{title}
{publish}
{head}
Thời gian qua, huyện Hướng Hóa tập trung thực hiện hiệu quả các mục tiêu đổi mới và đột phá trong tăng trưởng kinh tế. Do vậy, chất lượng tăng trưởng được nâng lên, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, môi trường đầu tư, kinh doanh, năng lực cạnh tranh được cải thiện đáng kể.
Người dân đến Trung tâm Thương mại Lao Bảo tham gia chợ Phiên biên giới -Ảnh: N.T.H
Đến nay, nền kinh tế của huyện Hướng Hóa chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phát huy được tiềm năng, lợi thế về du lịch, dịch vụ . Tổng giá trị sản xuất năm 2024 toàn huyện đạt 24.591 tỉ đồng, tăng hơn 50% so với năm 2020.
Trong đó, giá trị sản xuất ngành nông - lâm nghiệp ước đạt 1.462 tỉ đồng, tăng 34,18% so với năm 2020; giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng ước đạt 11.231 tỉ đồng, tăng 32,65% so với năm 2020; giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ ước đạt 11.897 tỉ đồng, tăng 76,4% so với năm 2020.
Ngành thương mại - dịch vụ và ngành công nghiệp - xây dựng đang chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu các ngành kinh tế. Ngành thương mại - dịch vụ chiếm tỉ trọng 48,4%; ngành công nghiệp - xây dựng chiếm tỉ trọng 45,7% và ngành nông - lâm nghiệp chiếm 5,9%.
Ngành nông nghiệp chú trọng đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, bước đầu hình thành vùng sản xuất tập trung, cánh đồng lớn theo hướng công nghệ cao, nâng cao năng suất, chất lượng và sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Nông nghiệp chuyển dịch theo hướng phát triển các cây trồng, vật nuôi có lợi thế, có giá trị kinh tế cao, hình thành được các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp; đã xây dựng nhãn hiệu tập thể cho một số sản phẩm đặc trưng, tiềm năng trên địa bàn huyện.
Tổng số lao động được tạo việc làm mới từ năm 2021 đến nay hơn 7.000 lao động, bình quân mỗi năm tạo việc làm mới cho trên 1.700 lao động; trong đó số người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 500 người. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2024 ước đạt 3.475 tỉ đồng, bình quân giai đoạn 2021-2024 đạt 10.646 tỉ đồng.
Đặc biệt, trong hai năm 2021 và 2022, nền kinh tế huyện Hướng Hóa tăng trưởng đột phá nhờ các dự án thu hút đầu tư điện gió phát triển mạnh trên địa bàn, tổng vốn đầu tư trong 2 năm khoảng hơn 36.000 tỉ đồng. Công tác thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế được chú trọng.
Huyện đẩy mạnh thu hút đầu tư, tập trung thu hút thêm các dự án năng lượng tái tạo; kêu gọi đầu tư khai thác tiềm năng, thế mạnh của Khu Kinh tế - Thương mại đặc biệt Lao Bảo, Hành lang kinh tế Đông - Tây, Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, các cửa khẩu phụ, để thu hút đầu tư và phát triển toàn diện về thương mại, dịch vụ.
Triển khai thực hiện có hiệu quả Hiệp định thương mại biên giới Việt - Lào; Đề án Khu Kinh tế - Thương mại xuyên biên giới Lao Bảo - Densavan; xây dựng dịch vụ logistics xuyên biên giới, gắn liền với định hướng phát triển đô thị Khe Sanh - Lao Bảo. Hỗ trợ hình thành các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ; xây dựng hệ thống chợ đầu mối, chợ nông thôn phù hợp với nhu cầu trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các vùng; xây dựng các điểm dừng nghỉ kết hợp với trưng bày, bán các sản phẩm địa phương. Đồng thời, mở rộng kinh doanh sang các huyện của nước bạn Lào, Thái Lan.
Để khai thác tiềm năng, lợi thế, đưa du lịch từng bước phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương, huyện Hướng Hóa chú trọng thu hút đầu tư Khu du lịch thác Tà Puồng - động Brai; kêu gọi, thu hút đầu tư dự án Khu du lịch sinh thái hồ Tân Độ; Khu du lịch liên vùng Bắc Hướng Hóa (thác Tà Puồng, thác Chênh Vênh, động Co Lum, động Brai, đèo Sa Mù, cánh đồng điện gió Hướng Linh, hồ Tân Độ).
Từng bước xây dựng, nâng cấp các công trình, hạng mục tại Nghĩa trang liệt sĩ huyện Hướng Hóa, Bảo tháp Khe Sanh, Nhà văn hóa truyền thống dân tộc Vân Kiều - Pa Kô huyện thành khu du lịch tâm linh. Phát huy lợi thế của điểm đầu Hành lang kinh tế Đông - Tây, các tuyến đường giao thông quốc gia, đường tỉnh qua địa bàn huyện để phát triển du lịch, dịch vụ vận tải hành khách, hàng hóa, tạo tính kết nối mạnh mẽ dựa trên lợi thế từng vùng trong ngành dịch vụ logistics, thương mại.
Phát huy những kết quả đạt được, năm 2025 huyện Hướng Hóa tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo và ưu tiên mọi nguồn lực để đầu tư phát triển toàn diện kinh tế nông nghiệp, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ; cơ cấu lại đầu tư công theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng thiết yếu, có sức lan tỏa, tạo điều kiện để thu hút xã hội hóa nguồn lực đầu tư của các thành phần kinh tế và các nguồn vốn nước ngoài.
Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để phát triển kinh tế - xã hội gắn với phát triển du lịch, hướng du lịch đi vào khai thác hiệu quả các danh lam, thắng cảnh trên địa bàn và sát thực với đời sống lao động của người dân địa phương.
Thực hiện tốt công tác quản lý quy hoạch; huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển. Quan tâm thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, đào tạo nghề, chuyển đổi nghề nghiệp, giải quyết việc làm cho người lao động, đảm bảo an ninh trật tự, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút đầu tư và phát triển bền vững.
Bố trí nguồn lực hợp lý để đầu tư xây dựng, phát triển hệ thống hạ tầng, nền tảng số; triển khai xây dựng, phát triển và ứng dụng cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu ngành, cơ sở dữ liệu địa phương đồng bộ, liên thông.
Lấy hoàn thiện thể chế, chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo làm đột phá; lấy cơ cấu lại không gian kinh tế, thúc đẩy liên kết vùng, liên kết đô thị - nông thôn và vai trò dẫn dắt của các vùng kinh tế trọng điểm, các đô thị làm nhiệm vụ trọng tâm để phát triển.
Thanh Hải
QTO - Những ngày giáp tết Ất Tỵ 2025 là thời điểm người trồng chuối ở huyện miền núi Hướng Hóa bộn bề với công việc thu hoạch chuối để kịp bán cho thương...
QTO - Quảng Trị là một trong 6 tỉnh được lựa chọn tham gia thí điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát thải (bán tín chỉ các-bon) và quản lý tài chính thỏa...
QTO - Với lợi thế tài nguyên phong phú và bề dày văn hóa, huyện Hải Lăng đang đẩy mạnh chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) nhằm tạo đột phá trong...
QTO - Xác định nông nghiệp là “trụ đỡ” của nền kinh tế, thời gian qua, huyện Vĩnh Linh tiếp tục thực hiện cơ cấu lại cây trồng, vật nuôi; cùng với đó là...
QTO - Vừa qua, chúng tôi có dịp đến tham quan mô hình trồng nấm sò của anh Phạm Văn Quân ở Khu phố 5, phường Đông Thanh, TP. Đông Hà. Anh Quân vừa là cán...
QTO - Không chỉ là những sản phẩm đặc trưng của địa phương, các sản phẩm OCOP còn mang trong mình những câu chuyện khởi nghiệp đầy cảm hứng của những người...
QTO - Năm 2024 được xác định là năm “tăng tốc, bứt phá và về đích” để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Hải...
QTO - Nhờ chủ động vượt khó trong sản xuất, ở khu vực miền núi huyện Vĩnh Linh ngày càng nhiều hộ dân thử nghiệm thành công những cây trồng, vật nuôi mới,...
QTO - Hiện nay, nhiều doanh nghiệp tại các cụm công nghiệp (CCN) trên địa bàn tỉnh Quảng Trị tích cực hoạt động, chấp hành quy định của pháp luật trong sản...
QTO - Đầu năm 2025, chúng tôi có dịp về cảng Mỹ Thủy. Trước khi đến với miền cát trắng nhiều hứa hẹn bứt phá trong tương lai gần, con đường huyết mạch trải...
QTO - Những năm gần đây, sự phát triển của ứng dụng internet, phương thức thanh toán và giải pháp vận chuyển toàn cầu tạo thuận lợi cho thương mại điện tử...