
{title}
{publish}
{head}
VOV.VN - Theo Giám đốc điều hành IMF, cuộc chiến của Nga ở Ukraine là một trong những yếu tố dẫn tới xuống hạng kinh tế ở 143 quốc gia mặc dù kinh tế ở hầu hết những nước này vẫn tiếp tục tăng trưởng.
Ngày 14/4, Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva cảnh báo cuộc khủng hoảng Ukraine đang làm yếu đi các triển vọng kinh tế đối với hầu hết các nước trên thế giới. Bà Georgieva cũng gọi lạm phát cao là mối nguy hiểm rõ ràng và hiện tại đối với nền kinh tế toàn cầu.
Giám đốc điều hành IMF Kristalina Georgieva. (Ảnh: Reuters)
Giám đốc điều hành IMF Georgieva cho biết, cuộc chiến của Nga ở Ukraine là một trong những yếu tố dẫn tới xuống hạng kinh tế ở 143 quốc gia mặc dù kinh tế ở hầu hết những nước này vẫn tiếp tục tăng trưởng. Cuộc khủng hoảng Ukraine cũng làm gián đoạn thương mại toàn cầu về năng lượng và ngũ cốc và đe dọa sẽ gây ra thiếu hụt lương thực ở châu Phi và Trung Đông.
Lạm phát cao đã buộc ngân hàng trung ương các nước phải nâng lãi suất dẫn tới làm chậm tăng trưởng kinh tế và điều này là một trở ngại lớn đối với sự phục hồi của kinh tế toàn cầu sau đại dịch COVID-19. Bà Georgieva kêu gọi một sáng kiến đa phương nhằm tăng cường an ninh lương thực trong bối cảnh giá ngũ cốc và ngô đang gia tăng và nguồn cung ở châu Phi và Trung Đông đang cạn kiệt.
Bà Georgieva cũng kêu gọi thế giới hỗ trợ người dân Ukraine và nhấn mạnh IMF đã chuyển 1,4 tỷ USD để giúp Ukraine trang trải các chi phí tức thì. Quỹ Tiền tệ Quốc tế cũng đang hỗ trợ các nước láng giềng của Ukraine bao gồm Moldova, quốc gia đã tiếp nhận hơn 400.000 người tị nạn từ cuộc khủng hoảng Ukraine./.
PV/VOV-Washington
VOV.VN - Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 xuống còn 2,9%.
Theo IMF, lời đe dọa áp thuế thương mại của ông Donald Trump đang đẩy chi phí vay dài hạn lên cao, làm gia tăng áp lực lên nền kinh tế toàn cầu.
Năm 2023 sẽ là một năm khó khăn đối với nền kinh tế Nga, theo giám đốc điều hành IMF Kristalina Georgieva.
Theo IMF, nỗ lực đảm bảo an ninh nguồn cung và giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc cần được ưu tiên để tránh sự chia rẽ kinh tế toàn cầu.
(Vietnamnet) - Lãnh đạo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo các rủi ro với nền kinh tế toàn cầu do những căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc.
Chính phủ Ukraine và các đồng minh phương tây đang lên kế hoạch cho công cuộc tái thiết đất nước được xem là lớn nhất kể từ Thế chiến thứ hai.
(VietnamNet) - Sáu tháng sau khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, hậu quả của nó đang đặt ra mối đe dọa lớn đối với kinh tế toàn cầu.
(Tin Tức) - Ngày 19/7, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) nhận định việc Nga rút khỏi Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen làm xấu đi triển vọng an ninh lương thực toàn cầu và ...
QTO - Châu Âu đang đối mặt cuộc khủng hoảng nhân lực y tế khi hàng triệu y tá nghỉ hưu, trong khi người trẻ không muốn gia nhập ngành. Bulgaria là điểm...
QTO - Trên thị trường tài chính toàn cầu, từ tiền điện tử đến cổ phiếu đều tăng giá sau thỏa thuận thương mại sơ bộ giữa Mỹ và Anh.
(Tin Tức) - Chủ tịch Ủy ban Khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 13/4 cho biết ủy ban này hoàn toàn nhất trí rằng hiện nay không phải là thời điểm hạ thấp cảnh giác...
(Tin Tức) - Ngày 13/4, ứng cử viên Tổng thống đảng cực hữu của Pháp Marine Le Pen cho biết khi cuộc xung đột hiện nay tại Ukraine kết thúc, bà sẽ đề xuất cải thiện mối quan hệ...
(Tin Tức) - Khi người dân đổ ra đường phố Ai Cập biểu tình vào năm 2011, họ không chỉ lên tiếng yêu cầu tự do và công bằng xã hội mà còn cả… bánh mì. Giá của món ăn phổ biến...
VOV.VN - Ở trong vai trò trung gian, thế giới đang chờ đợi chiến lược của Indonesia để hạ nhiệt tình hình và đưa các phe xung đột gián tiếp ngồi cùng vào bàn hội nghị.
VOV.VN - Các cơ quan cứu trợ quốc tế cho biết Tây Phi đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng lương thực tồi tệ nhất trong lịch sử, do bị ảnh hưởng bởi xung đột, hạn hán và tác...
VOV.VN - Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN ra tuyên bố kêu gọi tất cả các bên và cộng đồng quốc tế nỗ lực tối đa để chấm dứt cuộc giao tranh giữa Nga và Ukraine sau khi có những...