{title}
{publish}
{head}
Bộ tiêu chí, đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP với nhiều tiêu chuẩn khá khắt khe được xem là thử thách lớn đối với chủ thể sản xuất các sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Vì vậy, để khuyến khích, hỗ trợ cho chủ thể tham gia, phát triển sản phẩm OCOP, các cấp, các ngành đã và đang tích cực hỗ trợ hoàn thiện những thủ tục cần thiết, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm để được xếp hạng, công nhận là sản phẩm OCOP cấp tỉnh.
Trồng cây mét làm nguyên liệu sản xuất măng chua giúp gia đình ông Lê Quốc Linh, thôn An Thái, xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ có thêm nguồn thu nhập - Ảnh: T.T
Vườn trồng cây mét của gia đình ông Lê Quốc Linh, thành viên Tổ hợp tác (THT) măng mét An Thái, xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ đến nay đã được hơn 30 năm. Ông Linh cho biết, điểm đặc biệt của cây mét so với các giống tre khác là cho ra mầm măng hầu như quanh năm, trong đó cao điểm là tháng 3-6, công chăm sóc rất ít.
Nhận thấy lợi ích kinh tế của loại cây này, người dân trong thôn đã trồng nhiều, làm nguyên liệu sản xuất măng chua, măng tươi bán ra thị trường. “Trừ hai tháng rét, loại cây này cho ra mầm măng rất nhanh, chỉ 3 năm sau khi trồng là đã có thể thu hoạch. Hiện tại, giá mỗi cân măng chua từ 70.000 - 100.000 đồng, măng tươi làm từ cây mét cũng được thị trường ưa chuộng”, ông Linh chia sẻ.
Mét là cây thuộc họ tre có nhiều tác dụng, là dạng cây lưu gốc nên trồng một lần cho thu hoạch chu kỳ 40-50 năm, không tốn công chăm sóc, thu hoạch luân phiên nhiều lứa trong năm. Từ khi cây còn non, người dân có thể thu hoạch măng bán làm thực phẩm. Cây già có thể làm vật liệu xây dựng, nguyên liệu làm đồ thủ công mỹ nghệ, trang trí các công trình, làm nguyên liệu giấy.
Anh Lê Quốc Lanh, tổ trưởng THT chia sẻ, giống cây này hiện mới chỉ có thôn An Thái trồng, mô hình sắp tới sẽ được nhân rộng cho các xã khác trên địa bàn huyện. “Từ hàng chục năm trước, cây mét đã được người dân thôn An Thái đưa về trồng, mầm măng được sử dụng làm măng chua, cây già thì bán cho người có nhu cầu mua làm lán, hàng rào, rổ, rá... phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày. THT măng mét An Thái có 7 hộ dân tham gia, quy mô sản xuất 3 ha. Năm nay, THT tham gia đánh giá sản phẩm OCOP măng chua An Thái. Chúng tôi mong muốn sản phẩm được công nhận để mở rộng cung ứng ra thị trường”, anh Lanh cho biết thêm.
Năm 2024, các địa phương trong tỉnh đều nỗ lực khuyến khích các chủ thể mới đăng ký tham gia chương trình OCOP. Ở huyện Hải Lăng có các sản phẩm đăng ký mới gồm hạt sen tươi Hải Hưng, hạt sen sấy Hải Hưng của THT sen Hải Hưng (xã Hải Hưng), mướp đắng sấy lạnh và ném lá sấy lạnh của HTX sản xuất, chế biến, kinh doanh dịch vụ nông sản Thuần Việt (xã Hải Dương)... Huyện Đakrông có sản phẩm mật ong của THT nuôi ong ruồi nội địa Trà Phan (xã Mò Ó), sản phẩm dệt thổ cẩm của THT dệt thổ cẩm xã A Bung (xã A Bung)...
Năm nay, huyện Vĩnh Linh có 10 ý tưởng đăng ký mới tham gia chương trình OCOP. Anh Trần Văn Linh, chủ Cơ sở sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu cho biết: “Từ năm 2010 tôi đã sản xuất nấm linh chi đỏ, sản lượng một năm vài tạ, tùy theo nhu cầu thị trường, thị trường tiêu thụ tương đối ổn định, trong đó chủ yếu bán online. Vài năm trở lại đây, năm nào tôi cũng đưa sản phẩm nấm linh chi đỏ tham gia đánh giá sản phẩm OCOP nhưng chưa đạt. Năm nay, chúng tôi quyết tâm hoàn thiện hồ sơ sản phẩm theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn. Đến nay sản phẩm đã có giấy phép đăng ký kinh doanh, có tem truy xuất nguồn gốc, có câu chuyện sản phẩm”.
Qua kết quả khảo sát, đánh giá của Chi cục Phát triển nông thôn (PTNT) cho thấy, hầu hết các ý tưởng sản phẩm phù hợp với tiêu chí của chương trình, có tiềm năng xây dựng và phát triển thành sản phẩm OCOP. Tuy vậy, các sản phẩm mới đa số chỉ mới có các tiêu chí cơ bản như tổ chức sản xuất, bảo hộ nhãn hiệu, sản phẩm mẫu.
Một số sản phẩm hồ sơ minh chứng còn thiếu khá nhiều, một số sản phẩm còn ở dạng ý tưởng, chưa đủ điều kiện để xây dựng và hoàn thiện hồ sơ trong năm 2024.
Theo quy định, ngoài chứng nhận về an toàn vệ sinh thực phẩm, sản phẩm tham gia xếp hạng OCOP phải được nâng cao chất lượng, đạt yêu cầu về mẫu mã bao bì, mã số, mã vạch, tem nhãn..., chỉnh sửa hoàn thiện các nội dung hồ sơ sản phẩm.
Cùng với hỗ trợ phát triển sản phẩm và hướng dẫn cụ thể xây dựng hồ sơ đối với 13 sản phẩm của các địa phương, Chi cục PTNT đã tổ chức tập huấn nâng cao năng lực và nhận thức về chương trình OCOP cho các chủ thể tham gia nhằm hoàn thiện sản phẩm đáp ứng các tiêu chí.
Theo đó, các chủ thể được hướng dẫn các quy định về sở hữu trí tuệ, truy xuất nguồn gốc, ghi nhãn hàng hóa, mã số mã vạch, xây dựng tiêu chuẩn cơ sở, giới thiệu chính sách hỗ trợ nhân rộng ứng dụng khoa học công nghệ.
Hướng dẫn quy trình, thủ tục xây dựng cơ sở đủ điều kiện sản xuất an toàn thực phẩm, quản lý chất lượng sản phẩm, các vấn đề chủ thể thường mắc phải trong quá trình kiểm tra, giám sát...
Đây là một bước quan trọng giúp các chủ thể hiểu được kế hoạch và nội dung chương trình, hình dung được quy trình, nắm được tiêu chí và các nguyên tắc của chương trình, qua đó có cơ sở xây dựng ý tưởng sản phẩm.
Tỉnh xác định sản phẩm OCOP là nội dung quan trọng của tiêu chí phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống người dân trong xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, là nhiệm vụ trọng tâm cần triển khai thực hiện thường xuyên, lâu dài.
Do đó, thời gian tới, các địa phương cần tích cực khuyến khích sự tham gia của các chủ thể thông qua việc chú trọng công tác thông tin tuyên truyền, đặc biệt là thông qua các câu chuyện thành công, điển hình từ thực tiễn. Hướng dẫn các chủ thể phát triển sản phẩm dựa trên thế mạnh, lợi thế về nguyên liệu địa phương như các đặc sản, sản phẩm làng nghề...
Tập trung các giải pháp nâng cao năng lực, sự chủ động của các chủ thể theo hướng hoàn thiện sản phẩm theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, bao bì, nhãn mác gắn với truy xuất nguồn gốc, thương hiệu địa phương và nhãn hiệu hàng hóa.
Bảo Bình
QTO - Thời gian qua, Sở Giao thông vận tải (GTVT) Quảng Trị đã tập trung đầu tư, nâng cấp, sửa chữa hệ thống giao thông, từ đường tỉnh đến đường huyện,...
QTO - Giải quyết việc làm cho người lao động, trong đó có lao động nông thôn được xem là yếu tố quan trọng, giúp thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền...
QTO - Sau gần 6 năm triển khai thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), đến nay toàn tỉnh đã có 138 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP, trong đó có...
QTO - Thời gian qua, dịch bệnh lở mồm long móng trên đàn trâu, bò đã phát sinh và lây lan tại nhiều xã, thị trấn thuộc 2 huyện Hướng Hóa và Đakrông. Hiện...
QTO - Dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm nay cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được nghỉ 4 ngày, từ ngày 31/8 đến hết ngày 3/9. Kỳ nghỉ lễ dài...
QTO - Thời gian qua, trên địa bàn huyện Gio Linh đã xuất hiện nhiều cá nhân, tập thể sản xuất - kinh doanh giỏi, khai thác, tận dụng tốt thế mạnh của địa...
QTO - Những con đường đất đỏ lầy lội được trải nhựa thẳng tắp; du lịch, dịch vụ phát triển, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan,...
QTO - Nhận thấy cây bưởi da xanh phù hợp với thổ nhưỡng của địa phương, cho quả quanh năm, giá bán và đầu ra ổn định, ông Trần Đình Bình ở thôn Thượng...
QTO - Không cam phận nghèo, thời gian qua, nhiều gia đình đoàn viên, thanh niên ở huyện Gio Linh đã quyết tâm vượt qua mọi khó khăn để làm giàu cho mình,...
QTO - Trước đây, một bộ phận phụ nữ huyện Gio Linh quan niệm: “Giàu nghèo có số, cố cũng không xong”. Từ sự tuyên truyền, vận động của cán bộ Hội LHPN...
QTO - Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, mảnh đất Gio Linh ngày càng thay da, đổi thịt. Để vùng quê một thời nghèo khó ngày càng khởi sắc,...
QTO - Không chỉ là một bí thư chi bộ kiêm chủ tịch hội đồng quản trị, giám đốc hợp tác xã (HTX) nhiệt tình, năng động trong các phong trào, hoạt động của...