Cập nhật:  GMT+7

Khó tiếp cận nguồn vốn nên 5 lĩnh vực ưu tiên chỉ chiếm 2,32% tổng dư nợ cho vay

Theo số liệu của Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh Quảng Trị, tổng dư nợ cho vay toàn tỉnh đến cuối tháng 8/2024 đạt 53.169 tỉ đồng, trong đó cho vay đối với doanh nghiệp đạt 12.826 tỉ đồng, chiếm 24,3% tổng dư nợ cho vay trên địa bàn.

Khó tiếp cận nguồn vốn nên 5 lĩnh vực ưu tiên chỉ chiếm 2,32% tổng dư nợ cho vay

Nhằm tăng khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh, thời gian qua, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh tiếp tục đẩy mạnh triển khai chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, trong đó yêu cầu các tổ chức tín dụng tạo điều kiện để khách hàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng; đăng ký thời gian, địa điểm, nội dung thực hiện hội nghị kết nối ngân hàng - doanh nghiệp để nắm bắt, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc kịp thời cho khách hàng; rà soát đơn giản hóa quy trình cấp và thủ tục cấp tín dụng, áp dụng chuyển đổi số vào quy trình cấp tín dụng, tiết giảm chi phí để giảm lãi suất cho vay. Đến nay, mặt bằng lãi suất cho vay so với cuối năm 2023 giảm 1% - 2%/năm.

Đáng chú ý là hiện nay, lãi suất cho vay ngắn hạn đối với 5 lĩnh vực ưu tiên (cho vay nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ và doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao) có lãi suất cho vay tối đa 4%/năm.

Đây là mức lãi suất thấp nhất kể từ khi Chính phủ cho áp dụng cơ chế ưu đãi này. Tuy nhiên, dư nợ cho vay đối với lĩnh vực này ở Quảng Trị tương đối thấp, đạt 1.235 tỉ đồng, chiếm 2,32% tổng dư nợ, trong đó cho vay nông nghiệp nông thôn 1.161 tỉ đồng, cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa 74 tỉ đồng.

Được biết, để tiếp cận các nguồn vốn vay đối với 5 lĩnh vực nói trên, doanh nghiệp cần đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện thẩm định của ngân hàng về công nghệ sản xuất, chiến lược kinh doanh, nhân công lao động.

Tuy nhiên, phần lớn doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh là doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ nên thiếu tài sản thế chấp, hiệu quả kinh doanh chưa cao, báo cáo tài chính không đảm bảo, thiếu chiến lược kinh doanh dài hạn cũng như phương án kinh doanh khả thi nên khó tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi này.

Mai Lâm

Tin liên quan:
  • Khó tiếp cận nguồn vốn nên 5 lĩnh vực ưu tiên chỉ chiếm 2,32% tổng dư nợ cho vay
    Nguồn vốn vay ưu đãi giúp nông dân ổn định đời sống

    Thời gian qua, nhờ có nguồn vốn vay ưu đãi từ các đơn vị, tổ chức tín dụng trên địa bàn mà nhiều hộ gia đình nông dân trong tỉnh đã có thêm nhiều thuận lợi để đầu tư phát triển sản xuất, từ đó cải thiện điều kiện kinh tế của gia đình.

  • Khó tiếp cận nguồn vốn nên 5 lĩnh vực ưu tiên chỉ chiếm 2,32% tổng dư nợ cho vay
    21 triệu hộ dân được vay vốn ưu đãi

    Chiều nay 14/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (CSXH). Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện HĐQT Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hoàng Nam dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Quảng Trị.

  • Khó tiếp cận nguồn vốn nên 5 lĩnh vực ưu tiên chỉ chiếm 2,32% tổng dư nợ cho vay
    Nguồn vốn vay ưu đãi giúp người lao động có thêm điều kiện phát triển kinh tế

    Hỗ trợ vốn vay ưu đãi để mở rộng quy mô sản xuất, tạo việc làm cho người lao động là mục tiêu lớn nhất của Nghị định 61/2015/NĐ-CP ngày 9/7/2015 và Nghị định 74/2019/NĐ-CP ngày 23/ 9/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 61/2015/NĐ-CP quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm. Tại tỉnh Quảng Trị, nguồn vốn vay này đã tăng cơ hội khởi nghiệp, giúp nhiều gia đình có thêm điều kiện phát triển kinh tế.


Mai Lâm

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long