Cập nhật: Thứ 6, 12/03/2010 | 15:54 GMT+7

Hạn chế lúa đẻ nhánh vô hiệu

(QT) - Trong sản xuất nông nghiệp, ứng dụng các biện pháp canh tác khoa học sẽ đưa lại hiệu quả rất lớn nhờ năng suất cao mà chi phí sản xuất giảm. Đặc biệt là trong sản xuất lúa, suốt quá trình phát triển và sinh trưởng của cây lúa, nông dân cần nhìn trời, nhìn đất và nhìn cây để chọn phương pháp chăm sóc tốt nhất. Hiện nay, lúa đông xuân đang thời kỳ đẻ nhánh rộ, nông dân đang tập trung chăm sóc để tăng khả năng đẻ nhánh cho lúa.

Nạo vét kênh mương đưa nước vào đồng ruộng.

Cây lúa có khả năng đẻ nhánh rất lớn, tuy nhiên, số nhánh hữu hiệu là nhánh cho bông, chỉ chiếm tỷ lệ 20-40%. Những nhánh vô hiệu là nhánh không trổ bông với số lượng lớn chiếm từ 60- 80% sẽ sử dụng nhiều dinh dưỡng trong đất làm tăng chi phí phân bón, tăng diện tích lá, làm cho ruộng bị rợp, tăng độ ẩm không khí trong ruộng tạo điều kiện thuận lợi cho các loại sâu, bệnh phát sinh, phát triển và gây hại cho lúa. Do đó, trong cách chăm sóc lúa để tăng cường việc đẻ nhánh, nông dân cần chú ý bón phân đúng cách, đúng lúc và điều tiết mực nước trong ruộng phù hợp nhằm giúp lúa tăng số nhánh hữu hiệu. Để hạn chế lúa đẻ nhánh vô hiệu bằng cách bón phân đạm sớm, bón tập trung. Khi lúa mới chỉ có 3-4 lá thật (tức là sau sạ 18- 20 ngày, sau cấy khoảng 10- 15 ngày), bắt đầu bón thúc đẻ nhánh và bón với lượng phân urê từ 3- 4 kg/sào. Nên bón phân đạm sớm kết hợp với phân kali (tỷ lệ 2đạm/1kali). Có thể bón phân đạm dạng hỗn hợp thường được sử dụng phổ biến dưới dạng phân tổng hợp NPK. Phân tổng hợp NPK có nhiều ưu điểm, do mỗi thành phần dinh dưỡng được bao bọc bởi một lớp phụ gia đặc biệt nên quá trình hoà tan chậm, dinh dưỡng trong phân được giải phóng dần nên hiệu quả sử dụng phân cao (70- 80%), thời gian sử dụng phân dài (35-40 ngày sau bón), lúa ít bị chết rét. Lưu ý khi bón phân thúc đẻ nhánh và đón đòng cho lúa phải kịp thời và đúng lượng quy định, vì đây là giai đoạn quan trọng nhất có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất của cây lúa. Không bón phân nhiều lần làm cho lúa đẻ lai rai, ảnh hưởng đến năng suất. Nên bón phân tập trung, tránh bón muộn phân urê, phân NPK cho lúa và bón nhiều lần làm thời gian lúa đẻ kéo dài, sinh ra nhiều nhánh lúa vô hiệu. Điều tiết nước trong ruộng lúa một cách hợp lý và khoa học cũng là một cách hạn chế lúa đẻ nhánh vô hiệu. Cần áp dụng biện pháp tưới tiêu hợp lý, khoa học để tăng năng suất và tiết kiệm nước, cụ thể cách tưới là: Sau khi gieo 6- 7 ngày, cho nước vào và tăng dần theo chiều cao của lúa để hạn chế cỏ dại. Đối với lúa cấy, khi cấy xong cho nước vào 3- 5 cm để lúa nhanh hồi xanh. Khi lúa bắt đầu đẻ nhánh tháo cạn nước chỉ để 3- 5 cm kết hợp bón phân thúc lần 1 và xới xáo sục bùn. Khi lúa kết thúc đẻ nhánh hữu hiệu (sau gieo hoặc cấy 25 - 35 ngày tuỳ theo thời gian sinh trưởng của từng giống) cho nước ngập 7 - 10 cm để khống chế lúa đẻ nhánh lai rai. Nếu gặp thời tiết bất thuận như nắng nóng trên 35oC hoặc rét dưới 16oC, cần cho nước vào ngập ruộng từ 10- 15 cm tuỳ theo chiều cao cây để chống nóng, chống rét cho lúa. Để có một vụ mùa bội thu, bà con nông dân tiến hành chăm sóc, bón phân cho lúa đúng cách và đúng lúc kết hợp với kịp thời phòng chống các loại sâu bệnh. Bài, ảnh: Trần Anh Minh



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Tập trung chống rét cho cây trồng
22:15 29/01/2024

Theo dự báo, rét đậm, rét hại còn có thể tiếp tục kéo dài trong những ngày tới, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây trồng. Trước tình hình đó, ngành nông ...

Tập trung chăm sóc lúa vụ hè thu
22:50 12/06/2024

Năm 2024, toàn tỉnh gieo cấy 23.500 ha lúa vụ hè thu. Từ thời điểm xuống vụ đến nay, thời tiết có thuận lợi hơn những năm trước, ít nắng nóng, lúa sinh trưởng ...

Tập trung phòng trừ bệnh đạo ôn hại lúa
22:25 14/03/2024

Thời gian qua, thời tiết có sương mù về đêm và sáng sớm, độ ẩm không khí cao đang tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng sâu bệnh phát sinh gây hại trên ...

Làm giàu từ chăn nuôi

Làm giàu từ chăn nuôi
08:49 12/03/2010

(QT) - Đó là chị Nguyễn Thị Hồng, ở thôn Trúc Lâm, Gio Quang, huyện Gio Linh (Quảng Trị) không những đảm đang trong công việc gia đình mà còn biết cách làm giàu từ chăn nuôi,...

Biển, đảo - Tiềm năng để phát triển du lịch

Biển, đảo - Tiềm năng để phát triển du lịch
20:39 10/03/2010

(QT) - Quảng Trị có 75 km bờ biển, cát trắng, nước trong xanh, có nhiều bãi tắm đẹp hấp dẫn như Cửa Tùng, Vĩnh Thái, Cửa Việt, Mỹ Thuỷ, Triệu Lăng...Đặc biệt có đảo Cồn Cỏ với...

Nỗ lực chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Cam Thủy

Nỗ lực chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Cam Thủy
02:12 10/03/2010

(QT) - Cam Thủy là một xã thuần nông, địa hình bán sơn địa, tuy không phải là địa phương nghèo nhất huyện Cam Lộ (Quảng Trị) nhưng kiểu tiềm năng manh mún “thứ gì cũng có một...

Xã Hướng Hiệp xây dựng 51 nhà cho hộ nghèo

Xã Hướng Hiệp xây dựng 51 nhà cho hộ nghèo
00:18 10/03/2010

(QT) - Thực hiện Quyết định 167 của Chính phủ về hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo đồng bào dân tộc ít người ở các xã vùng sâu vùng xa, xã Hướng Hiệp (Đakrông, Quảng Trị) đã...

POWERED BY
Việt Long