
{title}
{publish}
{head}
Chuyến xe lấm lem dầu mỡ, bùn đất đưa các cư dân miền xuôi đầu tiên lên xây dựng kinh tế mới dừng ở xã Hướng Phùng (huyện Hướng Hóa) trong buổi chiều muộn cách đây tròn 30 năm (năm 1995). Vừa đặt chân xuống bản Doa Cũ (xã Hướng Phùng), nhìn trước, nhìn sau ai ai cũng chỉ thấy hoang vu núi rừng. Lác đác vài ngôi nhà sàn nâu cũ, nghèo khó của đồng bào dân tộc Vân Kiều ảo mờ trong làn sương chiều buốt lạnh...
Anh Văn Ngọc Huy giới thiệu cây cà phê mít - Ảnh: S.H
Bây giờ đã qua tiết Lập xuân nhưng sương sa, giá lạnh vẫn còn giăng mắc khắp miền đất Hướng Phùng, chỉ còn sót lại vài đóa hoa dã quỳ nở muộn. Loài hoa dã quỳ nở vàng như ánh nắng mặt trời mùa đông giấu kín, ấp ủ dưới lòng đất ba dan, phút chốc thăng hoa lên không gian để hòa vào bản giao hưởng hoa rừng, cỏ dại.
Trong dòng ký ức xưa cũ của anh Văn Ngọc Huy (51 tuổi) thì khoảng 4 giờ chiều ngày 22/2/1995, sau hành trình mệt mỏi trên chuyến xe ô tô từ quê nhà lên Khe Sanh, anh cùng với 6 người quê ở xã Hải Phú (huyện Hải Lăng) tiếp tục đoạn đường từ Khe Sanh vào Hướng Phùng với lởm chởm đá hộc, đá dăm, nhão nhoẹt bùn đất... nên phải mất gần buổi chiều mới vào đến nơi.
Việc đầu tiên khi bỏ đồ đạc mang theo xuống đường là anh ngồi xuống để cầm nắm đất bên đường lên xem... Lớp đất mỡ màu, tơi xốp trên tay anh đã nhen nhóm hy vọng về cuộc sống đủ đầy, sung túc ở miền đất mới mà anh cũng như những người dân Hải Phú quyết định chọn làm nơi lập nghiệp. Những ngày bám trụ ở miền đất mới vô cùng gian nan, vất vả.
Cả nhóm phải phát quang lau lách để dựng lán trại. Cứ đêm ngủ, ngày lên đồi phát cây cối, khai hoang đất đai. Lúc ấy, nỗi lo sợ của những người lên vùng kinh tế mới lập nghiệp không phải là đói khổ, thú dữ...mà là sốt rét rừng. Nhiều người bị sốt rét hành hạ, không chịu nổi đành từ bỏ giấc mơ sinh sống ở miền quê mới để trở về quê cũ.
Như anh Văn Ngọc Huy, lúc mới lên đây khoảng 1 năm cũng bị sốt rét đến rụng cả tóc, da bủng xanh như chì...Ai về, ai đi, anh Huy không bận tâm. Anh Huy tự hứa với lòng mình, xã Hướng Phùng chính là quê hương thứ hai của anh. Và anh Huy đã sống tốt ở nơi này...
Bây giờ, gia đình anh Huy có 1 ha cà phê vối; gần 2 ha cà phê chè; 1 ha trồng cỏ chăn nuôi gia súc; 0,15 ha trồng cây ăn trái; gần 1.000 gốc hồ tiêu đang cho thu hoạch; trồng xen canh 200 cây sầu riêng giữa vườn cà phê; cửa hàng bách hóa tổng hợp thuộc loại lớn ở xã Hướng Phùng. Mỗi năm gia đình anh Huy có thu nhập hàng trăm triệu đồng. Cũng bởi gắn bó với mảnh đất này, nên từng ngày tận mắt chứng kiến sự phát triển lên phố thị của xã Hướng Phùng, anh cũng như tất cả người dân xã Hướng Phùng đều vui mừng khó mà nói thành lời.
Còn anh Văn Viết Long (sinh năm 1961) ở thôn Hướng Phú (xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa) cho biết, sự nghèo khó ngày trước chỉ còn là hồi ức để người dân nhớ về, kể lại cho cháu con biết trân trọng sự ấm no, hạnh phúc hôm nay.
Còn nhớ, năm 1996 anh Long cùng một số người dân xã Hải Phú lên bản Cheng (xã Hướng Phùng) với dự định lập nghiệp. Bản Cheng lúc ấy là vùng rừng rậm thâm u. Thú rừng như hươu, nai, thỏ, gà rừng... vào đến tận ngọn đồi phía sau khu lán trại dựng tạm của những người lên xây dựng kinh tế mới nhởn nhơ kiếm ăn mà không mảy may hoảng sợ bóng người.
Nhìn trước, nhìn sau, chỉ thấy lác đác vài căn nhà sàn bạc phếch nắng mưa của đồng bào Vân Kiều nằm nép mình dưới tán cây rừng cổ thụ. Ẩn náu dưới những tán rừng ấy là từng cơn sốt rét rụng tóc, bủng da... dày vò những cư dân miền xuôi vốn không quen chốn “rừng sâu, nước độc”. Ở bản Cheng một thời gian, anh Long quay về quê hương.
Đến năm 1998, một lần nữa anh Long quay lại miền đất Hướng Phùng rồi định cư tại thôn Hướng Phú cho đến tận bây giờ. Những năm đầu tiên lập nghiệp tại thôn Hướng Phú, anh Long phải băng rừng, lội suối vào thị trấn Khe Sanh để mua cây giống cà phê về trồng trên diện tích khoảng 2 ha. Cây cà phê nhanh chóng bén rễ tươi tốt trên mảnh đất Hướng Phú rồi đơm hoa, kết trái.
Nhưng rồi đến khi thu hái cà phê, nhiều hộ dân thôn Hướng Phú phải gánh vài chục cân cà phê lội bộ đoạn đường dài ra chợ Hướng Phùng bán với giá 1 - 2 nghìn đồng/kg. Đó là chuyện của mấy chục năm về trước, còn bây giờ với 3 ha cà phê cho thu hoạch từ 30 - 40 tấn cà phê/năm đem lại cho anh nguồn thu nhập từ 300 - 400 triệu đồng.
Rồi anh Long phấn khởi giới thiệu với tôi về loại cà phê mít, hiện đang bán với giá cao và được trồng khá nhiều trên địa bàn xã Hướng Phùng. Giống cà phê mít được người dân xã Hướng Phùng mua giống từ tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai. Đây là giống lai cho quả to hơn, dễ thu hái hơn so với giống cà phê mít truyền thống tại địa phương. Bình quân một cây cà phê mít cho thu hoạch từ 30 - 50 kg quả tươi tùy theo độ tuổi. Có những cây cà phê mít trên 15 năm tuổi còn cho thu hoạch từ 1- 1,5 tạ quả tươi.
Cây cà phê mít chủ yếu được người dân xã Hướng Phùng trồng để làm bờ bao chắn gió, làm cây che bóng cho vườn cà phê chè, chi phí chăm sóc, bón phân không đáng kể. Một điểm thuận lợi nữa là quả cà phê mít chín tập trung nên dễ dàng trong việc thu hái, chỉ cần trải bạt dưới gốc cây và bắc thang để thu hái đồng loạt. Toàn thôn Hướng Phú hiện có trên 100 hộ trồng cây cà phê mít, trong đó có một số hộ trồng chuyên canh với diện tích từ 1 - 1,5 ha, năng suất thu hoạch bình quân từ 3 - 3,5 tấn quả tươi/hộ.
Như gia đình anh Long có gần 500 gốc cà phê mít từ 5 - 15 năm tuổi trồng xen canh với cây cà phê chè trên diện tích 3 ha. Từ năm 2024 đến nay, giá thu mua cà phê mít tăng cao hơn nhiều năm trước. Cụ thể, năm 2024 chỉ mới đầu mùa thương lái đã tới đặt vấn đề thu mua với giá từ 12.000 - 13.000 đồng/kg, giá quả khô còn lên đến hơn 35.000 đồng/ kg.
Hiện tại, mùa thu hái cà phê mít đang bắt đầu và thương lái đang thu mua với giá 22.000 đồng/kg. Cây cà phê mít là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc, chi phí thấp, chịu hạn tốt, thu hoạch cũng không quá mất công như cây cà phê chè. Mùa vụ thu hoạch cũng là thời điểm thời tiết nắng nóng nên thuận tiện cho việc phơi quả. Nếu giá bán ổn định như hiện nay thì anh Long sẽ tiếp tục trồng thêm cây cà phê mít trong vườn của mình để vừa làm cây che bóng, chắn gió cho cây cà phê chè, vừa có thêm thu nhập ổn định.
Với những người đi theo tiếng gọi của núi rừng lên miền đất Hướng Phùng để xây dựng kinh tế mới đã trải qua mấy chục mùa hoa dã quỳ thắp lên ngọn lửa bằng sắc vàng ấm áp. Và họ đang “thắp lên” ước mơ xây dựng một đô thị Hướng Phùng phồn thịnh, sầm uất giữa rừng xanh, núi thẳm.
Sỹ Hoàng
QTO - Cây dược liệu đóng vai trò quan trọng, là thành phần tạo ra các bài thuốc hữu hiệu trong đông y. Những năm qua, việc đẩy mạnh trồng cây dược liệu...
QTO - Thời gian qua, các địa phương trong tỉnh đã tích cực triển khai nhiều chính sách, giải pháp hỗ trợ nhằm bảo tồn và phát triển những giá trị của nghề...
QTO - Phát huy lợi thế địa bàn thị trấn trung tâm huyện, nằm trên cửa ngõ Hành lang kinh tế Đông - Tây về phía Việt Nam, thời gian qua, thị trấn Khe Sanh,...
QTO - Công trình Điểm thương mại và dịch vụ xã Hải Sơn, huyện Hải Lăng được đầu tư xây dựng với số vốn 4 tỉ đồng nhằm đảm bảo nhu cầu giao thương, buôn bán...
QTO - Phương pháp canh tác hữu cơ có từ lâu đời, có trước khi xuất hiện phương pháp canh tác vô cơ. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển sản xuất, sự xuất...
QTO - Hoạt động đầu tư vào các cụm công nghiệp (CCN) trên địa bàn huyện Vĩnh Linh đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, ảnh hưởng trực tiếp đến sự...
QTO - Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã hình thành 17 cụm công nghiệp (CCN) có tổng diện tích 527,5 ha với số vốn đăng ký là 4.913,3 tỉ đồng. Trong...
QTO - Thời gian qua, các hoạt động đồng hành với thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp được các cấp bộ đoàn trong tỉnh triển khai sâu rộng và mang lại hiệu...
QTO - Sau nhiều năm thi công ì ạch, gây ảnh hưởng đến cuộc sống, sản xuất của người dân, công trình đường Hùng Vương kết nối Hành lang kinh tế Đông - Tây...
QTO - Giá thịt lợn trên thị trường trong tỉnh tăng mạnh thời gian qua ảnh hưởng đến sức mua của người tiêu dùng. Trong quý I năm 2025, có hơn 3 lần giá...
Sau 3 năm đi vào hoạt động với dây chuyền sản xuất hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế, Nhà máy Hiệp Phú VICO Quảng Trị đã có những đóng góp thiết thực cho mục tiêu phát triển bền...
QTO - Thời gian qua, tỉnh Quảng Trị tích cực triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn. Qua đó, góp phần tạo việc làm,...