{title}
{publish}
{head}
Tôi là một đứa con của Đông Hà sinh ra trong chiến tranh, lớn lên cùng sắn khoai và gian lao, vất vả. Trưởng thành một chút, tôi đã cùng hòa giọng mình vào bản hợp xướng “Đông Hà thành phố tương lai” với muôn nỗi khát khao, ước vọng. Trước những gì tương tự như thế, con người thường lý giải cho mình rằng nó xuất phát từ tình yêu quê nhà.
Bình minh trên sông Hiếu - Ảnh: TRÀ THIẾT
Hôm nay, hoài bão làm được một việc gì đó để bày tỏ lòng tự hào về quê hương và cũng là để xứng đáng với quê hương, câu hát “Đông Hà thành phố tương lai” lại dâng đầy trong tôi, thôi thúc tôi tìm về những mảnh ký ức không thể nào quên. Và tôi nhận ra rằng, niềm tâm cảm đó cũng chính là sự hóa thân của Đông Hà trong hai chiều thời gian.
Ngược dòng thời gian, như lời nhà báo Lê Đức Dục đã viết: “Còn nhớ ngày những chiếc xe ủi khởi sự xây dựng đại lộ Hùng Vương xuyên suốt một chiều Bắc-Nam thị xã, con phố mới mở băng qua những đồi cỏ khô cháy chen chúc cây dại, lau lách, các loại chồn cheo nghe tiếng xe san ủi gầm rú, kéo nhau chạy tứ tán. Vậy mà chỉ mấy năm sau, nơi này đã trở thành trung tâm hành chính với nhiều nhà cao tầng, tập trung các công sở quan trọng”.
Với tôi, Đông Hà được nâng cấp lên thành phố loại III trực thuộc tỉnh vào mùa thu năm 2009. Vừa thấy đó là điều cần phải như thế để Đông Hà “to đẹp hơn, đàng hoàng hơn” trong thiên kỷ mới, vừa vẫn không thể dấu được một chút gì hoài cổ luyến tiếc như lỡ làm rơi một kỷ niệm không thể tìm lại được.
Cầu dây văng bắc qua sông Hiếu - Ảnh: TÂN NGUYÊN
Gặp họa sĩ Hồ Thanh Thoan, một họa sĩ kiêm nhiếp ảnh gia, vẫn ngày ngày miệt mài đi ghi lại những khoảnh khắc thời gian trôi đi giữa lòng thành phố. Anh là người Đông Hà gốc tới mấy đời. Đông Hà trong anh là 2 chiều “động-tĩnh”, không chỉ nhìn ngắm hình khối vật thể chuyển động-không chuyển động mà là cảm nhận những chiều sâu bên trong của con người trước những khối vật thể đó.
Có lẽ sự nhạy cảm trong tâm hồn nghệ sĩ đã cho anh cái nhìn tinh tế về vẻ đẹp của một Đông Hà vừa mang dáng dấp một thành phố của thời “hội nhập”, “kinh tế thị trường”, mà đồng thời vẫn còn đó những “ngôi làng trong phố” rợp bóng tre xanh, những căn nhà mái ngói rêu phong soi bóng Hiếu Giang. Qua những tấm ảnh đã ngã màu thời gian, anh đã đưa tôi trở về những hình ảnh xưa cũ, thật khó hình dung đối với những người không ký ức.
Mỗi lần cùng họa sĩ Hồ Thanh Thoan đi đây đó ngó nghiêng Đông Hà, lần nào anh cũng cho tôi những bất ngờ nhỏ, khi thì một con đường mới, khi thì một khu nhà cao tầng vừa khánh thành. Và mỗi lần như thế, tôi lại khám phá bằng cảm nhận riêng của mình một Đông Hà đan xen “làng trong phố, phố trong làng” mang vẻ đẹp vừa thân thương vừa mời gọi, để rồi tôi nhớ như một cõi riêng trong lòng, đôi khi, cồn cào, tương tư như một tình yêu khó diễn tả.
“Đông Hà thành phố tương lai”, tôi đã yêu bài hát ấy, đã sung sướng trong lần đầu nghe một cô giáo dạy toán ở Trường cấp 3 Đông Hà cất tiếng hát giữa những gian nan của Đông Hà vào những ngày mùa hạ năm 1982.
Vậy là nhạc sĩ Hoàng Sông Hương đã đúng khi ông dự cảm được Đông Hà sẽ đổi mới, đi lên. Có lẽ điều đó xuất phát từ lòng tin và niềm hy vọng. Cũng có lẽ chính người nhạc sĩ đã nói thay cho người dân Đông Hà mơ ước của chính họ từ những ngày khó nhọc về một “Đông Hà thành phố tương lai”.
Bây giờ, người sáng tác và người hát lên buổi ban đầu vẫn còn đấy thôi, bài ca vẫn còn đấy, những giai điệu qua thời gian và năm tháng cứ dày dặn nâng cảm xúc ta lên, nâng bước ta đi. Cô giáo Hoàng Thu Hà chia sẻ rằng, cô đã hát “Đông Hà thành phố tương lai” với một nỗi khát khao tột cùng về mảnh đất mà mình đang sống, để rồi niềm khát vọng dâng trào đó đã thành hiện thực, Đông Hà đã là một thành phố, một thành phố năng động ở đầu cầu xuyên Á, trên Hành lang kinh tế Đông-Tây.
Năm mươi hai năm kể từ ngày giải phóng và tròn 15 năm Đông Hà trở thành thành phố, để có được vóc dáng thành phố như hôm nay nơi khác là chuyện bình thường. Nhưng với Đông Hà của tôi, mảnh đất từng bị chiến tranh hủy diệt đến 200% như lời một nhà báo phương Tây đã viết, thì chỉ có sức mạnh kỳ diệu và nghị lực quá đỗi phi thường mới có thể làm được.
Thành phố hôm nay bình yên trong sáng lên, chiều về, trong náo nức một ngày nắng mới. Những ngày tháng Tám này, Đông Hà của tôi đang rộn ràng khoác lên mình một màu áo mới, màu áo của danh xưng thành phố loại II.
Tôi yêu Đông Hà bằng tình yêu của tiềm thức như cổ tích, huyền thoại, như yêu chính mẹ cha máu thịt của mình. Đông Hà trong tôi là hai chiều của xưa-nay, động-tĩnh. Và bạn hãy cùng tôi nhìn ngắm Đông Hà khi màn đêm buông xuống, thong dong thả mình vào sự tĩnh lặng của dòng sông. Ở xa kia, phố phường lung linh ánh điện, những dòng người ngược xuôi dưới phố, và nghe như sông Hiếu đang trở mình với những giấc mơ xanh.
Bút ký VÕ THẾ HÙNG
QTO - Lẽ ra những đàn chim di cư đến Rú Lịnh (thuộc địa bàn 2 xã Hiền Thành và Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Linh) trú ẩn sẽ được bảo vệ nghiêm ngặt để góp phần làm...
QTO - Văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số nói chung, người Vân Kiều, Pa Kô ở Quảng Trị nói riêng rất phong phú, đa dạng và giàu bản sắc. Trong đó, nhiều...
QTO - Mảnh đất Đông Hà có bề dày lịch sử hình thành và phát triển đã 95 năm và ngày 8/8/2024, thành phố Đông Hà được Chính phủ công nhận là đô thị loại II....
QTO - Ngoài cái tên đẹp mà ba mẹ đặt, Nguyễn Lê Đan Thy (sinh năm 2013), học sinh lớp 6, Trường THCS Nguyễn Huệ, TP. Đông Hà thường được mọi người gọi là:...
QTO - Không ngại đường sá xa xôi, nguy hiểm để giúp đỡ những bản làng nghèo của nước bạn Lào, dành thời gian để xóa mù chữ cho người dân trong thôn, cô gái...
QTO - Dưới cái nắng của một ngày cuối hạ, 3 cựu chiến binh (CCB) Sư đoàn 308 miệt mài đi từng hàng mộ chí ở Nghĩa trang Liệt sĩ (NTLS) quốc gia Đường 9 để...
QTO - Trước những thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra tại các tỉnh, thành phía Bắc và nắm bắt thông tin dự báo của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh...
QTO - Ở tuổi 24 với rất nhiều ước mơ, hoài bão, căn bệnh ung thư giống như “án tử” đối với chị Nguyễn Thị Thương, trú tại thôn Tân Đức, xã Triệu Thành,...
QTO - Sinh ra, lớn lên giữa bộn bề vất vả, lo toan nhưng Nguyễn Thị Ngọc Huệ (sinh năm 1997) chưa bao giờ để những nhịp đập yêu thương dừng lại trong trái...
QTO - Sau một thời gian chuyển vào sinh sống ở khu dân cư Cuôi mới nằm ở khu vực trung tâm xã, hàng chục hộ gia đình ở các thôn, bản thường đối mặt với lũ...
QTO - Bắt nguồn từ dãy Trường Sơn hùng vĩ, sông Bến Hải chảy dọc theo vĩ tuyến 17, qua địa phận huyện Vĩnh Linh và Gio Linh rồi đổ ra Biển Đông ở Cửa Tùng....
QTO - Từ một vùng đất chịu nhiều đau thương, mất mát do chiến tranh, huyện Vĩnh Linh hôm nay đã “thay da đổi thịt”. Với những tiềm năng, lợi thế sẵn có của...