
{title}
{publish}
{head}
QTO - Được nhiều người giới thiệu về mô hình cây lâu trầm làm nguyên liệu sản xuất hương của nông dân Nguyễn Hưng Tạo ở xã Vĩnh Thủy, huyện Vĩnh Linh, chúng tôi đã tìm đến khu vườn có diện tích trồng loại cây này lớn nhất tỉnh.
![]() |
Vườn cây lâu trầm được ông Tạo trồng dưới tán cây cao su để làm nguyên liệu sản xuất hương -Ảnh: TÚ LINH |
Trang trại của ông Tạo có rất nhiều loại cây trái, trong đó có diện tích 14 ha cây lâu trầm, có hình dạng như cây sả được trồng dưới tán vườn cao su đang cho khai thác làm nguyên liệu sản xuất hương. Cây lâu trầm phát triển phủ kín hết đất, cỏ dại không lên được. Giống cây này hiện rất hiếm.
Ông Tạo cho biết, cách đây hơn 5 năm, một tiến sĩ dược liệu công tác tại Đại học Tây Nguyên khi sang nghiên cứu cây hương liệu ở Trung Cận Đông thấy người dân nơi đây sản xuất ra những loại hương rất thơm từ một loại cây nhìn rất giống cây hương lâu ở Việt Nam. Vị tiến sĩ liền mua một lọ mầm cây giống về làm vườn thực nghiệm lai ghép mô và tạo giống giữa cây hương lâu với cây làm nhang của vùng Trung Cận Đông, tạo ra giống cây mới đặt tên lâu trầm.
Từ nguồn giống ban đầu này, ông Tạo nhân lên trồng được 14 ha cây lâu trầm nguyên liệu làm nhang, trong đó giành riêng 6 ha để bán giống cho người dân có nhu cầu phát triển. Đặc điểm loại cây lai ghép này rất phù hợp trồng những nơi rập, có bóng cây che, khi cây lên thì phủ kín đất, triệt tiêu luôn cỏ dại xung quanh giúp nhà vườn khỏi tốn công làm cỏ. Mỗi năm, vào thời điểm bắt đầu mùa hè, ông Tạo thu hoạch cây lâu trầm, dùng máy cắt lấy gốc, rễ phơi khô, chuyển vào miền Nam bán cho cơ sở sản xuất hương xuất khẩu với giá 100 nghìn đồng/kg khô nhưng không đủ hàng để cung cấp.
Lâu trầm là giống đơn tính, ra hoa, kết trái, nhưng hạt không bao giờ ươm lên được cây con. Muốn phát triển nhân rộng khi thu hoạch cây lấy gốc, rễ để làm nguyên liệu, còn dùng thân cây cắt ngắn thành nhiều đốt, tối đa là năm đốt tính từ gốc lên để nhân giống. Người làm vườn chỉ cần xới đất theo lối dọc có độ sâu 5 đến 7 cm thả từng đoạn thân cây xuống, lấp đất lại, sau đó vài hôm trên mỗi đoạn mắt giống đó đâm chồi non lên rất mạnh, đẻ ra nhiều nhánh. Cây lâu trầm từ khi trồng đến thu hoạch cần thời gian hai năm, giá trị kinh tế mỗi ha được ông Tạo thu về hơn 300 triệu đồng, không những cao hơn nhiều những cây trồng khác trên cùng đơn vị diện tích đất mà còn rất thuận lợi để phát triển diện rộng vì có thị trường xuất khẩu lớn. Còn diện tích 1,5 ha trồng cây nhang bài truyền thống được trồng ở trang trại dùng làm nguyên liệu sản xuất hương cũng được ông bán giá 45 nghìn đồng/kg bột nguyên liệu.
Biết ông có vườn cây lâu trầm giá trị kinh tế cao, nhiều người đến đặt ông mua giống để phát triển, có chủ trang trại ở Quảng Bình đặt mua ông lượng giống trồng hơn 10 ha; một Công ty cao su ở miền Nam đặt mua 20 ha giống, nhưng ông Tạo chỉ ưu tiên bán giống cho những nông dân, các đơn vị tại quê hương vì số lượng giống có hạn. Ông Tạo muốn sẻ chia giống cây lâu trầm cho người dân Quảng Trị để phát triển kinh tế, làm giàu trên quê hương của mình. Hiện nhiều nông dân sở hữu diện tích cao su tiểu điền rất lớn, nhưng chưa khai thác hết hiệu quả của đất. Dưới tán cây cao su khép kín đất vẫn còn bỏ trống, cây cỏ um tùm. Vì vậy, trồng cây lâu trầm vào những diện tích đất dưới tán cao su là cách làm rất phù hợp vừa khỏi tốn công làm cỏ, vừa có thu nhập và giải quyết được việc làm cho người lao động. Hằng năm, ông Tạo đã sử dụng hàng chục lao động để trồng chăm sóc cây lâu trầm được ông trả công mỗi tháng cao hơn lương công nhân bình thường.
Ngoài cây lâu trầm, trang trại của ông Tạo còn dành ra 6 ha, chia thành 4 khu vực trồng cây ăn trái. Khu thứ nhất trồng mít Mã lai lai Tố nữ không hạt; bưởi da xanh, mận không hạt giống Thái Lan. Khu thứ hai trồng sầu riêng, cam Xã đoài, quýt đường. Khu thứ 3 trồng dâu xanh, dâu trắng giống Thái Lan; cam Xoàn của Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp, cam sành, măng cụt, mít lai sầu riêng. Khu thứ 4 gồm hơn 400 cây quýt đường của Viện cây ăn trái miền Nam. Tất cả khu vực này được ông đầu tư hệ thống tươi tiêu nhỏ giọt bảo đảm vừa cung cấp đủ lượng nước cho cây, vừa sử dụng tiết kiệm được nguồn nước. Cả 4 khu cây ăn trái của ông Tạo đều cho thu hoạch 5 đến 6 năm nay với chất lượng quả khiến người tiêu thụ rất khó quên.
Ông Tạo cho biết, ông đã đi thăm trang trại khắp đất nước Việt Nam và Thái Lan để học hỏi kinh nghiệm chọn giống cây ăn trái của mình. Chính giống cây đã quyết định sự thành công rất lớn cho trang trại. Nhìn khu vườn được đầu tư, chăm sóc bài bản này mới hiểu được mồ hôi, công sức, tiền bạc ông đã đầu tư vào rất lớn để có được thành quả như hôm nay. Ông Võ Đức Diện, Bí thư Đảng ủy xã Vĩnh Thủy cho biết, địa phương này có nhiều mô hình trang trại lớn, nhưng trang trại của ông Tạo có nhiều giống cây chất lượng, khác biệt, có giá trị kinh tế cao.
Hiện Trung tâm Khuyến nông tỉnh và các lâm trường đang phát triển mô hình cây lâu trầm như ông Tạo để làm nguyên liệu sản xuất hương xuất khẩu. Tỉnh Quảng Trị cũng xem đây vừa là hướng phát triển kinh tế hộ gia đình phù hợp, vừa tận dụng khoảng trống đất dưới tán rừng và tán vườn cao su để giúp người dân có việc làm, tăng thu nhập.
Tú Linh
Đến thăm vườn cây ăn quả của ông Lê Hồng ở thôn Hòa Bình, xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Linh chúng tôi mới cảm nhận được ý chí và nghị lực vươn lên phát triển kinh ...
Nhận thấy những giá trị kinh tế mà cây đót mang lại, nên thay vì phải vất vả lên rừng lấy đót mang về bán cho các thương lái như trước đây, một số người dân ...
Nhằm đa dạng các loại cây dược liệu, hướng đến xây dựng địa phương trở thành trung tâm dược liệu của tỉnh, thời gian qua, huyện Cam Lộ đã đưa nhiều loại cây ...
Tháng 11/2022, vườn ươm giống cây cao su RRIV 209 quy mô gần 2 ha của Cơ sở giống cây trồng Đức Phúc do anh Trần Xuân Đức (sinh năm 1989) và anh Phan Văn Dân ...
UBND huyện Hướng Hóa vừa ban hành kế hoạch hỗ trợ xây dựng mô hình trồng cây mắc ca phân tán làm cây che bóng, làm đường bao chắn gió và cải tạo vườn tạp trên ...
Toàn tỉnh Quảng Trị hiện có gần 2.950 ha rừng trẩu, tập trung chủ yếu ở 2 huyện Hướng Hóa và Đakrông. Đây là loại cây đa tác dụng, vừa sinh trưởng nhanh, vừa ...
Anh Võ Long Thành sinh năm 1992, ở Khu phố 6, thị trấn Hồ Xá, huyện Vĩnh Linh. Năm 2018, anh quyết tâm khởi nghiệp bằng hướng đi ít người trẻ lựa chọn, đó là ...
Năm 2023, được sự hỗ trợ của Trung tâm khuyến nông (TTKN) quốc gia, TTKN tỉnh phối hợp với Trạm Khuyến nông liên huyện Vĩnh Linh - đảo Cồn Cỏ xây dựng mô hình ...
QTO - Đây là quan điểm Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN-MT) Đỗ Đức Duy đưa ra để thực hiện các mục tiêu tăng trưởng của ngành nông nghiệp trong 6...
QTO - Xã Cửa Việt sau khi sáp nhập đơn vị hành chính từ các xã Gio Mai, Gio Hải và thị trấn Cửa Việt có tổng diện tích tự nhiên khoảng 50,97...
QTO - Dự án Đường tránh phía Đông TP. Đông Hà (nay là phường Đông Hà và phường Nam Đông Hà) dự kiến hoàn thành năm 2024 nhưng do vướng mặt bằng nên được...
QTO - Sau ba mùa tổ chức, cuộc thi Khởi nghiệp sáng tạo do Tỉnh đoàn Quảng Trị tổ chức đã thực sự trở thành một phong trào lan tỏa trong giới trẻ, vượt ra...
QTO - Thời gian qua, lực lượng biên phòng tại Cửa khẩu quốc tế ChaLo, tỉnh Quảng Trị đã triển khai đồng bộ các giải pháp để tạo thuận lợi cho hoạt động...
QTO - Nắm bắt được nhu cầu người dân, bám sát điều kiện thực tế của từng vùng miền, thời gian qua, các hợp tác xã, tổ hợp tác tại khu vực miền núi đã trở...
QTO - Trong bối cảnh đô thị hóa, không ít người trẻ chọn ly hương, câu chuyện của những người “quay về” làm giàu từ chính mảnh đất quê hương đã trở thành...
QTO - Là Phân xưởng trưởng Phân xưởng bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa, Uỷ viên Ban Chấp hành Chi bộ 3, Công ty Cổ phần gỗ MDF VRG - Quảng Trị, thời gian qua...