Cập nhật:  GMT+7

Kinh tế Israel tổn thất nặng nề do xung đột với Hamas

Tờ The Times of Israel cho biết ngày 25/12, trong tài liệu trình lên Ủy ban Tài chính quốc hội Israel, Bộ Tài chính nước này cho biết chi tiêu quân sự của Israel trong năm 2024 dự kiến tăng thêm 8,3 tỉ USD, lên gần 26 tỷ USD so với mức 17 tỷ USD hồi tháng 5.

Kinh tế Israel tổn thất nặng nề do xung đột với Hamas

Sau chiến dịch tấn công bất ngờ của lực lượng Hamas vào Israel ngày 7/10 khiến 1.200 người thiệt mạng và bắt cóc hàng trăm con tin, quân đội Israel đã đáp trả bằng các đợt không kích vào Dải Gaza, khiến 23.000 người Palestine thiệt mạng, phá hủy phần lớn cơ sở hạ tầng trong khu vực, làm gián đoạn nguồn cung điện, nước, và buộc khoảng 1 triệu người phải sơ tán về phía nam.

Tuy nhiên, không chỉ Gaza, ngay chính Israel cũng đang chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ cuộc xung đột này, đặc biệt là nền kinh tế.

Kể từ khi chiến sự xảy ra, ngành du lịch của nước này gần như đình trệ khi các nước dừng mọi tour du lịch và khuyến cáo công dân tạm dừng đến quốc gia Trung Đông. Một số nước như Mỹ đã ban hành cảnh báo “không đi du lịch đến dải Gaza” và “thận trọng khi đến Israel hoặc Bờ Tây”. Các hãng bay lớn trên thế giới như American Airlines, Delta, Air Canada, Lufthansa, British Airways đồng loạt đình chỉ mọi hoạt động đến và đi từ thành phố Tel Aviv hoặc đưa ra thông báo “sẽ nối lại các tuyến bay khi tình hình ổn định”.

Tomer Bent, người điều hành King David Treasures, một cửa hàng nhỏ trên con phố Ben Yehuda vốn tấp nập của Jerusalem cho biết: “Mọi thứ thực sự ảm đạm khi khách du lịch đến đây rất ít kể từ khi xung đột xảy ra, bất kể là du khách nội địa hay nước ngoài. Những hoạt động náo nhiệt vốn thường xuyên xảy ra trước đây như: đám cưới, tiệc tân gia, các lễ hội khác bỗng dưng hoàn toàn biến mất”.

Không những vậy, hoạt động xây dựng vốn chiếm 14% nền kinh tế Israel đã buộc phải chậm lại đáng kể do thiếu hụt lao động. Mặc dù tình trạng này phần nào được bổ sung bằng sự tham gia của các tình nguyện viên Israel, việc thiếu hụt nguồn công nhân nước ngoài, đặc biệt là một lượng lớn người Palestine, khó có thể bù đắp trong thời gian ngắn.

Israel cũng đang đối diện với tình trạng thiếu hụt một số mặt hàng nhập khẩu do các cuộc tấn công của phiến quân Houthi ở Yemen làm gián đoạn hoạt động vận chuyển qua eo biển Bab el-Mandeb.

Bên cạnh đó, chi tiêu của chính phủ cũng chứng kiến mức tăng đột biến, đặc biệt là các khoản chi dành cho quân sự.

Tờ The Times of Israel cho biết ngày 25-12, trong tài liệu trình lên Ủy ban Tài chính quốc hội Israel, Bộ Tài chính nước này cho biết chi tiêu quân sự của Israel trong năm 2024 dự kiến tăng thêm 8,3 tỉ USD lên gần 26 tỷ USD so với mức 17 tỷ USD đã phê duyệt hồi tháng 5.

Đặc biệt, một trong những động lực chính của nền kinh tế Israel là ngành công nghệ đã bị gián đoạn nghiêm trọng kể từ khi xung đột xảy ra.

Việc chính phủ nước này huy động 350.000 quân nhân dự bị đã khiến hoạt động của nhiều công ty bị gián đoạn. Theo một cuộc khảo sát của Cơ quan Đổi mới Sáng tạo Israel, một lượng lớn đơn đặt hàng đã phải tạm dừng hoặc hủy bỏ do các công ty công nghệ không đủ nguồn nhân lực để đáp ưng nhu cầu. Điều này dẫn đến sự sụt giảm niềm tin từ các nhà đầu tư.

Cơ quan này cũng cho biết, lĩnh vực công nghệ của Israel đã phát triển nhanh chóng trong thập kỷ qua, chiếm gần một nửa tổng kim ngạch xuất khẩu và 1/5 sản lượng kinh tế.

Trong khi đó, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế cho biết xung đột với Hamas sẽ gây ra một đợt suy thoái ngắn nhưng rõ rệt đối với nền kinh tế Israel. Sau sự kiện ngày 7/10, tăng trưởng kinh tế Israel dự đoán giảm xuống còn 1,5%, từ mức tăng 3% trước đó.

Hiện tại, nền kinh tế nước này đang phải đối mặt với một số thách thức như: tình trạng thiếu lao động, sự sụt giảm niềm tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp cũng như sự gia tăng của lạm phát.

Không những vậy, đầu tư nước ngoài vốn đã suy yếu trước đó do những mâu thuẫn giữa phe cánh hữu của Thủ tướng Benjamin Netanyahu và Tòa án Tối cao Israel nay lại càng thêm khó khăn hơn.

Cựu quan chức của Bộ Tài chính Israel Jonathan Katzcho biết: “Với những bất ổn như hiện nay, liệu các nhà đầu tư nước ngoài có dám đặt niềm tin vào lĩnh vực công nghệ cao của Israel, hay chọn những nơi an toàn hơn”.

Để kích thích nền kinh tế đang suy yếu, Ngân hàng Israel đã cắt giảm 1/4 điểm lãi suất, xuống 4,5% vào tuần trước. Đây là lần cắt giảm lãi suất đầu tiên kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát . Thống đốc ngân hàng trung ương Amir Yaron cho biết sẽ có thêm những đợt cắt giảm lãi suất bổ sung nếu mọi thứ chưa thực sự khả quan hơn. Vị chuyên gia này cũng nhấn mạnh về việc cần phải giảm chi tiêu nếu không muốn gánh chịu thêm những áp lực về nợ công và gia tăng tình trạng thâm hụt ngân sách.

Chính phủ Thủ tướng Netanyahu đã thực hiện một số chính sách để giảm bớt tình trạng bất ổn, bao gồm cả việc ổn định đồng shekel của nước này. Bên cạnh đó, Israel đang lên kế hoạch tăng số lượng lao động nước ngoài được phép vào nước này từ mức 50.000 lao động lên 70.000 lao động, nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động đột xuất.

Trong những tuần gần đây, Tel Aviv đã bắt buộc phải rút hàng nghìn binh sĩ khỏi Dải Gaza do những thiệt hại kinh tế khi điều động lượng lớn dự bị.

Luật Anh


Luật Anh

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long