Cập nhật:  GMT+7

Góp sức xây dựng nông thôn mới với các mô hình hay, ý nghĩa

Sau 14 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM), đến năm 2024 huyện Vĩnh Linh được công nhận đạt chuẩn NTM. Quá trình thực hiện, trên địa bàn đã xuất hiện nhiều cách làm hay, sáng tạo, đem lại hiệu quả cao, góp phần làm cho bộ mặt nông thôn Vĩnh Linh khởi sắc từng ngày.

Góp sức xây dựng nông thôn mới với các mô hình hay, ý nghĩa

Một tuyến đường hoa do hội viên phụ nữ thực hiện tại xã Vĩnh Lâm, huyện Vĩnh Linh -Ảnh do cơ sở cung cấp

“Lan tỏa phong trào tự nguyện xin thoát nghèo”, đó là tên gọi một mô hình đang được triển khai thực hiện tại xã Vĩnh Ô. Không còn trông chờ, ỷ lại vào chính sách ưu đãi của Nhà nước, chủ động trong sản xuất, tìm kiếm việc làm để nâng cao thu nhập, nhiều hộ nghèo là đồng bào dân tộc Vân Kiều đã tự nguyện xin thoát nghèo.

Thời gian qua, được sự quan tâm từ các cấp chính quyền, với sự cần cù, tháo vát trong công việc nên nhiều hộ gia đình trên địa bàn xã Vĩnh Ô đã xây dựng được nhà kiên cố, mua sắm thêm vật dụng, phương tiện nghe nhìn hiện đại phục vụ nhu cầu cuộc sống.

Tuy nhiên, sổ hộ nghèo vẫn luôn thường trực trong các gia đình này, các hộ xem đây như “vật hộ thân” không thể thiếu trong cuộc sống. Nhờ sổ hộ nghèo, các gia đình nhận được nhiều sự hỗ trợ về tiền điện, vốn vay sản xuất, hay việc học tập, việc làm của con em đều được Nhà nước hỗ trợ. Đây là tình trạng chung của gần 100/374 hộ tại xã Vĩnh Ô.

Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, cùng với nhiều chính sách hỗ trợ từ Nhà nước, người dân đã đồng thuận, tích cực hưởng ứng chương trình MTQG xây dựng NTM, chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, nhiều hộ gia đình đã chủ động viết đơn tự nguyện xin ra khỏi hộ nghèo.

Tháng 10/2023, anh Hồ Văn Uân, thôn Cây Tăm là gia đình đầu tiên tự nguyện xin ra khỏi hộ nghèo. Từ tấm gương của anh Uân, 4 hộ khác tại thôn Cây Tăm gồm: Hồ Văn Trung, Hồ Văn Hiệu, Hồ Văn Xan, Hồ Văn Nhiên cũng có đơn gửi chính quyền xã Vĩnh Ô xin ra khỏi hộ nghèo.

Đặc biệt có 2 hộ do phụ nữ làm chủ hộ là Hồ Thị Nhậu, Hồ Thị Ang ở thôn Lền đã trực tiếp gặp chính quyền địa phương để bày tỏ nguyện vọng và viết đơn xin ra khỏi hộ nghèo. Tính đến cuối năm 2023, xã Vĩnh Ô ghi nhận gần 15 trường hợp tự nguyện xin ra khỏi hộ nghèo. Nhằm kịp thời động viên, đồng hành với các hộ thoát nghèo, huyện Vĩnh Linh chỉ đạo xã Vĩnh Ô triển khai kế hoạch chuyển đổi sinh kế, hỗ trợ mô hình phát triển kinh tế.

Các mô hình này tập trung vào khai thác tiềm năng, thế mạnh vùng núi như: chăn nuôi đại gia súc, trồng cây lâm nghiệp, cây ăn quả, kinh doanh dịch vụ...Cùng với đó, tranh thủ tối đa mọi nguồn lực đầu tư cho hệ thống cơ sở hạ tầng, các công trình phục vụ dân sinh, đào tạo nghề, cải thiện điều kiện sinh hoạt, sản xuất cho người dân.

Từ những nỗ lực đó, đến cuối năm 2024, tỉ lệ nghèo đa chiều của xã Vĩnh Ô giảm còn dưới 6,5%. Hộ nghèo giảm, đời sống người dân từng bước được nâng cao đã góp phần quan trọng giúp xã Vĩnh Ô về đích NTM theo đúng kế hoạch đề ra.

Được xây dựng điểm tại thôn Thủy Tú, xã Vĩnh Tú vào tháng 10/2020, mô hình “Làng quê an toàn cho phụ nữ và trẻ em” cũng là một cách làm hay góp phần xây dựng NTM tại huyện Vĩnh Linh. Đến nay, toàn huyện đã thành lập mới 10 mô hình “Làng quê an toàn cho phụ nữ và trẻ em” và 10 mô hình nhóm cha mẹ có con từ 0-10 tuổi tại các xã: Trung Nam, Hiền Thành, Vĩnh Thủy, Vĩnh Lâm, Vĩnh Chấp, Vĩnh Sơn, Vĩnh Tú với hơn 700 thành viên tham gia.

Sau khi thành lập và đi vào hoạt động, mô hình “Làng quê an toàn cho phụ nữ và trẻ em” đã được cấp ủy, chính quyền địa phương ghi nhận, đánh giá cao và nhận được sự ủng hộ của đông đảo cán bộ, hội viên phụ nữ, người dân trong cộng đồng. Tham gia sinh hoạt, các thành viên được trao quyền để trở thành tình nguyện viên trực tiếp tham gia và tổ chức các hoạt động an toàn cho phụ nữ và trẻ em.

Đồng thời, các thành viên trong mô hình đã tích cực hỗ trợ lẫn nhau, trợ giúp sinh kế cho hộ phụ nữ nghèo, cận nghèo; tham gia đỡ đầu trẻ em khuyết tật, hoàn cảnh khó khăn; tiên phong, tích cực tiếp nhận thông tin và đề xuất, kiến nghị giải pháp cùng các đoàn thể phối hợp khắc phục, xử lý vấn đề nổi cộm phát sinh trên địa bàn. Mô hình đã trở thành điểm sáng, tạo chuyển biến trong nhận thức và hành động, tạo được sự lan tỏa trong cách ứng xử, xây dựng nếp sống văn hóa của người dân.

Từ đó, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới và ngăn ngừa bạo lực, xâm hại đối với phụ nữ, trẻ em. Các vụ việc nổi cộm, gây bức xúc tại địa phương được phát hiện và kiến nghị giải quyết kịp thời, đóng góp tích cực vào thực hiện chương trình xây dựng NTM, NTM nâng cao và NTM kiểu mẫu trên địa bàn.

Để góp phần thực hiện chương trình xây dựng NTM, mô hình “Phân loại và xử lý rác thải tại hộ gia đình” được Hội LHPN huyện Vĩnh Linh triển khai đến hội phụ nữ các xã. Hoạt động đã nhận được sự tham gia hưởng ứng của các hội viên và người dân địa phương. Đến nay toàn huyện có trên 88% số hộ gia đình thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn. Hiệu quả của việc phân loại rác và xử lý chất thải rắn tại nguồn góp phần giảm lượng rác thải rắn sinh hoạt phải chôn lấp tại bãi rác trung tâm.

Để góp sức cùng địa phương xây dựng huyện NTM, thời gian qua, Hội LHPN huyện còn phát động phong trào thi đua “Phụ nữ Vĩnh Linh chung sức xây dựng NTM”. Hằng năm, Hội LHPN huyện và 100% cơ sở hội đã đăng ký với với cấp ủy, chính quyền cùng cấp từ 1-2 hoạt động thiết thực, phù hợp tham gia xây dựng NTM và đô thị văn minh với nhiều hoạt động sôi nổi, ý nghĩa, đi vào chiều sâu.

Theo đó, hội đã đăng ký 105 công trình, phần việc gắn với hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm truyền thống Vĩnh Linh; thực hiện ra quân chỉnh trang NTM với hơn 7.000 ngày công; xây dựng 179 tuyến đường phụ nữ tự quản xanh - sạch - đẹp- văn minh; ra mắt 106 mô hình “phân loại và xử lý rác thải tại hộ gia đình”; 83 mô hình “Ngôi nhà xanh”; 6 mô hình “Gia đình 5 có 3 sạch” tại các thôn đạt NTM kiểu mẫu.

Với phương châm “Mỗi cơ sở hội - một công trình cây xanh”, “Mỗi phụ nữ - một cây xanh”, các cấp hội đã triển khai thực hiện nhiều công trình “Đường hoa yêu thương”, đoạn đường kiểu mẫu, trồng mới trên 4.500 cây xanh với tổng kinh phí trên 450 triệu đồng. Thực hiện tuyên truyền, vận động hơn 120 hộ gia đình tình nguyện hiến trên 1.300 m2 đất và nhiều tài sản trên đất với tổng trị giá trên 500 triệu đồng để xây dựng NTM.

Xây dựng NTM không phải là đích đến mà là một hành trình liên tục đổi mới, sáng tạo vìmục tiêu phát triển KT-XH tại vùng nông thôn, giúp người dân thay đổi cuộc sống. Trên đây chỉ là 3 trong số nhiều cách làm hay, hiệu quả đã triển khai thời gian qua nhằm góp phần quan trọng làm thay đổi diện mạo các vùng nông thôn tại huyện Vĩnh Linh, giúp địa phương sớm về đích huyện NTM.

Thanh Lê

Tin liên quan:
  • Góp sức xây dựng nông thôn mới với các mô hình hay, ý nghĩa
    Góp sức trẻ xây dựng nông thôn mới

    Để góp sức trẻ thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), các cơ sở đoàn và lực lượng đoàn viên, thanh niên trên toàn tỉnh đẩy mạnh các phong trào thi đua bằng những công trình, phần việc cụ thể, từ đó góp phần quan trọng vào thực hiện thành công chương trình NTM.

  • Góp sức xây dựng nông thôn mới với các mô hình hay, ý nghĩa
    Xung kích, tình nguyện góp sức xây dựng nông thôn mới

    Với tinh thần xung kích, sáng tạo, thời gian qua, tuổi trẻ trong tỉnh luôn đi đầu trong phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM). Từ những hoạt động thiết thực như đỡ đầu xã trong xây dựng NTM, vệ sinh môi trường, xây dựng hạ tầng nông thôn, hỗ trợ người dân thực hiện chuyển đổi số..., tuổi trẻ đã góp phần cùng địa phương thực hiện chương trình xây dựng NTM, NTM nâng cao, tạo môi trường sống văn minh, xanh, sạch, đẹp.

  • Góp sức xây dựng nông thôn mới với các mô hình hay, ý nghĩa
    Đồng hành, chung sức xây dựng nông thôn mới

    Thực hiện phương châm “Hướng mạnh về cơ sở”, những năm qua, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh Quảng Trị luôn đồng hành, chung sức với cấp ủy, chính quyền, Nhân dân trên địa bàn đóng quân xây dựng nông thôn mới (NTM), góp phần nâng cao đời sống cho người dân, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.


Thanh Lê

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Lợi ích kép từ trồng rừng FSC

Lợi ích kép từ trồng rừng FSC
2025-05-04 07:10:00

QTO - Dù rừng gỗ lớn có thời gian đến kỳ khai thác lâu hơn nhưng lại cho lợi nhuận cao hơn từ 2-3 lần so với trồng rừng gỗ nhỏ. Bên cạnh đó, rừng gỗ lớn...

Đổi thay ở Hải Thượng

Đổi thay ở Hải Thượng
2025-05-04 06:00:00

QTO - Từng là địa bàn khốc liệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, sau hơn nửa thế kỷ kiến thiết, xây dựng quê hương, xã Hải Thượng hôm nay đã có...

Quảng Trị - Điểm sáng về thu hút đầu tư

Quảng Trị - Điểm sáng về thu hút đầu tư
2025-05-02 06:50:00

QTO - Tận dụng những điều kiện thuận lợi về giao thương và phát triển kinh tế khu vực, tỉnh Quảng Trị đã và đang tập trung đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu...

Dấu ấn nông nghiệp hữu cơ

Dấu ấn nông nghiệp hữu cơ
2025-05-01 06:40:00

QTO - Trên cơ sở tiềm năng lợi thế về điều kiện đất đai, khí hậu thời tiết, những năm qua, ngành nông nghiệp, các địa phương và nông dân trên địa bàn tỉnh...

Năng lượng sạch trên “miền đất lửa”

Năng lượng sạch trên “miền đất lửa”
2025-05-01 06:30:00

QTO - Với tiềm năng lợi thế sẵn có, tỉnh Quảng Trị đã và đang kiến tạo một bước đột phá trong lĩnh vực công nghiệp năng lượng-lĩnh vực mũi nhọn, động lực...

Bây giờ đôi bờ Bến Hải 

Bây giờ đôi bờ Bến Hải 
2025-04-30 07:55:00

QTO - Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, cầu Hiền Lương-sông Bến Hải không chỉ là biểu tượng khắc ghi nỗi đau chia cắt đất nước mà đôi bờ...

Những dấu ấn sau nửa thế kỷ hòa bình

Những dấu ấn sau nửa thế kỷ hòa bình
2025-04-29 14:10:00

QTO - Cùng với cả nước, những ngày này, Quảng Trị hân hoan chào đón lễ kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Được hưởng hòa bình trước...

Tin liên quan

Gợi ý

POWERED BY
Việt Long