{title}
{publish}
{head}
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước kết thúc khi tôi tròn mười chín tuổi. Không thể nào quên được cái buổi trưa lịch sử 30/4/1975 ấy, khi Đài Tiếng nói Việt Nam đưa tin cờ Giải phóng đã tung bay trên dinh Độc Lập. Chúng tôi, những chàng lính trẻ hô vang đến khản giọng “Miền Nam được giải phóng rồi! Chiến tranh kết thúc rồi!”. Hai mươi mốt năm đánh trận trường kỳ, rất nhiều máu và mồ hôi dân tộc này đã đổ xuống mới có một ngày huy hoàng như thế.
Thành cổ Quảng Trị nhìn từ trên cao -Ảnh: HOÀNG TÁO
Tôi khóc, bởi nỗi xúc động trào dâng. Tôi khóc, khi nghĩ tới trong ngày vui đại thắng không ít người lính, người dân đã không trở về. Có lẽ vì thế mà sau đó mười năm, khi đã có một độ lùi nhất định, dân tộc điềm tĩnh nhìn lại bấy nhiêu được-mất từ cuộc chiến để biết nén lại những vang vọng khải hoàn và hướng lên cái đích cao cả hơn là hòa hợp, hòa giải, tôi đã viết bài thơ “Bông huệ trắng” như một phác thảo về ước mơ đoàn tụ, khát vọng hòa bình...
Những người lính trở về têm cho mẹ miếng trầu cay/giấc mơ mẹ đỏ tươi từng giọt máu/ những người lính trở về xòe tay trên bếp khói/ giấc mơ mẹ mình đơm óng ả hạt mùa chiêm/ những người lính trở về đánh rạ dọn rơm/ giấc mơ mẹ bay là dòng sữa trắng/ những người lính trở về cười ngượng nghịu/ giấc mơ người bật dậy tiếng oa oa...
Cũng là một người lính ở vào giai đoạn cuối cuộc chiến tranh chống Mỹ nhưng tôi không có hạnh phúc cùng đồng đội ăn bữa cơm chiều ở dinh Độc Lập để ngước nhìn bầu trời Sài Gòn lồng lộng và thấm thía cái rưng rưng tự do xanh quá, mênh mông quá (thơ Hữu Thỉnh) nhưng cũng đủ trĩu lòng khi nghĩ tới cái giá dân tộc này phải trả cho hòa bình.
Hãy đến Quảng Trị vào một ngày nào đó. Dải đất hẹp của dằng dặc khúc ruột miền Trung nắng và mưa đều ấn tượng nhưng có lẽ ấn tượng hơn là những vết tích chiến tranh. Ký ức chiến tranh và khát vọng hòa bình hiện rõ ở đây trong từng ngọn núi dòng sông, trong mỗi địa danh quen thuộc từ đôi bờ Hiền Lương, Bến Hải đến Thành Cổ, Cửa Việt, Cam Lộ, Khe Sanh...và Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn, Đường 9. Cồn Cỏ, đảo thép-đảo ngọc nữa cũng không thể không nhắc tới.
Vì không được phép lãng quên nên chúng ta đã từng nhắc tới nhiều lần những cái tên ấy như là sự tri ân chẳng bao giờ vơi cạn. Ký ức về những tháng năm bi tráng của đất nước trong thế kỷ XX không thể tách rời khỏi Quảng Trị.
Điều thiêng liêng ấy đã được lý giải phần nào từ Lễ hội Vì hòa bình được tổ chức tại Quảng Trị vào tháng 7 năm 2024. Không thể nói khác được, hòa bình là hạnh phúc lớn nhất của một dân tộc, của nhân loại và đó là khát vọng của muôn đời, của muôn người. Cứ nhớ, nhớ thật lâu một câu thơ của Phạm Tiến Duật: Thà ăn muối suốt đời/ Còn hơn là có giặc.
Câu thơ mang khát vọng dân tộc và nhân loại ấy vô cùng giản dị bởi đó là lời nói mộc mạc của một người mẹ Việt Nam. Câu nói ấy, tôi hằng nghĩ nó như một minh triết nhân sinh bật lên từ lam lũ bùn đất, từ bời bời nắng gió, từ ầm ào bão giông và từ tan hoang, đổ vỡ.
Sự đổ vỡ, tan hoang có đâu bằng Thành Cổ Quảng Trị sau chiến tranh tàn khốc, 81 ngày đêm ấy đã đi vào rất nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật. Nghe tin, Điện ảnh Quân đội đang chuẩn bị phim trường cho một dự án lớn mang tên Mưa đỏ.
Tính từ đỏ ấy tôi cũng từng nhắc đến trong một bài thơ viết về Thành Cổ. Rêu cũng đỏ như đã từng là máu...Mưa Thành Cổ cũng đỏ vì nó nhuộm rất nhiều máu của con người. Tôi nghĩ rằng, Thành Cổ nói riêng và Quảng Trị nói chung xứng đáng, rất xứng đáng cho những dự án văn hóa lớn lao. Cái đích của những dự án ấy không gì khác chính là khát vọng hòa bình của dân tộc và nhân loại.
Tham quan Khu di tích đặc biệt quốc gia Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải -Ảnh: H.N.K
Nửa thế kỷ trôi qua đầy ý nghĩa và những bài học dựng nước, giữ nước của con cháu Vua Hùng đã được bổ sung thêm. Sau bản khải hoàn ca lộng lẫy từ đỉnh chiến thắng 30/4/1975 đất nước bước vào những khúc đoạn thăng trầm, phải trải qua những tình thế cảnh huống éo le, có lúc tưởng chừng sắp mất hết. Xin được nói thật lòng, có khi giữa bão giông thế cuộc, giữa tối sáng nhân tình, giữa muôn vàn biến thoái tôi đã nghĩ tới sự “vô ích” của lớp lớp hy sinh và cống hiến.
Nhưng may sao, dân tộc ta đã có một Đảng tiên phong dám nhìn thẳng vào sự thật để gạn đục khơi trong, để vững vàng cầm lái đưa đất nước thoát ra những tình huống hiểm nghèo, từng bước vươn lên gặt hái nhiều thành tựu quan trọng. Và, như một điểm hẹn lịch sử, mùa xuân 2025 là sự khởi đầu cho kỷ nguyên mới-kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.
Đúng như Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh, đấy là kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên giàu mạnh, kỷ nguyên thịnh vượng dưới sự lãnh đạo cầm quyền của đảng cộng sản, xây dựng thành công nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Mọi người dân đều có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, được hỗ trợ phát triển, làm giàu; đóng góp ngày càng nhiều cho hòa bình, ổn định phát triển của khu vực và thế giới, cho hạnh phúc của nhân loại và văn minh toàn cầu này bước vào kỷ nguyên mới- kỷ nguyên vươn mình mạnh mẽ của Việt Nam.
Hạnh phúc của dân tộc ta hiện nay là đã chọn được con đường đi đúng. Đó là con đường giải phóng đất nước thoát khỏi sự xâm lược của thực dân, đế quốc để được độc lập tự do, hòa bình và thống nhất non sông. Đó là quyết tâm xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam yêu dấu. Không có con đường nào khác để đưa đất nước đi đến tương lai tươi sáng ngoài con đường Đảng ta và Bác Hồ đã lựa chọn.
Lịch sử đã, đang và sẽ chứng minh sự đúng đắn đó. Tuy rằng, đích đến vẫn còn xa và con đường dân tộc tiếp tục dấn bước còn muôn vàn gian khó, thách thức trở ngại. Ở đây, cái đáng nói nhất vẫn là ở tầm nhìn xa trông rộng, biết làm yên dân bằng nhân nghĩa, gìn giữ hòa bình với sự mềm dẻo khôn ngoan, dĩ bất biến ứng vạn biến vẫn là bài học chưa bao giờ cũ.
Chúng ta đang được thừa hưởng và kế thừa những giá trị văn hóa truyền thống bất biến của tổ tiên, ông cha để lại. Dẫu rằng, nhân loại đã không còn như xưa khi cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã trở thành hiện thực. Thế giới đã “siêu phẳng” nhưng những xung đột tôn giáo, sắc tộc, lãnh thổ... vẫn còn đó. Chiến tranh vẫn còn xảy ra ở nơi này, nơi khác cùng những nguy cơ lớn hơn đang rình rập dù rằng nhân loại đã bước qua thế kỷ XXI tới hơn hai thập kỷ rồi. Như huyền thoại, dưới hỗ trợ của công nghệ sự kết nối vạn vật, kết nối toàn cầu không còn là giấc mơ viễn vông nữa nhưng nguy cơ chiến tranh và khát vọng hòa bình của nhân loại vẫn còn nguyên vẹn. Các dân tộc hiểu nhau sẽ là cơ hội tốt để cùng chung sống thân thiện với nhau. Nói tới điều này, trong tôi bật dậy hai tiếng giá như...
Giá như những kẻ từng đặt dấu giày viễn chinh lên Việt Nam biết tới văn hóa dựng nước và giữ nước của dân tộc này thì chắc chắn sẽ không có các cuộc đối đầu chấn động thế giới như chúng ta từng biết.
Biết làm sao được, khi lịch sử không tồn tại hai chữ giá như đầy chất trữ tình và nhân văn kia. Nhưng nói đi cũng cần nói lại, nói theo cách của đại thi hào Nguyễn Du trong Truyện Kiều thì Trời còn để có hôm nay/Tan sương đầu ngõ, vén mây giữa trời...Sương đã tan, mây đã vén, lồng lộng cao xanh bát ngát hiện ra. Đối thủ đã trở thành đối tác chiến lược và toàn diện.
Ta hạnh phúc hân hoan bởi có thêm nhiều ánh mắt, nụ cười bè bạn thân thiện. Mới hiểu thêm rằng, yêu thương để sẽ có được nhiều hơn. Tất cả sẽ cùng chiến thắng khi biết đặt niềm tin vào nhau.
Mùa xuân thứ 50 sau đỉnh mốc 30/4/1975 sẽ là mùa xuân của niềm tin và hy vọng. Tin tưởng và hy vọng vào những điều tốt đẹp đang đến, sẽ đến với đất nước ta. Những chuyển động mới trong dựng xây và bảo vệ Tổ quốc, trong mối quan hệ quốc tế chắc chắn sẽ mang lại nhiều điều tốt đẹp cho dân tộc Việt Nam.
Nhựa xuân đang chuyển lên những lộc biếc cỏ cây, những nụ đào mai từ biên cương đến hải đảo, từ các làng mạc phố xá cổ kính đến các thôn bản hồi sinh sau siêu bão như làng Nủ. Tất cả đang phơi phới sắc hương mùa xuân trong cuộc sống chưa dư dả, giàu có mấy nhưng rất yên bình.
Qua giông bão sẽ biết quý hơn ngày trời yên biển lặng, qua chiến tranh càng trân trọng hòa bình. Bài ca sau chiến tranh là hòa bình. Để cho mọi mùa xuân yên bình mãi mãi là mùa xuân đầu tiên mang tên Hạnh Phúc!
Tùy bút Nguyễn Hữu Quý
VOV.VN - VĐV cầu lông số 1 Việt Nam trên BXH thế giới - Lê Đức Phát sẽ thi đấu giải quốc tế ở Thái Lan vào đúng dịp Tết Ất Tỵ.
VOV.VN - Kết quả bóng đá hôm nay 27/1: MU nhọc nhằn có 3 điểm với việc đánh bại Fulham 1-0 trong khi Barca thắng “”không tưởng" Valencia với tỷ số 7-1.
QTO - Nhà thơ Bùi Phan Thảo sinh năm 1963 tại làng Mai Xá, xã Gio Mai, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Anh là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam; hội viên Hội...
QTO - Trời trở lạnh! Khi những cơn gió lạnh mùa đông rít vào kh e cửa làm tê buốt những đồ vật xung quanh, đâu đây lời bài hát “ Tình cha ấm áp như vầng...
QTO - Những ngày cận tết Ất Tỵ - 2025, khắp nơi trên toàn tỉnh, nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương khẩn trương hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị,...
QTO - Không chỉ đối với những người lớn tuổi, ngày nay, thư pháp, một bộ môn nghệ thuật tưởng chừng đã cũ dần chiếm được vị trí nhất định trong lòng giới...
QTO - Mang trong mình nhiều dấu tích của núi lửa và những trầm tích văn hóa độc đáo từ xa xưa, huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) ngày nay đã khai thác...
QTO - Trải qua 143 năm (1802 - 1945), Triều Nguyễn đã để lại nhiều công trình văn hóa có giá trị trên vùng đất Phú Xuân (cố đô Huế ngày nay). Một trong...
QTO - Không hiểu sao, mỗi lần chạm đất Hải Lăng, trong lòng tôi lại vấn vương câu văn đẹp như một bức tranh của nhà văn Nga Ilya Ehrenburg nói về lòng yêu...
QTO - Theo một nghĩa nào đó, vùng quê Vĩnh Linh đã phần nào phản chiếu về mảnh đất Quảng Trị. Viết về Vĩnh Linh có khá nhiều bài thơ hay nhưng đặc biệt có...
QTO - Chuyến hành trình đầy ắp kỷ niệm đã đi vào những sân ga cuối. Năm cũ đã dần cạn tháng cạn ngày. Gió tháng Chạp hanh khô thổi từ phía mặt sông mang...
VOV.VN - Kết quả bóng đá hôm nay 24/1, MU thắng khó tin Rangers với tỷ số 2-1 và tiến sát vòng 1/8 Cúp C2 châu Âu.