![](http://c.baoquangtri.vn/dgrs/img/thumb.gif)
{title}
{publish}
{head}
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh tăng cường, trong các ngày từ 7/2 - 9/2, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra mưa lớn diện rộng, gây ngập úng gần 4.000 ha lúa và hơn 300 ha rau màu các loại, nguy cơ ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cây trồng. Trước tình hình này, ngành nông nghiệp, các địa phương và nông dân đang khẩn trương triển khai các giải pháp tiêu úng, chăm sóc cây trồng nhằm giảm thiểu thiệt hại và đảm bảo sản xuất vụ đông xuân.
Xã Hải Định, huyện Hải Lăng huy động máy bơm chạy hết công suất để tiêu úng cứu lúa - Ảnh: L.A
Liên tục mấy ngày nay, ông Lê Văn Tân ở Khóm 4, thị trấn Diên Sanh, huyện Hải Lăng đều có mặt tại đồng ruộng để chờ nước rút. Ông Tân cho biết, do nằm ở vùng ruộng sâu nên từ ngày 8/2, trong diện tích hơn 13 sào lúa đông xuân đang giai đoạn đẻ nhánh của gia đình đã có khoảng 5 sào lúa bị ngập sâu dưới nước.
Mặc dù địa phương, hợp tác xã (HTX) đã tích cực bơm tiêu úng nhưng đến nay mới giảm được nước trên ruộng, cây lúa đã lộ ra sau gần 5 ngày ngập dưới nước. Theo ông Tân, để giúp cây lúa hồi phục, phải chờ 2 - 3 ngày để cây lúa cứng cáp trở lại rồi mới bón phân do toàn bộ lượng phân bón đã trôi theo dòng nước. Những khoảnh ruộng lúa bị chết do thối rễ, ốc bươu vàng ăn thì sẽtỉa dặm lại.
“Vụ đông xuân năm ngoái trên diện tích này tôi thu được hơn 3 tạ lúa khô/ sào, trừ chi phí lãi khoảng 1 triệu đồng/sào. Năm nay sau khi gieo sạ, cây lúa lên đẹp nên tôi cũng hy vọng lắm. Vậy mà trời lại mưa nhiều, cây lúa bị ngập nên cũng mất sức rồi, giờ có cứu lại được thì năng suất cũng giảm”, ông Tân nói.
Còn tại HTX Thiện Tây, xã Hải Định, huyện Hải Lăng, ông Lê Ngọc Trãi cho biết, đến thời điểm này, sau gần 5 ngày, toàn bộ diện tích lúa khoảng 6 sào của ông vẫn đang ngập sâu dưới nước. “Với việc bị ngập úng dài ngày sẽlàm cây lúa bị thối rễ và chết. Chỉ riêng tiền giống lúa, phân bón thì ước tính mỗi sào tôi đã thiệt hại khoảng 500.000 đồng, chưa kể công sức bỏ ra từ cày bừa, phun thuốc, bón phân. Giờ phải gieo lại thì cũng trễ so với thời vụ từ 15 - 20 ngày”, ông Trãi cho hay.
Theo Phó Chủ tịch UBND xã Hải Định Bùi Như Lộc, đợt mưa lớn vừa qua đã làm 560 ha trong tổng số 775 ha lúa toàn xã và 57,7 ha rau màu bị ngập sâu dưới nước từ 0,2 - 0,7 m. Mặc dù địa phương đã huy động toàn bộ 23 trạm bơm với gần 30 máy bơm công suất lớn vận hành hết công suất, chạy liên tục ngày đêm để tiêu úng cứu lúa nhưng đến nay sau gần 5 ngày trôi qua toàn xã vẫn còn khoảng 60 ha lúa và 30 ha rau màu các loại như: ớt, sắn, lạc vẫn đang ngập sâu dưới nước, dự kiến hư hỏng hoàn toàn, ước thiệt hại khoảng 600 triệu đồng.
Nguyên nhân là do hiện đang thời điểm triều cường, mức nước ngoài sông đang cao nên nước rút chậm. Ông Lộc cho biết, với những diện tích lúa bị ngập úng từ 4 - 5 ngày, địa phương đang chỉ đạo các HTX kiểm tra, nếu thấy cây lúa bị thối rễ thì phải gieo lại. Còn đối với diện tích cây rau màu, hiện tại qua kiểm tra sơ bộ, cây bị thối rễ, rụng lá, thiệt hại toàn bộ diện tích 57,7 ha.
Theo ông Lộc, để khắc phục thiệt hại, UBND đã đề xuất huyện Hải Lăng hỗ trợ giống lúa, giống lạc, sắn, ớt để nông dân trồng lại kịp thời vụ. Hỗ trợ thuốc kích thích sinh trưởng, phân bón qua lá để phục hồi diện tích lúa đã ngập úng. Đồng thời đề nghị bố trí kinh phí để khắc phục sạt lở các tuyến đê bao với chiều dài khoảng 3,5 km; nạo vét khơi thông dòng chảy các nhánh sông trên địa bàn để tăng khả năng tiêu thoát úng với chiều dài khoảng 3,7 km.
Vụ đông xuân năm nay toàn tỉnh gieo trồng được hơn 26.000 ha lúa, hơn 16.500 ha rau màu các loại. Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, từ tối ngày 7/2 đến sáng ngày 9/2, trên địa bàn tỉnh có mưa diện rộng, đặc biệt tại các huyện Hải Lăng, Triệu Phong có mưa to đến rất to với lượng mưa trên 130 mm.
Mưa lớn đã gây ngập úng khoảng 4.000 ha lúa đang ở thời kỳ đẻ nhánh. Trong đó, huyện Hải Lăng bị ngập úng nhiều nhất với trên 2.740 ha, Gio Linh 527 ha, Triệu Phong 500 ha... và hơn 300 ha rau màu tại các xã vùng trũng thuộc 2 huyện Hải Lăng và Triệu Phong.
Theo Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Bùi Phước Trang, để giảm thiểu thiệt hại cho lúa và hoa màu bị ngập úng, các địa phương cần tăng cường kiểm tra tình hình ngập úng trên đồng ruộng, bố trí người trực để điều chỉnh kịp thời các cửa phai đóng, mở nước. Huy động tối đa nhân lực và phương tiện để rút ngắn thời gian tiêu úng.
Chủ động phương án hộ đê, gia cố các đoạn đê xung yếu, nâng cao trình các đoạn đê bị tràn; khoanh vùng, gia cố bờ vùng, bờ thửa để tiêu úng phù hợp với điều kiện thực tế. Lưu ý nông dân khi tiêu úng không rút cạn kiệt nước trong ruộng lúa, cần giữ mực nước trong ruộng từ 3 - 5 cm để cây lúa không bị đỗ gãy thân lá, tạo điều kiện cho cây lúa nhanh hồi phục.
Sau khi tiêu úng từ 2 - 3 ngày cần tập trung chăm sóc để cây lúa sớm hồi phục với các biện pháp như: tỉa dặm, bón phân thúc đẻ nhánh; sử dụng các loại phân bón có tác dụng kích thích ra rễ mới, làm giảm ngộ độc phèn, ngộ độc hữu cơ trên ruộng lúa, giúp lúa mau ra rễ mới như: Atonik, KaliHumat, Tora...
Đối với những diện tích rau màu mới trồng cây con có bộ rễ chưa phát triển mạnh thì nên xới xáo nhẹ, phá váng mặt luống giúp cây hồi phục nhanh hơn kết hợp với trồng dặm các cây bị khuyết để đảm bảo mật độ. Đồng thời thường xuyên thăm đồng để kịp thời phát hiện và có giải pháp phòng trừ các đối tượng sâu bệnh gây hại, đặc biệt là ốc bươu vàng, bệnh nghẹt rễ, đạo ôn lá, rầy các loại... Tiếp tục theo dõi diễn biến thời tiết, tình hình nước từ thượng nguồn đổ về để chủ động giải pháp ứng phó.
“Về phía đơn vị, đã tăng cường cán bộ về cơ sở để hướng dẫn nông dân các biện pháp khắc phục, phục hồi các diện tích cây trồng bị ngập úng, đồng thời phối hợp với các địa phương thường xuyên thăm đồng để kiểm tra, phát hiện, thực hiện tốt công tác dự tính, dự báo, chỉ đạo phòng trừ kịp thời các đối tượng sâu bệnh gây hại”, ông Trang cho biết thêm.
Lê An
QTO - Người tôi muốn nói đến trong bài viết này là anh Hồ Đại Nam, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy, nguyên Bí thư...
QTO - Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Gio Linh đã...
QTO - Dự án Khu công nghiệp (KCN) đa ngành Triệu Phú có tổng vốn đầu tư hơn 4.533 tỉ đồng, thực hiện tại các xã Triệu Trạch, Triệu Sơn, Triệu Lăng (nay sáp...
QTO - Xây dựng các mô hình sản xuất sạch, sản phẩm có chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAHP đang được Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị quan tâm thực hiện trên...
QTO - 50 năm sau ngày quê hương giải phóng, Hải Lăng đang về đích huyện nông thôn mới và đặt ra mục tiêu phấn đấu xây dựng huyện trọng điểm công nghiệp của...
QTO - Từ sự chủ động trong sản xuất, thời gian qua, nhiều hộ dân ở xã Vĩnh Hà, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị đã vượt khó, xây dựng các mô hình phát triển...
QTO - Liên tiếp trong các ngày từ 6/2 - 7/2, Chi cục Chăn nuôi và Thú y (CN&TY) Quảng Trị và chính quyền địa phương đã phát hiện 29 con trâu chết tại...
QTO - Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, huyện Hướng Hóa những ngày đầu năm mới 2025 tấp nập người và phương tiện. Qua ghi nhận, hoạt động xuất nhập cảnh, xuất nhập...
QTO - Thôn Bình Mỹ (thôn Bắc Bình cũ), xã Cam Tuyền được biết đến là vùng trồng rau lớn nhất ở huyện Cam Lộ. Với đặc điểm địa bàn nằm trải dài dọc ven sông...
QTO - Sau những ngày nghỉ tết Nguyên đán Ất Tỵ, không khí lao động tại công trường các dự án trọng điểm như Khu Công nghiệp Quảng Trị, Cảng biển Mỹ Thủy,...
QTO - Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của trung ương, của tỉnh, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Hải Lăng đã đoàn kết một lòng, lãnh đạo, chỉ đạo...
QTO - Ngay sau kỳ nghỉ tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, trên công trường cao tốc Vạn Ninh - Cam Lộ, đoạn qua địa bàn tỉnh Quảng Trị, các nhà thầu đã huy động tối...