
{title}
{publish}
{head}
Huyện Đakrông là một trong những địa phương miền núi có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn. Tuy nhiên, nhờ sự triển khai đồng bộ và hiệu quả các chương trình chuyên đề trong xây dựng nông thôn mới (NTM), địa phương đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.
Mô hình trồng lúa nếp than đang được nhân rộng ở xã A Ngo -Ảnh: M.T
Đối với Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), năm 2024 đã tiến hành công nhận 3 sản phẩm OCOP đạt 3 sao (gạo nếp tím than Dỗi Prễng, bộ dệt thổ cẩm A Bung, dầu lạc Thiên Phú). Đến nay, trên địa bàn huyện có 7 sản phẩm 3 sao và 3 sản phẩm đạt 4 sao. UBND huyện đã chỉ đạo các xã như: A Bung, A Ngo, Mò Ó; Ba Lòng, Tà Long, Ba Nang, Đakrông tập trung phát triển các sản phẩm OCOP.
Bên cạnh đó, chương trình chuyển đổi số trong xây dựng NTM, hướng tới NTM thông minh được chú trọng thực hiện. Toàn huyện đã thành lập được 13 tổ công nghệ số cộng đồng cấp xã và 71 tổ công nghệ số cộng đồng cấp thôn gồm 564 thành viên. Hiện nay, tổ công nghệ số cộng đồng trên địa bàn huyện thực hiện hoạt động thông tin, tuyên truyền sâu rộng những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về chuyển đổi số, xây dựng NTM đến các hộ gia đình, từng người dân.
Đồng thời, tuyên truyền, hướng dẫn người dân cài đặt, nắm bắt kỹ năng sử dụng thành thạo các nền tảng số, ứng dụng số cơ bản như: định danh điện tử cá nhân, bảo hiểm xã hội, sổ sức khỏe điện tử, tài khoản mobile money, thực hiện dịch vụ công trên Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh, quốc gia, chính quyền địa phương và tạo nhóm mạng xã hội để hỗ trợ, tương tác.
Hiện nay, trên địa bàn huyện có 10 điểm bưu chính xã, 1 điểm bưu chính trung tâm tại thị trấn, 1 điểm kinh doanh dịch vụ internet và trò chơi điện tử công cộng, 3 điểm bưu chính chuyển phát (bưu điện huyện, chi nhánh Viettel, điểm giao hàng tiết kiệm), 7 điểm cung cấp thiết bị di động viễn thông. Về hạ tầng viễn thông trên địa bàn huyện, hiện nay có 3 nhà mạng đang hoạt động là VNPT, Viettel và Mobifone, đến nay, tất cả các xã đều có trạm BTS 4G và 5G (tổng cộng có 82 trạm/13 xã, thị trấn). 76/78 thôn, bản có internet băng rộng cố định mặt đất.
Bưu điện tỉnh, huyện đã hỗ trợ đưa các sản phẩm nông sản của huyện lên các sàn thương mại điện tử: Vosco, Postmart...; các sản phẩm được đưa lên sàn thương mại điện tử là các sản phẩm chủ lực, sản phẩm đạt chứng nhận OCOP... đa dạng về mẫu mã, bao bì, bảo đảm điều kiện, quy định về tem, nhãn mác, truy xuất nguồn gốc sản phẩm nên nhận được sự tin tưởng của khách hàng.
Hoạt động của người dân trên môi trường mạng đã ghi nhận sự tăng trưởng cả về số lượng người sử dụng và thời lượng sử dụng. Số lượng tài khoản giao dịch của cá nhân mở tại các tổ chức tín dụng trên địa bàn là 14.081 tài khoản. Số tài khoản thanh toán điện tử là 6.838 tài khoản. Số lượng người dân có danh tính số/ tài khoản định danh điện tử là 12.573 người. Tỉ lệ người dân biết kỹ năng về công nghệ thông tin và truyền thông ước tính là 40% dân số.
Ngoài ra, chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng NTM đem lại hiệu quả thiết thực cho người dân. Huyện Đakrông đã xây dựng chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toàn, chất lượng; ưu tiên phát triển các vùng chuyên canh, sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn, xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc gắn với chương trình xây dựng NTM, chương trình mỗi xã một sản phẩm.
Công tác tuyên truyền được các cơ quan tích cực triển khai thông qua các đợt phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm, tổ chức tập huấn và cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh thực phẩm cho các cơ sở, tổ chức các buổi truyền thông về tận thôn, bản, tổ chức ký cam kết cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản đạt tỉ lệ cao (hơn 94%).
Toàn huyện có 72 công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung và công trình cấp nước nhỏ lẻ đảm nhận nhiệm vụ cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho 89% số hộ ở nông thôn. Hoạt động thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt được duy trì và mở rộng sang địa bàn các xã như: Mò Ó, Hướng Hiệp, Triệu Nguyên, Tà Rụt. Tỉ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn khu vực nông thôn ước đạt 31%.
Công tác tuyên truyền phân loại rác thải sinh hoạt được đẩy mạnh. Các đợt tuyên truyền, tập huấn về phân loại rác thải sinh hoạt, thu gom rác thải nhựa được triển khai vào các dịp như: Ngày Môi trường thế giới, Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn.
Người dân tiếp tục phân loại rác thải sinh hoạt hữu cơ làm thức ăn chăn nuôi hoặc phân bón, rác thải tái chế được thu gom và bán lại cho các cơ sở thu gom phế liệu. Các mô hình thu gom rác thải nhựa tập trung được nhân rộng ra các thôn xã. Ước tính tỉ lệ hộ gia đình trên địa bàn các xã thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn trên 50%.
Những kết quả đạt được là minh chứng rõ nét cho hiệu quả của các chương trình chuyên đề trong xây dựng NTM tại huyện Đakrông; không chỉ cải thiện đời sống vật chất, những đổi thay tích cực còn làm thay đổi diện mạo nông thôn miền núi, mang lại niềm tin và ý chí vươn lên cho người dân nơi đây.
Minh Trí
QTO - Xây dựng nông thôn mới (NTM) được xác định là nhiệm vụ lâu dài, là giải pháp then chốt để phát triển KT-XH ở nông thôn, trong đó, cốt lõi của xây...
QTO - Sau 14 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM), đến năm 2024 huyện Vĩnh Linh được công nhận đạt chuẩn NTM....
QTO - Khoa học công nghệ giữ vai trò then chốt trong việc phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả. Trong bối cảnh Cách mạng...
QTO - Dù rừng gỗ lớn có thời gian đến kỳ khai thác lâu hơn nhưng lại cho lợi nhuận cao hơn từ 2-3 lần so với trồng rừng gỗ nhỏ. Bên cạnh đó, rừng gỗ lớn...
QTO - Từng là địa bàn khốc liệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, sau hơn nửa thế kỷ kiến thiết, xây dựng quê hương, xã Hải Thượng hôm nay đã có...
QTO - Tận dụng những điều kiện thuận lợi về giao thương và phát triển kinh tế khu vực, tỉnh Quảng Trị đã và đang tập trung đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu...
QTO - Thực hiện Chiến lược quốc gia và Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030 tỉnh Quảng Trị đã lồng ghép các mục tiêu về tăng...
QTO - Kinh tế vườn là một phần của kinh tế hộ gia đình trong sản xuất nông nghiệp. Biết sử dụng, tận dụng đất vườn để sản xuất sẽ góp phần tăng thu nhập...
QTO - Trên cơ sở tiềm năng lợi thế về điều kiện đất đai, khí hậu thời tiết, những năm qua, ngành nông nghiệp, các địa phương và nông dân trên địa bàn tỉnh...
QTO - Với tiềm năng lợi thế sẵn có, tỉnh Quảng Trị đã và đang kiến tạo một bước đột phá trong lĩnh vực công nghiệp năng lượng-lĩnh vực mũi nhọn, động lực...