Cập nhật: Thứ 6, 01/11/2013 | 09:58 GMT+7

Hiệu quả chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ CSSKSS/KHHGĐ ở Hướng Hóa

(QT) - Chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ CSSKSS/KHHGĐ đến 15 xã trên địa bàn huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) chia làm hai đợt, đợt một từ tháng 3 đến tháng 5 và đợt hai vào tháng 8/2013 đã được các đơn vị phối hợp thực hiện hiệu quả. Với nhiều cách làm hay, sáng tạo, chiến dịch đã thu hút đông đảo người dân tham gia và hưởng ứng nhiệt tình. Từ đó, tạo tiền đề cho việc thực hiện có hiệu quả các mục tiêu của Chiến lược Dân số, CSSKSS giai đoạn 2011-2015; góp phần phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao mức sống, xoá đói giảm nghèo cho người dân ở các xã khó khăn của huyện. Cứ mỗi dịp triển khai chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ CSSKSS/ KHHGĐ, các xã vùng sâu vùng xa thuộc huyện Hướng Hóa lại rộn ràng như ngày hội. Băng rôn, khẩu hiệu phấp phới tại trung tâm xã, trạm y tế, các trục đường chính, thôn, bản nơi diễn ra lễ ra quân và thực hiện các dịch vụ CSSKSS/KHHGĐ. Nhiều hình thức tuyên truyền như chiếu video, cấp phát sách, phát thanh, tổ chức các buổi nói chuyện truyền thông... đã thu hút đông đảo người dân đến xem.

Truyền thông đến chị em phụ nữ thôn bản các biện pháp CSSKSS/KHHGĐ

Qua đó, góp phần chuyển tải đến bà con những thông tin, thông điệp về dân số/ SKSS/KHHGĐ một cách sinh động, cụ thể, thiết thực nhất. Nhờ vậy, qua hai đợt triển khai chiến dịch tại 15 xã trên địa bàn huyện đã có 1.592 ca sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại, đạt 104,7% kế hoạch. Trong đó, có 13 ca thực hiện triệt sản, 338 ca thực hiện đặt vòng, số người sử dụng thuốc cấy và thuốc tiêm là 587 trường hợp, cấp phát bao cao su cho 352 đối tượng. Chị Nguyễn Thị Mừng, cán bộ Trung tâm Dân số-KHHGĐ huyện Hướng Hóa cho biết: “Từ thực tế qua các đợt triển khai chiến dịch đã thu hút đông đảo người dân đến tham gia, trong đó biện pháp tránh thai được bà con mong muốn thực hiện nhất, đặc biệt đối với chị em phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số là sử dụng thuốc cấy và thuốc tiêm. Tuy nhiên, hiện nay, số lượng thuốc cấy và tiêm vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng được hết nhu cầu sử dụng của bà con”. Chiến dịch Năm truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ CSSKSS/KHHGĐ 2013 nhận được sự quan tâm của cấp ủy đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở; hệ thống ban chỉ đạo, ban điều hành, ban tổ chức được củng cố và thành lập từ huyện đến các xã. Đặc biệt các xã có sự phân công giao nhiệm vụ cụ thể từ các ban, ngành, đoàn thể phối hợp đến tận các thôn trưởng. Lãnh đạo địa phương thấy được hiệu quả của chiến dịch đối với việc thực hiện chính sách dân số- KHHGĐ, đã chỉ đạo các ngành, đoàn thể phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động như họp dân, sinh hoạt nhóm; tư vấn tại gia đình, nói chuyện chuyên đề về SKSS/KHHGĐ, tuyên truyền các nội dung chiến dịch và giao chỉ tiêu kế hoạch phân công nhiệm vụ đến từng thôn, bản. Nhờ vậy, số lượng bà con đến tham gia thực hiện các biện pháp tránh thai ở các điểm truyền thông, tổ chức chiến dịch rất đông. Chị Hồ Thị Y, 45 tuổi, ở xã Hướng Lập chia sẻ: “Đây là lần thứ hai tôi tham gia chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ CSSKSS/KHHGĐ, tôi cảm thấy được mở mang hiểu biết về sức khỏe sinh sản cũng như các biện pháp tránh thai. Đến đây được siêu âm, khám, nghe truyền thông về sức khỏe, rất có ý nghĩa đối với phụ nữ chúng tôi, tránh trường hợp bệnh nặng mới được phát hiện. Đây là dịp để chị em được tuyên truyền, tư vấn, giải đáp các thắc mắc về SKSS/ KHHGĐ, khám, phát hiện và điều trị các bệnh phụ khoa”. Còn đối với bà Hồ Thị Hoa ở xã A Xing, tuy đã qua độ tuổi sinh nở nhưng với bà, những thông tin, biện pháp và kiến thức về sức khỏe sinh sản rất mới và quan trọng, từ đó thay đổi hành vi và tự phòng các bệnh về sinh sản với phụ nữ, đặc biệt ở thời kỳ tiền mãn kinh. Nhằm đảm bảo công tác hậu cần cho chiến dịch, Trung tâm Dân số- Kế hoạch hoá gia đình huyện phối hợp với Trung tâm Y tế huyện tổ chức triển khai chiến dịch và ký hợp đồng cung cấp dịch vụ trong chiến dịch, trên cơ sở đó chỉ đạo trạm y tế các xã xây dựng kế hoạch chiến dịch và lập danh sách đối tượng đăng ký sử dụng các biện pháp tránh thai đáp ứng nhu cầu của nhân dân trên địa bàn. Kịp thời cung cấp tạp chí, tờ rơi và các tranh ảnh trong các buổi tuyên truyền, họp dân tại cộng đồng. Ông Nguyễn La Thăng, Giám đốc Trung tâm Dân số- Kế hoạch hóa gia đình huyện Hướng Hóa cho biết: “Xác định mục tiêu của chiến dịch là tăng cường tuyên truyền, vận động, hỗ trợ nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ CSSKSS/KHHGĐ tại các xã khó khăn, mức sinh cao, góp phần thực hiện thành công chỉ tiêu kế hoạch dân số-KHHGĐ năm 2013. Trong quá trình triển khai chiến dịch, ban chỉ đạo các cấp đã ưu tiên tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động trực tiếp đến từng đối tượng do cộng tác viên dân số, hội viên, đoàn viên của các đoàn thể ở cơ sở thực hiện tại các hộ gia đình, thôn, bản. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế cử các đội kỹ thuật lưu động với các trang thiết bị kỹ thuật, các loại thuốc điều trị thiết yếu, phương tiện tránh thai và đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm, có tay nghề cao trực tiếp về tận các xã trọng điểm thực hiện dịch vụ SKSS/KHHGĐ đảm bảo thuận tiện, tuyệt đối an toàn và đạt hiệu quả cao”. Những kết quả đạt được qua hai đợt triển khai chiến dịch năm 2013 đã khẳng định được sự nỗ lực cố gắng của đội ngũ những người làm công tác dân số ở huyện vùng cao Hướng Hóa. Tuy vậy, vẫn còn rất nhiều khó khăn trước mắt như hiện tại, mức sinh còn cao, chất lượng dân số chưa đảm bảo, địa bàn rộng, đường sá đi lại còn nhiều khó khăn trong khi đội ngũ cán bộ dân số còn mỏng, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công tác... Thêm vào đó, kinh phí triển khai chiến dịch, đặc biệt là việc tổ chức tại xã vùng sâu vùng xa còn ít... cũng là những trở ngại đáng kể. Để chiến dịch truyền thông, vận động lồng ghép cung cấp dịch vụ CSSKSS/KHHGĐ đạt kết quả cao trong những năm tiếp theo phụ thuộc nhiều vào các yếu tố, trong đó phải kể đến vai trò của Ban chỉ đạo chiến dịch, công tác truyền thông vận động, phối kết hợp với các ban, ngành, đoàn thể trong xã hội và đặc biệt là nguồn kinh phí hỗ trợ cho các chi phí dịch vụ, thuốc tiêm và thuốc cấy tránh thai cần được quan tâm đầu tư hơn nữa đối với huyện miền núi Hướng Hóa. Bài, ảnh: THANH TRÚC



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Quy định về bồi hoàn chi phí đào tạo

Quy định về bồi hoàn chi phí đào tạo
04:22 31/10/2013

(TNO) - Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định về bồi hoàn học bổng và chi phí đào tạo. Người học phải bồi hoàn chi phí đào tạo nếu không chấp hành sự điều động...

Sinh viên ưu tiên làm thêm hơn học tiếng Anh

Sinh viên ưu tiên làm thêm hơn học tiếng Anh
04:21 31/10/2013

(TNO) - Dù bộ GD-ĐT mới ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc áp dụng cho chương trình đào tạo tại Việt Nam, tương đồng với khung tham chiếu châu Âu, nhưng trước đó nhiều...

POWERED BY
Việt Long