
{title}
{publish}
{head}
(QT) - Cứ mỗi ngày thứ 2 đầu tuần, người ta lại thấy một người đàn ông dân tộc Vân kiều trong bộ quân phục cũ kỹ, đôi dép sờn rách vội vã tạt vào UBND xã Hướng Lập (Hướng Hóa, Quảng Trị) trao đổi công việc với lãnh đạo xã, xong lại tạt vào trạm y tế xã báo cáo tình hình sức khỏe của bà con bản Cuôi và nhận thuốc đem vào bản. Xong xuôi toàn bộ việc công, ông mới ghé vào một quầy tạp hóa mua mắm, muối và các vật dụng cần thiết khác cho vào cái gùi sau lưng rồi tất tả lội ngược dòng Sêbănghiêng để về nhà trước khi trời tối. Ông là Hồ Văn Đản (tên khác là Hồ Văn Tiến hay Ka Ra Ác), 61 tuổi, sống tại bản Cuôi, xã Hướng Lập, huyện Hướng Hóa. Vừa làm công an viên thôn, vừa làm cộng tác viên y tế xã để chăm sóc sức khỏe cho dân bản, lại làm thêm cộng tác viên bảo vệ rừng của Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa. Dù đảm đương nhiều công việc như vậy nhưng chưa khi nào ông than thở một câu mà vẫn luôn hoàn thành tốt công việc của mình. Để hoàn thành tốt công tác bảo vệ rừng, ông tổ chức một đội thanh niên tình nguyện trong bản, thường xuyên tổ chức đi tuần tra, ngăn chặn việc chặt phá cây rừng, khai thác gỗ quý. Ông tâm sự chân tình: “Người dân bản Cuôi ngoài việc làm rẫy, trồng lúa nước thì phải dựa vào rừng, mình mà không bảo vệ rừng thì rừng cũng không nuôi được mình nữa”. Ông còn luôn làm tốt công tác giữ gìn trật tự an ninh trong bản, khéo léo hòa giải các mối bất hòa của thanh niên, để mọi người cùng chí thú làm ăn, phát triển cuộc sống gia đình. Nhờ đó, nhiều năm nay ở bản Cuôi không xảy ra tình trạng mất đoàn kết, gây rối trật tự giữa người dân. Bản Cuôi nằm cách xa trung tâm xã hơn 15 km, lại không có đường giao thông, do vậy, vấn đề sức khỏe của người dân luôn được đặt lên hàng đầu. Ngoài sự nhiệt tình năng nổ của các cán bộ trạm y tế xã, ông Đản cũng đóng góp một phần công sức không nhỏ trong việc điều trị và chăm sóc sức khỏe cho bà con. Đã gần 10 năm nay, tuần nào ông cũng một mình đi ra trạm y tế xã để báo cáo tình hình và nhận thuốc. Trong bản nếu có người đau ốm đột xuất ông lại cùng thanh niên cáng ra tận trạm y tế xã để kịp thời điều trị. Cách đây 5 năm, điểm trường Cuôi được xây dựng, cái chữ theo những người thầy giáo về tận bản, ông Đản là người đầu tiên đi tiên phong trong việc vận động con em của bản theo học cái chữ. Ông kiên quyết cho người con gái mình là em Hồ Thị Khuyên đã hơn 12 tuổi theo học lớp 1. Đến nay ông có 5 người con thì 4 người đều theo học chữ, trong đó em Khuyên đang theo học lớp 5 và được các thầy giáo đánh giá là nhanh nhẹn và sáng dạ. Dẫu cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng ông Đản vẫn cố gắng tạo mọi điều kiện tốt nhất để các con học tập với mong ước con cái mình sẽ học giỏi, sau này về xây dựng bản làng . Đến nay tuổi đã cao, sức khỏe cũng không còn dẻo dai như trước nhưng ông Đản vẫn luôn nỗ lực hoàn thành tốt công việc của mình để xứng đáng là người đảng viên gương mẫu, người cha tốt trong gia đình. MINH HIỂN
Những ngày đầu xuân Ất Tỵ 2025, trên con đường hướng về Khe Sanh miền Tây Quảng Trị, chúng tôi theo nhánh Tây đường Hồ Chí Minh, đi qua xã Hướng Phùng, huyện ...
Trên những bản làng ở đại ngàn miền Tây Quảng Trị, đời sống vật chất, tinh thần của người dân, diện mạo nông thôn mới đang thay da đổi thịt. Có được điều này, ...
Hơn 60 năm theo đuổi niềm đam mê cồng chiêng, nghệ nhân Hồ Song Hào (74 tuổi), ở thôn Xóm Mới, xã Vĩnh Ô, huyện Vĩnh Linh, không chỉ nắm vững kỹ năng và sử ...
Sau một thời gian chuyển vào sinh sống ở khu dân cư Cuôi mới nằm ở khu vực trung tâm xã, hàng chục hộ gia đình ở các thôn, bản thường đối mặt với lũ quét, sạt ...
Trải qua muôn vàn thử thách, cuộc sống người dân xã Hướng Việt, huyện Hướng Hóa, hôm nay đã ấm no, hạnh phúc hơn. Thành quả ấy là sự kết tinh từ giọt mồ hôi ...
Ông Hồ Pen ở thôn A Máy, xã Lìa, huyện Hướng Hóa, năm nay đã bước sang tuổi 92. Ở cái tuổi xưa nay hiếm nhưng ông vẫn rất minh mẫn. Ngoài khả năng biểu diễn ...
Phát huy truyền thống tốt đẹp của những người con mang họ Bác Hồ, có không ít đảng viên đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở dọc dãy Trường Sơn hùng vĩ luôn trăn ...
Đoàn 559 - Bộ đội Trường Sơn là lực lượng hiệp đồng quy mô lớn bao gồm nhiều binh chủng làm nhiệm vụ chiến đấu mở đường, đảm bảo tuyến giao thông huyết mạch và ...
QTO - Cách đây 22 năm, nếu ai đó nói đến chuyện trồng trọt hay lập nghiệp ở vùng Đồng hoang, một vùng đất thấp trũng, hoang hóa, đầy lau sậy và phèn đỏ thì...
QTO - Nhận thức rõ xu hướng tiêu dùng hiện đại và những lợi ích to lớn mà chuyển đổi số (CĐS) mang lại cho sự phát triển bền vững của lĩnh vực thương mại,...
(QT) - Năm 2011 huyện Hải Lăng (Quảng Trị) thực hiện nhiều giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Kết quả GDP tăng 12,6%, trong đó sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp...
(QT) - Ka Tăng là một bản nghèo ở thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị). Từ lâu, ở chốn núi rừng này việc lo đủ cái ăn, cái mặc đã là một chuyện khó chứ đừng nói đến...
(QT) - Có những nghề mà mỗi năm xuất hiện chỉ một lần, đem lại thu nhập khá cao cho người dân vào những ngày giáp tết. Bắt đầu từ trước tết khoảng 10 ngày, những người theo...
(QT) - Năm nay, thời gian nghỉ tết tương đối dài nên dự báo lượng khách về quê ăn tết sẽ tăng lên đáng kể, đặc biệt vào các ngày mồng 4, 6, 8, 10, 12…tháng giêng năm Nhâm Thìn,...
(QT) - Nhằm đảm bảo lịch thời vụ gieo cấy lúa vụ đông xuân của huyện, những ngày này các địa phương vùng trũng huyện Hải Lăng (Quảng Trị) đang tập trung cho công tác tiêu úng....
(QT) - Vụ đông xuân 2011-2012 toàn tỉnh Quảng Trị có kế hoạch gieo cấy 24.203 ha lúa. Theo báo cáo của các địa phương, tính đến ngày 16/1/2012 đã gieo cấy được 16.123 ha lúa,...