Cập nhật:  GMT+7

Hai người tôi yêu quý nhất!

Trời trở lạnh! Khi những cơn gió lạnh mùa đông rít vào kh e cửa làm tê buốt những đồ vật xung quanh, đâu đây lời bài hát “ Tình cha ấm áp như vầng thái dương...” làm lòng tôi cảm thấy lạnh, cái lạnh không phải vì mùa đông rét buốt mà cái lạnh khi nhớ về ba tôi và thầy giáo chủ nhiệm, hai con người đáng kính đối với cuộc đời tôi.

Hai người tôi yêu quý nhất!

Minh họa: LÊ DUY

Tôi sinh ra và lớn lên ở thành phố Huế mộng mơ mặc dù không phải quê ở Huế nhưng tôi vẫn mang trong mình cái vẽ điệu đà của chất Huế. Ngôi trường của tôi là trường Vĩnh Lợi A. Khi được thầy phân công ngồi gần bạn bị khuyết tật tay phải, bạn viết bằng tay trái, cánh tay của bạn cứ hích vào tay tôi làm quyển vở của tôi cứ nhem nhép là vết mực dơ, ngày qua ngày tôi luôn bực tức bạn và giận luôn cả thầy. Đó là ấn tượng đầu tiên của tôi về thầy.

Sau này tôi mới biết vì thấy tôi học văn tốt nên thầy đã bố trí tôi ngồi gần bạn Liên bị khuyết tật ở cổ tay phải, bạn rất thích học văn nên thầy muốn tôi giúp bạn. Ba tôi cũng muốn nhờ thầy rèn cho tôi đức tính chịu khó, nhẫn nại trong mọi công việc nhất là lòng nhân ái...tôi như chợt nhận ra mọi điều.

Từ đó, chúng tôi lớn lên và trưởng thành hơn nhờ vào sự yêu thương dạy dỗ của thầy, tôi càng hiểu và thấy yêu quý thầy nhiều hơn. Với thầy, tôi có thể diễn tả bằng hai từ yêu thương và tận tụy.

Thầy giúp tôi biết cách viết văn hay, giàu cảm xúc, thầy dạy tôi biết yêu thương giúp đỡ bạn khi bạn gặp phải những điều không mong muốn, từng ngày thầy mang đến cho chúng tôi biết bao điều mới lạ. Có những lúc thầy kể cho chúng tôi nghe nhiều câu chuyện về tình người, những tấm gương nghị lực vươn lên trong cuộc sống.

Những bài giảng của thầy dường như đã thấm sâu vào dòng suy nghĩ của tôi, giúp tôi và Liên học càng ngày càng tốt hơn, chúng tôi càng thân thiết hơn. Nhìn những bài văn điểm tốt của tôi làm thầy và ba tôi rất vui, có lần trên chiếc xe “ cà tàng cót két” đó, ba hỏi tôi: Hôm nay con có điều gì vui nhất? Tôi vui vẻ trả lời: Con rất thích được học lớp thầy vì thầy luôn dạy con giống như ba! Thầy và ba đều mong muốn con sau này sẽ là một cô giáo, lúc đó tôi cũng vui vẻ nhận lời nhưng trong lòng vẫn còn lắm mộng mơ thích làm công việc về nghệ thuật hơn.

Thế rồi ngày tháng qua nhanh, gia đình tôi ra quê thành phố Đông Hà để sinh sống và làm việc. Ngày chia tay thầy và lớp tôi khóc nức nở, xa thầy xa các bạn tôi cảm thấy hụt hẫng vô cùng. Lúc đưa tôi và gia đình lên tàu, thầy có tặng tôi cuốn sách “Thép đã tôi thế đấy” và tấm hình tôi và thầy chụp chung các ban với dòng chữ: “Em hãy học thật tốt và lúc nào trở thành cô giáo hãy về thăm thầy nhé!”

Tôi lao vào học hành và ngày đậu vào trường sư phạm đã đến. Ba tôi vẫn thư từ với thầy và luôn quan tâm đến cô học trò cá tính như tôi. Tôi muốn vào thăm thầy nhưng trong lòng muốn ấp ủ sẽ viết câu chuyện hay về tình thầy trò để làm quà tặng thầy.

Vào ngày mùa đông cũng tiết trời se lạnh, tôi cùng ba cầm trên tay cuốn tạp chí Cửa Việt trong đó có bài viết của tôi. Tôi thầm nghĩ thầy sẽ reo mừng lên và ôm tôi vào lòng, bước vào cổng tôi reo lên: Thầy ơi em và ba đến thăm thầy đây!... Không có tiếng trả lời, tôi chạy vào trong nhà, khung cảnh trong nhà làm chân tay tôi bủn rủn, tôi quỵ gối ngồi sụp xuống: Thầy ơi! Chị gái của thầy ở dưới nhà bước lên nói rằng: Thầy mất rồi anh ơi! thầy mất rồi em à!

Tôi lắp bắp: “Sao thầy mất... sao thầy không đợi em về...!?”.Đặt cuốn tạp chí trên bàn thờ nghi ngút khói hương, ba tôi nhòe nước mắt. Thầy bệnh lâu rồi mà thầy dấu mọi người, đó chính là điều thầy không lấy vợ, vì không muốn làm phiền đến ai.

Thầy bị nhiễm chất độc từ mẹ nên thầy rất thương trẻ em bị khiếm khuyết giống thầy. Khi gặp bạn Liên vì thương bạn mà thầy muốn con trở thành người bạn đồng hành giúp Liên học văn tốt. Ngày đưa thầy vào viện, thầy có dặn với chị gái hãy đưa cho tôi cuốn nhật ký, thầy mong tôi sẽ hiểu tất cả.

Tôi hiểu ra tất cả vì sao ba tôi biết bệnh của thầy mà không cho tôi biết, vì cả thầy và ba tôi muốn tôi càng ngày càng trưởng thành hơn, sau này nhất định phải làm nhiều việc có ích cho xã hội. Tôi cầm những tấm hình của thầy và những dòng nhật ký mà nhạt nhòa nước mắt, tôi hứa với thầy và ba nhất định con sẽ làm theo lời thầy và ba dặn. Tôi tạm biệt căn nhà bé nhỏ ấy, nơi đó chứa đựng biết bao nhiêu kỷ niệm của chúng tôi.

Đến hôm nay, tròn sáu năm ba tôi đã đi xa, tôi mất đi hai người đáng quý nhất của tôi trong đời. Mất ba tôi mất đi chỗ dựa tinh thần mà tôi với ba giống như hai người bạn thường trò chuyện cùng nhau. Ba tôi thường truyền đạt cho tôi cách viết văn bởi vì ba tôi cũng là cộng tác viên của báo Quảng Trị. Giờ đây tôi đã là một giáo viên, đúng lúc này vào thời tiết rét buốt này, tôi nhớ về ba và thầy. Thầm cảm ơn cả hai người về những gì tốt đẹp nhất đã dành cho tôi. Đó là biết yêu thương, biết cho đi, biết tha thứ, biết cảm thông và chia sẻ...

Trong những năm tôi đứng trên bục giảng, tôi đã từng gặp những em học sinh khiếm khuyết, nhìn ánh mắt của các em tôi lại nhớ đến bạn Liên và hình ảnh về thầy về những lời của thầy và ba tôi dạy, thúc giục tôi cần phải yêu thương chăm sóc các em nhiều hơn.

“ Biết cho đi yêu thương, nhận lại hạnh phúc” . Tình yêu thương giữa người và người chính là thứ tình cảm thiêng liêng, rất được trân trọng. Ngoài trời mưa vẫn rơi, tôi mong trời mau tạnh để được ngắm hai vì sao sáng trên trời, ánh sáng đó sẽ soi sáng giúp tôi bước tiếp trên con đường mà tôi đã chọn: Nghề cao quý nhất!

Bùi Thị Hải Yến

Tin liên quan:
  • Hai người tôi yêu quý nhất!
    Đông Hà, tình yêu của tôi

    Tôi là một đứa con của Đông Hà sinh ra trong chiến tranh, lớn lên cùng sắn khoai và gian lao, vất vả. Trưởng thành một chút, tôi đã cùng hòa giọng mình vào bản hợp xướng “Đông Hà thành phố tương lai” với muôn nỗi khát khao, ước vọng. Trước những gì tương tự như thế, con người thường lý giải cho mình rằng nó xuất phát từ tình yêu quê nhà.

  • Hai người tôi yêu quý nhất!
    Thầy tôi dạy chữ, dạy người

    Những sinh viên Khoa Ngữ văn Trường Đại học Tổng hợp Huế đã từng được học thầy Nguyễn Đình Thảng, Phó Chủ nhiệm rồi Chủ nhiệm Khoa Ngữ văn, dạy môn Hán văn không ai là không nhớ, không ấn tượng về thầy. Và có lẽ, không ai là không chịu ảnh hưởng ít nhiều của thầy Thảng, thầy dạy tôi những năm 80 của thế kỷ trước. Thầy đã học ở Trung Quốc, ở Đức, sau đó về nước học lớp Văn khóa 8, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (1964 - 1967). Con người thầy hấp thu văn hoá của nhiều nước.


Bùi Thị Hải Yến

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Một thoáng Lý Sơn

Một thoáng Lý Sơn
2025-01-25 05:30:00

QTO - Mang trong mình nhiều dấu tích của núi lửa và những trầm tích văn hóa độc đáo từ xa xưa, huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) ngày nay đã khai thác...

Hải Lăng đất của những dòng sông sử thi

Hải Lăng đất của những dòng sông sử thi
2025-01-24 09:11:00

QTO - Không hiểu sao, mỗi lần chạm đất Hải Lăng, trong lòng tôi lại vấn vương câu văn đẹp như một bức tranh của nhà văn Nga Ilya Ehrenburg nói về lòng yêu...

Vĩnh Linh khúc xạ qua góc nhìn văn nghệ

Vĩnh Linh khúc xạ qua góc nhìn văn nghệ
2025-01-24 09:04:00

QTO - Theo một nghĩa nào đó, vùng quê Vĩnh Linh đã phần nào phản chiếu về mảnh đất Quảng Trị. Viết về Vĩnh Linh có khá nhiều bài thơ hay nhưng đặc biệt có...

Bâng khuâng nhớ Tết

Bâng khuâng nhớ Tết
2025-01-24 09:02:00

QTO - Chuyến hành trình đầy ắp kỷ niệm đã đi vào những sân ga cuối. Năm cũ đã dần cạn tháng cạn ngày. Gió tháng Chạp hanh khô thổi từ phía mặt sông mang...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long