Cập nhật:  GMT+7

Khuyến khích người lao động dân tộc thiểu số đi làm việc ngoại tỉnh

Những năm gần đây, nhận thức về việc làm và giải quyết việc làm của lao động người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Hướng Hóa có sự chuyển biến tích cực. Nhiều lao động đã biết tranh thủ cơ hội đi làm việc ở doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh ở các tỉnh, thành phố trong nước để có thu nhập trang trải cuộc sống gia đình.

Khuyến khích người lao động dân tộc thiểu số đi làm việc ngoại tỉnh

Bà Hồ Thị Cương (thứ 2 phải sang) tự hào kể về con trai Hồ Văn Lợi cho con cháu trong nhà -Ảnh: T.N

Theo số liệu của Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Hướng Hóa, 9 tháng đầu năm 2024, trong số 802 người lao động dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện tìm được việc làm thì có 749 lao động đi làm việc ở các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh ngoại tỉnh, trong đó thị trường lao động các tỉnh, thành miền Nam chiếm đa số.

Gia đình bà Hồ Thị Cương (sinh năm 1972), ở bản Khe Đá, thị trấn Lao Bảo có 5 người con, trong đó có anh Hồ Văn Lợi (sinh năm 1993) vào làm việc ở miền Nam được khoảng 3 năm nay. Anh Lợi làm việc trong một cơ sở sản xuất đá viên ở TP. Hồ Chí Minh.

Sau một thời gian thấy công việc có thu nhập ổn định, nhà máy cần tuyển thêm lao động nên anh giới thiệu cho cháu ruột là Hồ Xuân Thắm (con anh trai) và 2 người anh em trong họ là Hồ Văn Xuyên và Hồ Giang Gun cùng vào đây làm việc. Hiện nay, 4 anh em thuê nhà trọ ở chung và cùng bảo ban, hướng dẫn nhau trong công việc, cuộc sống. Noi gương Lợi, các anh em vào sau đều chăm chỉ lao động, biết tiết kiệm chi tiêu để gửi tiền về cho gia đình nên người thân ở quê rất yên tâm.

Bà Cương cho biết, từ ngày anh Lợi đi làm ở miền Nam thì tiến bộ hẳn. Ngoài việc gửi tiền về hằng tháng để trả góp tiền mua chiếc xe máy SH, Lợi còn gửi cho bà mỗi tháng 1 triệu đồng để chi tiêu sinh hoạt. “Trước đây, Lợi ở nhà đi bốc vác hàng hóa hoặc phụ thợ nề, tiền công được ngày nào tiêu xài ngày nấy chứ không tích lũy được. Bây giờ ngoài nguồn thu từ công việc đan lát, hằng tháng còn có con trai gửi tiền về nên cuộc sống của tôi đỡ vất vả hơn trước nhiều. Tôi càng vui hơn vì con trai mình đang là tấm gương cho anh em, con cháu trong bản noi theo”, bà Cương chia sẻ.

Theo ông Nguyễn Xuân Tiến, cán bộ Văn hóa - Xã hội thị trấn Lao Bảo - người trực tiếp phụ trách công tác lao động việc làm của địa phương, trước đây, do thói quen về phong tục, tập quán sống cộng đồng nên người lao động dân tộc thiểu số thường ngại đi xa, ngại thay đổi mà chỉ quẩn quanh với những công việc gần nhà, đi về trong ngày. Tuy nhiên, một vài năm trở lại đây, thông qua nhiều hình thức tuyên truyền, vận động, kết nối của chính quyền địa phương, Mặt trận và các hội, đoàn thể cùng sự tư vấn của một số đơn vị dịch vụ việc làm, nhiều người đã mạnh dạn đi làm công nhân ở miền Nam. Những lao động này hằng tháng đều gửi tiền về cho người thân, góp phần cải thiện cuộc sống gia đình, từ đó tác động đến nhận thức của những lao động khác ở địa phương.

“Lao động người dân tộc thiểu số vào các tỉnh, thành miền Nam làm việc bên cạnh việc nâng cao thu nhập còn học được nghề, có cơ hội tiếp xúc với xã hội bên ngoài, học hỏi thêm những kiến thức, kỹ năng cần thiết về ý thức kỷ luật trong lao động, kinh nghiệm sản xuất. Từ một vài người đi ban đầu đã kết nối, lan tỏa để ngày càng có nhiều lao động người dân tộc thiểu số mạnh dạn rời quê lên phố làm việc”, ông Tiến cho hay.

Hướng Hóa là huyện miền núi có khoảng 50% dân số là người dân tộc thiểu số. Thời gian qua, tỉ lệ hộ nghèo ở huyện tuy có giảm nhưng chưa thực sự bền vững, nhiều hộ đã thoát nghèo nhưng mức thu nhập vẫn thấp, khả năng tái nghèo cao. Số lượng người trong độ tuổi lao động chưa có việc làm ổn định tương đối cao.

Vì thế, việc hỗ trợ cho người lao động dân tộc thiểu số tiếp cận thuận lợi với các thông tin thị trường lao động, dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm, kết nối việc làm; hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số tìm kiếm được việc làm phù hợp với khả năng, nguyện vọng được cấp ủy, chính quyền, các hội, đoàn thể từ cấp huyện đến cơ sở chú trọng. Điều này vừa tạo thu nhập cho người lao động, vừa đáp ứng yêu cầu phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Hiện nay, tranh thủ các dự án đầu tư trong chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn từ năm 2021 - 2025, Hướng Hóa tập trung ưu tiên nguồn lực thực hiện các chương trình, dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng dân tộc thiểu số, lồng ghép hoạt động tín dụng chính sách xã hội.

Huyện phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh, các công ty tổ chức phiên giao dịch việc làm, ngày hội tư vấn, giới thiệu việc làm lưu động nhằm tuyên truyền, phổ biến để người lao động hiểu hơn chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các chính sách đặc thù trong giải quyết việc làm đối với người lao động là người dân tộc thiểu số.

Địa phương cũng đã tạo điều kiện thuận lợi để hỗ trợ người lao động lập thân, lập nghiệp, trực tiếp trao đổi với doanh nghiệp, đơn vị dịch vụ việc làm, từ đó thay đổi nhận thức, chủ động tìm kiếm, lựa chọn công việc phù hợp với trình độ, khả năng của bản thân cũng như yêu cầu của đơn vị tuyển dụng.

Thủy Ngọc

Tin liên quan:
  • Khuyến khích người lao động dân tộc thiểu số đi làm việc ngoại tỉnh
    Hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số tìm việc làm

    Để giải quyết việc làm cho đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) dân tộc thiểu số (DTTS), những năm qua, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) phối hợp với Tỉnh đoàn và các sở, ngành, địa phương, doanh nghiệp (DN) để định hướng, hỗ trợ thông tin về thị trường việc làm, xuất khẩu lao động, giúp ĐVTN người DTTS có nhiều lựa chọn việc làm để có thu nhập ổn định.

  • Khuyến khích người lao động dân tộc thiểu số đi làm việc ngoại tỉnh
    Đồng bào dân tộc thiểu số từng bước giảm nghèo nhờ xuất khẩu lao động

    Tỉnh Quảng Trị có khoảng 13% đồng bào dân tộc thiểu số, sinh sống chủ yếu ở huyện Hướng Hóa và Đakrông. Thời gian qua, hoạt động đưa người lao động là các thanh niên dân tộc thiểu số đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài được các địa phương, các đơn vị quan tâm triển khai hiệu quả, góp phần tăng thu nhập, giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số.

  • Khuyến khích người lao động dân tộc thiểu số đi làm việc ngoại tỉnh
    Mang cơ hội học nghề, việc làm đến với thanh niên dân tộc thiểu số

    Lần đầu tiên một diễn đàn hướng nghiệp và đào tạo nghề được tổ chức về tận bản làng, nhờ đó, gần 200 thanh niên người dân tộc thiểu số ở huyện Hướng Hóa được tham gia nhiều hoạt động thiết thực như: tư vấn, định hướng nghề nghiệp, trải nghiệm công đoạn thực hiện một số nghề và có cơ hội học nghề miễn phí tại Trung tâm REACH Huế.


Thủy Ngọc

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Đông Hà phát triển nông nghiệp đô thị

Đông Hà phát triển nông nghiệp đô thị
2024-12-13 05:05:00

QTO - Để nâng cao chất lượng, giá trị sản xuất nông nghiệp, thành phố Đông Hà đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả, qua đó tạo động lực thúc đẩy...

Tăng sức hút cho sản phẩm OCOP

Tăng sức hút cho sản phẩm OCOP
2024-10-02 05:25:00

QTO - Trong số các tiêu chí của sản phẩm OCOP, “câu chuyện sản phẩm” được đánh giá là tiêu chí quan trọng, là nét văn hóa đặc trưng của từng địa phương, là...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long