảm nghèo được tỉnh triển khai đồng bộ, quyết liệt. Nhiều chính sách về bảo hiểm y tế, hỗ trợ nhà ở, vốn sản xuất... được địa phương triển khai kịp thời.
Ngoài ra, tỉnh Đắk Nông luôn đẩy mạnh lồng ghép các chương trình về đầu tư cơ sở hạ tầng, từng bước làm đổi thay diện mạo nông thôn, nhất là trong vùng đồng bào dân tộc.
Bằng nhiều chương trình, hành động cụ thể, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh giảm qua các năm. Nếu như năm 2020 tỷ lệ hộ nghèo giảm 12,28%, bước sang năm 2021 chỉ còn 11,19%, đến năm 2022 tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm chỉ còn 7,97%.
Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông Hồ Văn Mười thăm Mẹ Liệt sỹ Lê Thị Thư, TP. Gia Nghĩa (Đắk Nông)
Ấn tượng nhất là năm 2023, trong bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội gặp rất nhiều khó khăn, nhưng tỷ lệ giảm nghèo của Đắk Nông vẫn đứng đầu khu vực Tây Nguyên.
Toàn tỉnh giảm nghèo mức 2,79%, riêng giảm nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số đạt 8,1%, vượt 3% so với kế hoạch. Kết quả trên đã đạt và vượt chỉ tiêu Nghị quyết số 13/NQ-TU ngày 16/12/2021 về công tác giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đắk Nông đề ra.
Với phương châm “Không để ai bị bỏ lại phía sau”, thời gian tới, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Đắk Nông tiếp tục thực hiện hiệu quả mục tiêu giảm nghèo giai đoạn 2021-2025.
Tỉnh giảm dần khoảng cách giàu, nghèo giữa các địa phương; hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo mới; hỗ trợ người nghèo vượt lên mức sống tối thiểu.
Đắk Nông phấn đấu bình quân hàng năm giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 3% trở lên, riêng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ giảm từ 5% trở lên theo chuẩn đa chiều giai đoạn 2021-2025.
Từ đây, Đắk Nông phấn đấu trở thành tỉnh trung bình khá vào năm 2025 và tỉnh phát triển khá vào năm 2030 của vùng Tây Nguyên.
Đồng chí HỒ VĂN MƯỜI, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông
Theo Báo Đắk Nông
QTO - Công tác đo đạc, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính trên địa bàn tỉnh Quảng Trị nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho...
QTO - Thực hiện Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 23/7/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc kiểm kê đất đai năm 2024; Quyết định số 817/QĐ-TTg ngày 9/8/2024 của...
QTO - Thời gian qua, công tác quản lý đô thị được thành phố Đông Hà quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện đồng bộ theo quy định pháp luật, từng bước bảo...
QTO - Nhằm nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là giá trị sản phẩm lúa hàng hóa, từ năm 2017, huyện Vĩnh Linh đã khuyến khích, vận động nông...
QTO - Chiều 15/3, tại thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Trị và Ủy ban chính quyền tỉnh Savannakhet (Lào) tổ chức Hội thảo “Khu...
QTO - Nuôi trồng thủy sản là một trong những thế mạnh trong phát triển kinh tế thủy sản của tỉnh. Những năm qua, việc nuôi trồng thủy sản của tỉnh có bước...
QTO - Thời gian qua, thời tiết có sương mù về đêm và sáng sớm, độ ẩm không khí cao đang tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng sâu bệnh phát sinh gây...
QTO - Thời gian qua, huyện Triệu Phong phát triển mạnh việc khai thác, chế biến và nuôi trồng thủy sản. Năm 2023, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản toàn...
QTO - Bà NGUYỄN TRIỀU THƯƠNG, Giám đốc Sở Ngoại vụ trả lời phỏng vấn
QTO - Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP) là một trong những nhiệm vụ quan trọng được các cấp ủy, chính quyền, các ngành, đơn vị quan tâm lãnh...
QTO - Để hình thành những vùng sản xuất nông nghiệp tập trung quy mô lớn, tỉnh Quảng Trị đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX)...
QTO - Hiện nay hoạt động kinh doanh điện năng ở khu vực miền Trung đang gặp khó khăn trong thực hiện điều chỉnh phụ tải điện DR; vận hành các đường dây...