Cập nhật:  GMT+7

Hồi sinh từ tình yêu thương

Từng lâm trọng bệnh nhưng tình yêu thương và giúp đỡ của mọi người đã trở thành một trong những liều thuốc quý giá giúp thầy Cáp Xuân Hòa lấy lại sức khỏe, niềm tin để vượt qua bệnh tật. Tri ân những tấm lòng đó, thời gian qua, thầy Hòa luôn sống hết mình và tiếp tục gieo tình yêu thương để giúp đỡ, sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn.

Hồi sinh từ tình yêu thương

Thầy Hòa chia sẻ những trải nghiệm của mình trong chương trình “Nhà giáo truyền cảm hứng” - Ảnh: T.L

Làm phụ hồ để theo đuổi ước mơ

Từ huyện miền núi Hướng Hóa, thầy Cáp Xuân Hòa, chuyên viên Phòng GD&ĐT huyện Hướng Hóa đã vượt đường sá xa xôi về TP. Đông Hà tham dự chương trình “Giáo viên truyền cảm hứng”. Từng một thời đứng lớp, thầy Hòa hiểu sâu sắc vai trò truyền cảm hứng của giáo viên.

Một người thầy truyền cảm hứng có thể thay đổi thế giới vì họ không chỉ dạy mà còn dẫn lối cho thế hệ tương lai. Thầy Hòa nói: “Tôi vẫn luôn ước mong được truyền cảm hứng cho mọi người. Vì thế, tôi tự nhủ mình phải nỗ lực sống đẹp, không ngừng trau dồi, học tập”.

Từ trước đến nay, thầy Hòa chưa bao giờ dám nhận mình là giáo viên truyền cảm hứng. Đối với thầy, đó chính là đích đến. Dẫu vậy, với nhiều người, câu chuyện cuộc đời thầy Hòa lại rất truyền cảm hứng. Sinh ra, lớn lên trong một gia đình thuần nông đông con ở xã Linh Hải, huyện Gio Linh, thầy Hòa sớm nếm trải mùi vị của sự nghèo khó.

Quanh năm gieo giọt mồ hôi nhưng ba mẹ thầy không thể lo nổi cho 7 người con ăn học. Mỗi lần thấy một đứa con buộc phải nghỉ học, ông bà như khóc trong lòng. “Sau khi tốt nghiệp THPT, tôi thi đỗ đại học. Tuy nhiên, hoàn cảnh khó khăn ngăn bước tôi đến giảng đường. Vì thế, tôi đành gác lại giấc mơ, vào Gia Lai làm phụ hồ”, thầy Hòa kể.

Trong tháng ngày xa quê, thầy nếm trải những vất vả mà bản thân chưa từng gặp. Ngày lao lực làm việc, đêm đến, thầy lại vùi đầu vào sách vở. Nhờ thế, qua 2 năm miệt mài, thầy Hòa vừa giữ được nền tảng kiến thức, vừa có thêm khoản tiền phụ giúp ba mẹ nuôi các em và tiết kiệm cho bản thân.

Sau này, khi bước chân vào Trường Đại học Sư phạm Huế, chính khoản tiết kiệm đã giúp thầy được nhập học. Khác một số bạn, ngay từ sinh viên năm nhất, thầy Hòa đã ấp ủ dự định về quê dạy học. Vì thế, sau ngày tốt nghiệp, dẫu nhiều cơ hội mở ra nhưng thầy giữ vững một lựa chọn.

“Tôi mong muốn tiếp sức cho những học sinh khó khăn ở quê hương để không em nào phải vất vả như mình”, thầy Hòa nói.

Hồi sinh từ tình yêu thương

Thầy Hòa trong một chuyến thiện nguyện mang xuân yêu thương đến với người dân vùng cao - Ảnh: T.L

Từ suy nghĩ ấy nên khi nhận quyết định đến công tác tại Trường THCS A Túc, một ngôi trường vùng cao mà mình chưa từng biết, thầy Hòa vẫn hăm hở lên đường. Chờ đợi người giáo viên trẻ giàu nhiệt huyết chính là những khó khăn của công việc gieo chữ nơi non ngàn.

Ngày đầu vào trường nhận công tác, ngồi trên chiếc xe thuê, thầy cứ cảm giác như đang cưỡi con ngựa bất kham. Đến nơi, chiếc áo của thầy Hòa chuyển sang màu đỏ quạch của bụi. Tuy nhiên, đó chỉ mới là thử thách ban đầu, nối tiếp nó là muôn vàn khó khăn mà không giấy bút nào kể hết.

Vậy nhưng, suốt 10 năm, thầy Hòa vẫn nhiệt tâm, nhiệt tình với công việc. Có thời điểm, ban ngày, thầy dạy cho học sinh ở trường, tối đến lại lên lớp xóa mù chữ cho bà con người Vân Kiều, Pa Kô.

Vượt qua bạo bệnh

Đầu năm 2010, thầy Hòa được điều động đến công tác tại Phòng GD&ĐT huyện Hướng Hóa. Dẫu bịn rịn chia tay nhưng nhiều người mừng cho thầy. Bởi, mọi người đều tin, từ đây thầy Hòa sẽ có cơ hội để phát triển, cống hiến nhiều hơn. Thế nhưng, vốn dĩ không ai có thể biết trước tương lai. Chỉ vài năm sau khi ra Phòng GD&ĐT huyện công tác, thầy Hòa được phát hiện mắc bệnh suy thận.

Theo dòng trò chuyện, thầy Hòa kể, căn bệnh suy thận đến một cách vội vã khiến bản thân không khỏi bàng hoàng. Năm 2013, sau đợt đi hiến máu tình nguyện, thầy cảm thấy hay chóng mặt, nhức đầu, da xanh xao... Ban đầu, thầy chỉ nghĩ đây là biểu hiện bình thường sau khi hiến máu. Thế nhưng, chỉ một thời gian ngắn sau đó, các triệu chứng tăng nặng.

Khi vào bệnh viện, các bác sĩ kết luận thầy Hòa đã bị suy thận mạn giai đoạn cuối. Nếu không được mổ cầu, chạy thận hằng tuần, thầy khó giữ được tính mạng. Để giải quyết triệt để căn bệnh, cách duy nhất là phải ghép thận với chi phí hơn 1 tỉ đồng.

Biến cố ập đến quá nhanh khiến thầy Hòa không kịp trở tay. Bấy giờ, vợ thầy đang là nhân viên hợp đồng ở UBND xã A Túc. Người con đầu lòng còn quá nhỏ. Cả gia đình vẫn đang thuê trọ. Nhìn vợ hao mòn vì lo lắng, thầy Hòa tự nhủ mình phải vượt qua bạo bệnh để lấy lại bình yên cho gia đình.

Suy nghĩ ấy khiến thầy bình tĩnh hơn khi đối diện với căn bệnh và sự suy kiệt về cả thể xác, tinh thần lẫn... tiền bạc. Hằng tuần, thầy Hòa duy trì đều đặn 2 đến 3 chuyến vào Bệnh viện Trung ương Huế hoặc về Bệnh viện Đa khoa tỉnh để chạy thận. Trong thời gian ấy, thầy vẫn cố gắng sắp xếp, hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Nhắc đến những ngày tháng sóng gió, thầy Hòa chia sẻ, có hai thứ đã giúp nâng mình dậy chính là tinh thần lạc quan và tình yêu thương của mọi người. Dù mang trọng bệnh nhưng bao giờ thầy cũng nhìn nhận mọi điều ở chiều hướng tích cực nhất. Thậm chí, thầy còn là “nhà tâm lý”, “tư vấn viên” cho những bệnh nhân khác.

Sự lạc quan ấy đã giúp thầy Hòa kéo dài khoảng thời gian “cầm cự” với căn bệnh để rồi có cơ hội ghép thận.

“Dù có tiền nhưng nhiều bệnh nhân vẫn không thể ghép thận hoặc được ghép thận thành công. Vì thế, tôi vẫn cho rằng mình là người may mắn. Nhờ nỗ lực của bản thân, gia đình và sự quan tâm, hỗ trợ của những tấm lòng nhân ái, trong đó có cán bộ, giáo viên ở vùng cao Hướng Hóa, tôi đã có cơ hội ghép thận. Hôm tỉnh dậy sau ca phẫu thuật, rồi thấy mình dần khỏe hơn, tôi cứ nghĩ là đang mơ”, thầy Hòa kể.

Trả nghĩa cuộc đời

Trong những cuộc trò chuyện, thầy Cáp Xuân Hòa vẫn luôn khẳng định với mọi người rằng: Mình được hồi sinh từ tinh thần lạc quan và tình yêu thương. Đó cũng chính là lý do thầy không bao giờ cho phép những nhịp đập yêu thương dừng lại trong trái tim. Là chuyên viên Phòng GD&ĐT huyện Hướng Hóa, thầy luôn nỗ lực hết sức để hoàn thành tốt công việc.

Thầy Hòa chú ý tìm hiểu những khó khăn, vướng mắc và điểm còn tồn tại, hạn chế trong hoạt động ở các trường vùng cao để chia sẻ, chỉ rõ, hướng dẫn cho cán bộ, giáo viên khắc phục. Bao giờ cũng vậy, hầu hết những người đối diện đều có cảm giác yên tâm, được truyền lửa từ thầy Hòa.

Hồi sinh từ tình yêu thương

Thầy Hòa (thứ hai từ trái sang) kết nối nhà hảo tâm giúp một hộ dân ở xã Thanh, huyện Hướng Hóa, có căn nhà mới - Ảnh: T.L

Để nâng cao hơn nữa hiệu quả công việc, thầy Hòa luôn nhắc nhủ bản thân không ngừng học tập. Vì lẽ đó, mỗi lần nghe thông tin về các chương trình, hoạt động hay, thầy đều cố gắng thu xếp thời gian, công việc để tham gia. Thầy chia sẻ, khi thấy mình góp mặt tại các chương trình, một số người thường ngạc nhiên, đặt ra những câu hỏi.

Tuy nhiên, chỉ những ai thực sự thân thiết mới biết, mong muốn được trau dồi và học tập luôn thường trực trong thầy. “Là một người làm giáo dục, cũng như nhiều đồng nghiệp, tôi nhận thức rằng, sự học là không bao giờ dừng lại. Vì thế, tôi vẫn luôn nỗ lực để học tập, trau dồi. Tôi luôn mong muốn trở thành một phiên bản tốt hơn”, thầy Hòa lý giải.

Xuất phát điểm từ khó khăn, từng trải qua những thử thách khắc nghiệt của bệnh tật, thầy Hòa càng yêu thêm cuộc sống. Tình yêu ấy được thầy cụ thể hóa bằng những hành động tri ân, trả nghĩa cuộc đời. Ở vị trí công tác, nhiều năm nay, thầy đã trở thành một nhịp cầu nối nhà hảo tâm với các học sinh, người dân có hoàn cảnh khó khăn.

Mới đây nhất, thầy vừa kết nối nhà hảo tâm giúp xây dựng 2 căn nhà tình nghĩa ở xã Thanh và xã Hướng Lập; sơn lại một số điểm trường; tặng nhiều áo quần cho người dân... Mỗi lần thành công trong việc kết nối, thầy vui như chính mình được nhận quà.

Chuyện trò về tháng ngày đã qua, thầy Hòa không giấu hết sự xúc động. Thầy khẳng định, mình thực sự may mắn bởi được “sinh ra lần nữa”. Vì thế, thầy Hòa luôn tự nhủ sẽ sống, cống hiến bằng tất cả sự chăm chỉ và tình yêu thương.

Dù tự nhận mình còn nhỏ bé, khiêm tốn nhưng thầy Hòa vẫn luôn muốn truyền cảm hứng cho mọi người bằng chính câu chuyện và những việc làm ý nghĩa.

Bởi, thầy biết ngoài kia, vẫn còn nhiều hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, những phận người không may mắn đang vật lộn với đói nghèo, bệnh tật... Trong khoảnh khắc nào đó, một lời động viên hay câu chuyện truyền cảm hứng dù là giản dị nhất cũng có thể đủ để giúp họ cứu vớt cả cuộc đời.

Tây Long

Tin liên quan:
  • Hồi sinh từ tình yêu thương
    “Chữa lành” bằng tình yêu thương

    Từ Hàn Quốc, một nhóm tình nguyện viên gồm 9 bạn trẻ đã đến Quảng Trị để cắt tóc, làm đẹp cho các phụ huynh, trẻ em khuyết tật. Tuy giản dị nhưng hành động ấm áp của họ đã góp phần sưởi ấm trái tim, giúp xoa dịu nỗi đau của những người không may mắn.

  • Hồi sinh từ tình yêu thương
    Hành trình ấm tình yêu thương

    Ở tuổi 24 với rất nhiều ước mơ, hoài bão, căn bệnh ung thư giống như “án tử” đối với chị Nguyễn Thị Thương, trú tại thôn Tân Đức, xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong. Biết mình không còn nhiều ngày để sống, chị Thương đã dùng quãng thời gian quý giá cuối cùng để làm việc thiện. Trên hành trình ấm tình yêu thương, chị cảm thấy như được “chữa lành”.


Tây Long

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Đưa bệnh nhân trở về từ “cửa tử”

Đưa bệnh nhân trở về từ “cửa tử”
2025-01-04 05:55:00

QTO - Cùng với việc đào tạo nhân lực là triển khai ứng dụng nhiều kỹ thuật mới, những năm gần đây, Khoa Hồi sức tích cực - chống độc, Bệnh viện Đa khoa...

Xuân về ở khu tái định cư Tân Xuân Thọ

Xuân về ở khu tái định cư Tân Xuân Thọ
2025-01-04 05:25:00

QTO - Nếu như vào thời điểm này năm trước mọi thứ vẫn còn ngổn ngang thì những ngày cận kề tết Nguyên đán Ất Tỵ - 2025 này, khu tái định cư Tân Xuân Thọ,...

Hiến giọt máu đào - Trao đời sự sống

Hiến giọt máu đào - Trao đời sự sống
2025-01-03 14:05:00

QTO - Thời gian qua, phong trào hiến máu nhân đạo, hiến máu khẩn cấp được tổ chức thường xuyên, liên tục tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị. Đây là hoạt...

Những mái ấm nơi biên cương

Những mái ấm nơi biên cương
2025-01-03 13:50:00

QTO - Nhằm hỗ trợ, giúp đỡ các gia đình chính sách, hộ nghèo, cận nghèo đang sinh sống dọc biên cương Tổ quốc có thêm động để vươn lên trong cuộc sống,...

BIDV Quảng Trị nỗ lực vì cộng đồng

BIDV Quảng Trị nỗ lực vì cộng đồng
2025-01-03 06:39:00

QTO - Thực hiện chương trình tài trợ xây dựng, sửa chữa, xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo, khó khăn về nhà ở tại Quảng Trị, trong năm 2024, Ngân...

Quan tâm chăm lo cho người khuyết tật

Quan tâm chăm lo cho người khuyết tật
2025-01-03 05:45:00

QTO - Toàn tỉnh hiện có trên 31.000 người khuyết tật (NKT), trong đó, NKT đặc biệt nặng là 4.782 người; NKT nặng là 15.607 người; NKT chế độ chính sách...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long