Cập nhật:  GMT+7

Khởi sắc nơi miền Tây Gio Linh

Những con đường đất đỏ lầy lội được trải nhựa thẳng tắp; du lịch, dịch vụ phát triển, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan, trải nghiệm; đời sống Nhân dân không ngừng được nâng cao... Bức tranh toàn cảnh về các xã miền Tây Gio Linh ngày nay đã trở nên sống động, khởi sắc hơn.

Khởi sắc nơi miền Tây Gio Linh

Giếng cổ Gio An đang thu hút lượng lớn khách du lịch đến tham quan -Ảnh: TTXTDL TỈNH

Nằm ở hướng Tây của huyện, các xã: Hải Thái, Trung Sơn, Gio An, Gio Sơn, Linh Trường, Linh Hải, Phong Bình được nhiều người gọi chung bằng cái tên: miền Tây Gio Linh. Cách đây hơn 50 năm về trước, chiến tranh đi qua để lại nơi đây khung cảnh hoang tàn, đổ nát.

Ở nơi từng được ví như “vùng đất chết” do bom đạn sau chiến tranh, miền Tây Gio Linh hôm nay đang đổi thay, phát triển không ngừng, tiến bước trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa quê hương, đất nước. Thành quả này có được nhờ vào sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự nỗ lực của người dân trong xây dựng cuộc sống cùng sự trợ lực từ các chương trình, đề án trọng điểm về phát triển kinh tế- xã hội, xóa đói giảm nghèo của Đảng, Nhà nước, địa phương...

Được sáp nhập từ 2 xã đặc biệt khó khăn của huyện Gio Linh là Vĩnh Trường và Linh Thượng từ đầu năm 2020, nên Linh Trường cũng là xã phát triển chậm so với mặt bằng chung toàn huyện. Tỉ lệ người đồng bào dân tộc thiểu số toàn xã chiếm 92%. Cuộc sống người dân phụ thuộc nhiều vào sự hỗ trợ của nhà nước, thế nên cái đói, cái nghèo vẫn còn đeo bám. Tuy nhiên, đó là câu chuyện của khoảng 10 năm về trước. Còn xã Linh Trường ở thời điểm hiện tại đã có những đổi thay rất lớn.

Thông qua nguồn vốn đầu tư từ các chương trình như Chương trình phát triển kinh tế vùng gò đồi, miền núi của huyện giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2025; Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới và Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững... cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của xã đã được nâng cấp đáng kể, phục vụ thiết thực cho đời sống của người dân.

Xã Linh Trường đã thực hiện tuyên truyền, vận động, đồng thời lồng ghép một số chính sách của trung ương để kích cầu trong sản xuất nông - lâm nghiệp, ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào chăn nuôi. Nhờ đó, đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế đạt hiệu quả cao như trồng rừng, chăn nuôi gia cầm... góp phần quan trọng trong xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm ổn định, nâng cao đời sống cho người dân.

Xác định cơ sở hạ tầng là yếu tố quan trọng, được ưu tiên hàng đầu trong tiến trình phát triển kinh tế, huyện Gio Linh đã vận dụng các nguồn vốn từ trung ương đến địa phương, sự đóng góp của Nhân dân để tăng cường và phát triển cơ sở hạ tầng. Đến nay, ở miền Tây Gio Linh, hệ thống đường giao thông từ huyện đến xã, đường liên xã đã được xây dựng, sửa chữa. Toàn vùng đã nhựa hóa được 66,5 km, cứng hóa 100% đường huyện và 80% đường xã, thôn. 100% hộ dân có điện sử dụng; trường, lớp học, các trạm y tế, trụ sở làm việc của các xã được xây mới...

Trong sản xuất, với việc thực hiện tốt chủ trương giao đất, giao rừng và có chính sách đầu tư đúng đắn, cây công nghiệp và cây thực phẩm trong khu vực phát triển khá đa dạng. Huyện chú trọng xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung; đẩy mạnh áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật mới, chú trọng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ.

Nhờ đó đến nay, vùng gò đồi và miền núi nơi miền Tây của huyện đã được phủ xanh bởi 3.699 ha cao su tiểu điền; 365 ha hồ tiêu và hơn 17.000 ha rừng.

Chăn nuôi được chuyển đổi từ hình thức nhỏ lẻ, phân tán sang hình thức trang trại, hợp tác xã, tổ hợp tác. Diện tích nuôi thủy sản trong vùng tăng lên 265,89 ha. Ngoài ra, một số mô hình có hiệu quả cao như trồng sâm Bố Chính, trồng rau xà lách xoong tại xã Gio An; trồng ổi lê Đài Loan theo tiêu chuẩn VietGap tại xã Phong Bình... đã mang lại nguồn thu hàng trăm triệu đồng/ha/ năm. Kinh tế ngày càng phát triển, đời sống của người dân được nâng cao đã làm cho bộ mặt nông thôn tại các xã miền Tây Gio Linh ngày càng khởi sắc.

Xã Gio An là một ví dụ điển hình của sự hồi sinh và vươn lên phát triển ấn tượng từ “vùng đất chết”. Tuy diện tích đất không lớn nhưng phát huy các điều kiện tự nhiên thuận lợi, xã Gio An đã tập trung phát triển đa dạng các loại cây trồng như sâm Bố Chính, rau xà lách xoong; đặc biệt là các loại cây công nghiệp cao su, hồ tiêu với diện tích toàn xã đạt lần lượt là 461 ha và 77,3 ha.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, ngành nông nghiệp chiếm 45,1%; thương mại, dịch vụ chiếm 35,1%, công nghiệp xây dựng chiếm 19,8%. Nếu tổng thu nhập bình quân đầu người của xã Gio An vào năm 2016 chỉ đạt 22 triệu đồng/người/năm thì đến năm 2023 đã tăng lên 49,2 triệu đồng/người/năm. Tỉ lệ hộ nghèo giảm còn 5,18%.

Những năm qua, bên cạnh tập trung phát triển cây trồng, vật nuôi, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỉ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và du lịch cũng đã góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế, đảm bảo quốc phòng, an ninh của địa phương.

Khai thác tiềm năng du lịch từ hệ thống giếng cổ quý hiếm tại xã Gio An; lễ hội truyền thống tại các địa phương lân cận, UBND huyện Gio Linh phối hợp với các đơn vị, sở, ngành nghiên cứu, xây dựng các tour du lịch cộng đồng, thu hút nhiều du khách đến tham quan, trải nghiệm.

Chủ tịch UBND huyện Gio Linh Võ Đắc Hóa cho hay: “Người dân các xã miền Tây Gio Linh nay không chỉ lo làm ăn thoát nghèo mà còn nỗ lực vươn lên làm giàu. Thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục tạo mọi điều kiện để giúp chính quyền và Nhân dân vùng đất này phát triển hơn nữa”.

Nam Phương

Tin liên quan:
  • Khởi sắc nơi miền Tây Gio Linh
    Công nghiệp ở Vĩnh Linh ngày càng khởi sắc

    Huyện Vĩnh Linh xác định trong giai đoạn 2021 - 2025 phát triển ngành công nghiệp là một trong những lĩnh vực đột phá đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Thời gian qua, huyện tập trung thực hiện nhiều chủ trương, giải pháp để đẩy mạnh phát triển nhóm ngành này.

  • Khởi sắc nơi miền Tây Gio Linh
    Lên miền Tây Bắc

    Bẵng đi một thời gian khá lâu, nay tôi mới có dịp trở lại miền Tây Bắc- trở lại với Him Lam, Hồng Cúm, Mường Thanh...,nơi mà cách đây 69 năm về trước quân và dân ta đã làm nên một Chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu.


Nam Phương

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Thu nhập cao từ trồng bưởi da xanh

Thu nhập cao từ trồng bưởi da xanh
2024-08-28 05:10:00

QTO - Nhận thấy cây bưởi da xanh phù hợp với thổ nhưỡng của địa phương, cho quả quanh năm, giá bán và đầu ra ổn định, ông Trần Đình Bình ở thôn Thượng...

Tiếp sức thanh niên vùng khó

Tiếp sức thanh niên vùng khó
2024-08-27 14:32:00

QTO - Không cam phận nghèo, thời gian qua, nhiều gia đình đoàn viên, thanh niên ở huyện Gio Linh đã quyết tâm vượt qua mọi khó khăn để làm giàu cho mình,...

Mở đường giúp phụ nữ thoát nghèo

Mở đường giúp phụ nữ thoát nghèo
2024-08-27 05:20:00

QTO - Trước đây, một bộ phận phụ nữ huyện Gio Linh quan niệm: “Giàu nghèo có số, cố cũng không xong”. Từ sự tuyên truyền, vận động của cán bộ Hội LHPN...

Người cán bộ gương mẫu, làm kinh tế giỏi

Người cán bộ gương mẫu, làm kinh tế giỏi
2024-08-27 05:10:00

QTO - Không chỉ là một bí thư chi bộ kiêm chủ tịch hội đồng quản trị, giám đốc hợp tác xã (HTX) nhiệt tình, năng động trong các phong trào, hoạt động của...

“Cố vấn” đặc biệt của bản làng

“Cố vấn” đặc biệt của bản làng
2024-08-24 05:25:00

QTO - Từ trục đường chính dẫn vào Khóm 6, thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa, chúng tôi nhờ Khóm trưởng, Phó Bí thư Chi bộ khóm Hồ Văn Hiếu chở bằng xe máy...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết