Cập nhật:  GMT+7

Mô hình trồng nấm sò mang lại hiệu quả cao ở phường Đông Thanh

Vừa qua, chúng tôi có dịp đến tham quan mô hình trồng nấm sò của anh Phạm Văn Quân ở Khu phố 5, phường Đông Thanh, TP. Đông Hà. Anh Quân vừa là cán bộ hội nông dân trẻ, nhiệt tình, năng động trong các phong trào phát triển kinh tế và hoạt động của hội, vừa là giám đốc Hợp tác xã (HTX) dịch vụ tổng hợp nông nghiệp Đông Thanh có nhiều đổi mới trong hỗ trợ các thành viên, đưa hoạt động của HTX ngày càng phát triển.

Mô hình trồng nấm sò mang lại hiệu quả cao ở phường Đông Thanh

Anh Phạm Văn Quân (bên phải) trong khu trại trồng nấm sò của gia đình ở phường Đông Thanh, TP. Đông Hà -Ảnh: N.N

Mô hình trồng nấm sò của gia đình anh Quân xây dựng trên diện tích 500 m2, được thiết kế bài bản, lắp hệ thống giàn tưới phun tự động, với 1 máy trộn nguyên liệu và đóng bịch nấm, 1 lò hấp thanh trùng, khử khuẩn và khu sân rộng là nơi xử lý các nguyên liệu để đóng bịch trồng nấm. Theo chia sẻ của anh Quân, năm 2018, anh được tham gia lớp tập huấn về kỹ thuật trồng nấm do Hội Nông dân xã phối hợp tổ chức.

Sau đó, anh cũng nhiều lần được đi tham quan một số mô hình trồng nấm sò có hiệu quả. Qua đó, anh nhận thấy kỹ thuật trồng nấm sò không khó, lại cho hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với một số cây trồng khác nên anh quyết định xây dựng mô hình trồng nấm sò an toàn nhằm phát triển kinh tế, tạo việc làm thường xuyên cho 4 lao động trong gia đình.

Thời gian đầu, anh chỉ đầu tư trồng từ 1.000 - 2.000 phôi nấm với vốn đầu tư khoảng 200 triệu đồng. Tuy nhiên, thấy lượng nấm sản xuất ra không đáp ứng đủ nhu cầu của người mua, lại được giá, anh quyết định mở rộng diện tích, đầu tư trồng bài bản theo quy trình khép kín.

Bằng sự kiên trì, chịu khó, áp dụng tốt khoa học kỹ thuật, đến nay khu trại trồng nấm của anh có gần 60.000 phôi nấm. Bình quân một phôi nấm nặng từ 1-1,2 kg. Trung bình chi phí nguyên liệu mỗi phôi nấm khoảng 8.000 đồng. Thời gian từ đóng bịch nấm đến thời điểm cho thu hoạch khoảng 60 ngày.

Mỗi bịch nấm cho thu hoạch khoảng 6 -12 đợt, mỗi đợt cách nhau 15 - 20 ngày, sản lượng đạt từ 400 g - 500 g nấm/bịch, giá mỗi bịch nấm 15.000 - 20.000 đồng. Sau khi trừ chi phí, mỗi bịch nấm cho lợi nhuận từ 10.000 - 12.000 đồng. Giá nấm giao động từ 50.000 - 80.000 đồng/kg.

Mỗi năm, với 60.000 phôi nấm cho thu hoạch, bán ra, đem lại doanh thu hơn 1,2 tỉ đồng, sau khi trừ các khoản chi phí, cho lợi nhuận hơn 700 triệu đồng/năm. Sản phẩm nấm sò của anh luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, được người tiêu dùng ưa chuộng, sản xuất đến đâu có tư thương thu mua đến đó.

Điều đặc biệt là cứ sau mỗi đợt thu hoạch, gia đình anh Quân tái sử dụng các phôi nấm làm nguyên liệu phối trộn thành phân hữu cơ để trồng các loại rau, màu trên diện tích đất khoảng 750 m2, vừa tận dụng được nguyên liệu tại chỗ sau sản xuất, vừa tạo được nhiều chất dinh dưỡng cho cây trồng, góp phần tăng thu nhập cho gia đình mỗi tháng từ 7-10 triệu đồng, phù hợp với điều kiện sản xuất nông nghiệp nhỏ hẹp ở vùng ven đô thị.

Bên cạnh đó, gia đình anh Quân còn canh tác 2,5 mẫu ruộng lúa với 2 vụ/năm, sau khi trừ chi phí, mỗi vụ thu được từ 60 - 70 triệu đồng. Nhờ làm ăn hiệu quả, cuộc sống gia đình anh Quân ngày càng khá giả, tạo việc làm, thu nhập ổn định quanh năm cho 4 nhân công trong gia đình và những lúc cao điểm thuê thêm từ 3 - 5 lao động thời vụ để hỗ trợ.

Anh Hồ Xuân Huy, Chủ tịch Hội Nông dân phường Đông Thanh, TP. Đông Hà cho biết: Anh Quân là cán bộ hội, tham gia tích cực các hoạt động, phong trào thi đua của hội và địa phương tổ chức; là tấm gương nông dân điển hình trong phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, truyền cảm hứng cho nhiều nông dân học tập, làm theo.

Ngọc Nhân

Tin liên quan:
  • Mô hình trồng nấm sò mang lại hiệu quả cao ở phường Đông Thanh
    Trồng nấm sò cho lợi nhuận cao

    Hiện nay, nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã thành công trong việc phát triển kinh tế với nghề trồng nấm sò. Đầu tư vốn ít, thu hoạch sớm, lợi nhuận cao, thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng là điều kiện thuận lợi để nghề trồng nấm sò phát triển. Gia đình chị Lê Thị Thụy, thôn Đơn Quế, xã Hải Quế, huyện Hải Lăng là một trong số những người thu nhập khá cao từ việc trồng nấm sò trên mùn cưa.


Ngọc Nhân

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Kể chuyện sản phẩm OCOP

Kể chuyện sản phẩm OCOP
2025-01-18 05:55:00

QTO - Không chỉ là những sản phẩm đặc trưng của địa phương, các sản phẩm OCOP còn mang trong mình những câu chuyện khởi nghiệp đầy cảm hứng của những người...

Tăng cường quản lý các cụm công nghiệp

Tăng cường quản lý các cụm công nghiệp
2025-01-13 05:30:00

QTO - Hiện nay, nhiều doanh nghiệp tại các cụm công nghiệp (CCN) trên địa bàn tỉnh Quảng Trị tích cực hoạt động, chấp hành quy định của pháp luật trong sản...

Vươn lên từ miền cát quê hương

Vươn lên từ miền cát quê hương
2025-01-09 05:25:00

QTO - Nhiều vùng đất bời bời cát trắng từng được mệnh danh là “miền đất chết” ở huyện Hải Lăng nay đã biến thành những vùng trồng hoa màu xanh mướt mắt....

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long