
{title}
{publish}
{head}
Huyện Hải Lăng là địa phương sau cùng của tỉnh Quảng Trị được giải phóng đã trải qua nửa thế kỷ kiến tạo và dựng xây. Từ hoang tàn đổ nát sau chiến tranh, Đảng bộ và Nhân dân huyện Hải Lăng đã nỗ lực vượt qua khó khăn, thử thách, phát huy tiềm năng, lợi thế sẵn có, khai mở thêm dư địa phát triển để dần khẳng định vị thế quan trọng là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam tỉnh Quảng Trị.
Bài 1: Đất hồi sinh
Sau giải phóng, Hải Lăng gánh chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh. Đây là vùng đất độc canh cây lúa với hơn 2/3 diện tích ở vùng úng trũng, thiên tai xảy ra thường xuyên. Vượt qua bao thử thách gian khó, từ một huyện nghèo với xuất phát điểm thấp, Hải Lăng-mảnh đất anh hùng của tỉnh Quảng Trị đã hồi sinh mạnh mẽ, đặc biệt trên lĩnh vực kinh tế nhờ khai thác hiệu quả tiềm năng và lợi thế của địa phương.
Tạo dấu ấn nổi bật trong sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp
Nhờ sự quan tâm hỗ trợ của trung ương và tỉnh cùng với sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân toàn huyện nên những năm gần đây, huyện Hải Lăng đã thu được nhiều thành tựu to lớn, tạo dấu ấn nổi bật trong phát triển kinh tế. Tổng giá trị sản xuất ngành nông-lâm-ngư nghiệp năm 2024 đạt 2.852 tỉ đồng; tổng sản lượng lương thực có hạt đạt trên 9 vạn tấn. Đặc biệt trên lĩnh vực nông nghiệp, huyện Hải Lăng đã có gần 1.700 ha cánh đồng lớn, gần 9.600 ha lúa chất lượng cao và 410 ha lúa hữu cơ. Ngoài cây lúa, còn có các loại cây trồng khác như ném, mướp đắng, cam...là những sản phẩm nông sản đặc trưng đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân.
Sử dụng thiết bị bay không người lái để chăm sóc lúa ở Hải Lăng -Ảnh: H.N.K
Để khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai và điều kiện tự nhiên, huyện Hải Lăng đã triển khai sản xuất nông nghiệp trên cả ba vùng là kinh tế biển-vùng cát, vùng đồng bằng và vùng gò đồi. Diện tích gieo cấy lúa năm 2024 đã đạt 13.637,4 ha, năng suất bình quân toàn huyện đạt 64,67 tạ/ha. Điểm nổi bật trong sản xuất nông nghiệp ở Hải Lăng là thực hiện chủ trương dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất, thành lập tổ hợp tác, nhóm hộ xây dựng cánh đồng lớn sản xuất lúa chất lượng cao, lúa đặc sản, lúa hữu cơ. Hiện nay, huyện tiếp tục đẩy mạnh sản xuất lúa hữu cơ với khoảng 410 ha, lúa VietGAP và liên kết sản xuất, tiêu thụ lúa với các doanh nghiệp 467,1 ha. Huyện đang vận động, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư khu phơi sấy tập trung, chế biến nông sản, kho bảo quản, xây dựng thương hiệu “Gạo Hải Lăng”, gạo hữu cơ gắn với thị trường tiêu thụ.
Ngoài ra, Hải Lăng còn là địa phương đi tiên phong trong việc đẩy mạnh cơ giới hóa và sử dụng thiết bị bay không người lái trong canh tác nông nghiệp. Trên địa bàn huyện có hơn 87,5 ha lúa ứng dụng thiết bị bay không người lái để chăm sóc cây trồng và phòng trừ sâu bệnh. Thông qua việc ứng dụng thiết bị bay không người lái đã giảm chi phí sản xuất, giảm công lao động, bảo vệ sức khỏe con người và môi trường. Việc đẩy mạnh cơ giới hóa trong khâu làm đất, thu hoạch đã góp phần đẩy nhanh tiến độ sản xuất, thu hoạch, đảm bảo vụ mùa thắng lợi .
Đối với các xã vùng gò đồi, huyện đã tập trung khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế để sản xuất các sản phẩm chủ lực đặc trưng, có hiệu quả kinh tế cao như trồng cam tập trung tại các xã Hải Phú, Hải Thượng, Hải Lâm, Hải Sơn...với diện tích hơn 94 ha. Một số hộ tại vùng K4 đã áp dụng quy trình sản xuất cam theo hướng hữu cơ, sử dụng tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Việc xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm gắn với đăng ký nhãn hiệu, xây dựng thương hiệu tạo điều kiện thuận tiện trong tiêu thụ, nâng cao hiệu quả sản xuất, giá trị sản phẩm các vườn cây ăn quả có múi đạt 300-350 triệu đồng/ha/năm. Tập trung trồng và khai thác trên 2.300 ha rừng sản xuất với sản lượng gỗ hơn 222.680 m3. Duy trì hơn 430 ha rừng trồng gỗ lớn với mức thu nhập cao gấp nhiều lần so với trồng rừng truyền thống.
Trên lĩnh vực ngư nghiệp, sản lượng thủy sản khai thác hằng năm đạt trên 4.780 tấn, trong đó hải sản có giá trị xuất khẩu đạt trên 1.300 tấn; hơn 470 ha diện tích nuôi cá nước ngọt; 160 lồng cá nuôi trên sông, trong đó có 56 lồng cá chình; 87 ha diện tích nuôi tôm công nghiệp, sản lượng thu hoạch tôm nuôi đạt gần 1.900 tấn. Trong đó, phải kể đến mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh 2 giai đoạn theo công nghệ biofloc được triển khai tại thôn Trung An, xã Hải khê và thôn Thuận Đầu, thôn Tây Tân An, xã Hải An. Toàn huyện hiện có 10 mô hình nuôi tôm với diện tích 9,3 ha, sản lượng bình quân ước đạt 25 tấn/ha.
Hiện nay, nông dân đang triển khai hiệu quả mô hình nuôi ốc hương vùng ven biển ở thôn Mỹ Thủy, xã Hải An với diện tích 0,2 ha, sản lượng thu hoạch ước đạt 17 tấn/ ha; đề án “xây dựng mô hình thử nghiệm nuôi thâm canh cá chim vây vàng theo hướng VietGAP gắn với tiêu thụ sản phẩm” triển khai tại thôn Thuận Đầu, xã Hải An với diện tích 0,2 ha.
Qua thực tế cho thấy, mô hình nuôi cá chim vây vàng cho năng suất thu hoạch từ 14-15 tấn/ha, mở ra hướng nuôi cá hiệu quả cao cho người dân, nhất là những diện tích nuôi tôm kém hiệu quả. Ngoài nuôi tôm, người dân đã du nhập thêm một số giống nuôi mới như ốc hương, cá dìa, cá kình...nuôi trong ao tôm có hiệu quả khá cao.
Nuôi tôm trên cát đem lại hiệu quả kinh tế cao ở Hải Lăng -Ảnh: H.N.K
Dải đất cát ven biển Hải Lăng từng bị nạn “cát bay, cát lấp” hoành hành nhưng nay đã được huyện chú trọng khai thác theo hướng sản xuất nông nghiệp sạch và thâm canh các loại rau quả trái vụ đem lại hiệu quả kinh tế cao. Điển hình như mô hình trồng mướp đắng theo phương thức canh tác tự nhiên tại xã Hải Ba, Hải Dương với tổng diện tích 16 ha, lợi nhuận bình quân đạt trên 110 triệu đồng/ha.
Mô hình trồng ném tại xã Hải Dương với thu nhập từ 130-140 triệu đồng/ha. Điều quan trọng là xuất hiện ngày càng nhiều các mô hình sản xuất nông nghiệp mới theo hướng chuyên canh, tập trung với sự tham gia tích cực của các thành phần kinh tế. Một số sản phẩm trên địa bàn được đăng ký nhãn hiệu, áp dụng quy trình sản xuất hữu cơ, đăng ký sử dụng tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm như gạo Hải Lăng, cam K4, ném vùng cát Hải Lăng, gà Tứ Hải...
Khẳng định thế mạnh về công nghiệp
Với mục tiêu trở thành huyện trọng điểm công nghiệp của tỉnh Quảng Trị trước năm 2030, huyện Hải Lăng đang chú trọng thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) và ngành nghề nông thôn. Toàn huyện hiện có 2.562 cơ sở CN-TTCN với 10.000 lao động; có 34 dự án đang đầu tư vào 3 cụm công nghiệp (CCN), giải quyết việc làm hơn 2.400 lao động. Tỉ lệ lấp đầy của CCN Diên Sanh đạt 100%, CCN Hải Thượng đạt 63%, CCN Hải Chánh đạt 67,5%. Tổng giá trị sản xuất CN-TTCN năm 2024 đạt 4.697 tỉ đồng.
Trên địa bàn huyện Hải Lăng hiện đang thu hút, triển khai 2 dự án động lực của tỉnh, gồm: Dự án Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị và dự án Khu công nghiệp Quảng Trị. Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị có tổng diện tích 23.792 ha, trong đó Hải Lăng nằm trong quy hoạch khu kinh tế với diện tích 9.167 ha. Đặc biệt có dự án xây dựng Khu bến cảng Mỹ Thủy với tổng mức đầu tư hơn 14.234 tỉ đồng, quy mô sử dụng đất, mặt nước 685 ha, đang triển khai thi công giai đoạn 1. Khu công nghiệp Quảng Trị có diện tích 481,2 ha, tổng vốn đầu tư 2.074 tỉ đồng, đã triển khai thi công giai đoạn 1. Đây là điều kiện thuận lợi để thúc đẩy phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ, mở ra nhiều cơ hội đầu tư và phát triển kinh tế của huyện Hải Lăng trong những năm tới.
Trên cơ sở đó, huyện Hải Lăng đã xác định phát triển CN-TTCN theo hướng chú trọng công nghiệp chế biến, công nghiệp năng lượng, công nghiệp siliccat, làm vệ tinh cho các khu công nghiệp vùng lõi của Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị, Khu đô thị-công nghiệp VSIP. Lựa chọn, ưu tiên các ngành sử dụng công nghệ cao, kết hợp với phát triển hợp lý các ngành có công nghệ trung bình sử dụng nhiều lao động.
Xác định quỹ đất cho phát triển các làng nghề truyền thống gắn với bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, đưa công nghiệp về nông thôn nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động tại chỗ. Trên địa bàn huyện hiện có một số nhà máy, cơ sở công nghiệp đi vào hoạt động như sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn, bê tông thương phẩm, sản xuất inox và thép hợp kim, sản xuất phôi nhôm từ phế liệu, chế biến gạo hữu cơ, nuôi tôm công nghiệp trên cát...
Hiện nay, Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị đang được đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, các dự án động lực cũng được các nhà đầu tư triển khai xây dựng, quy hoạch Quốc lộ 15D nối Cửa khẩu quốc tế La Lay với Cảng biển Mỹ Thủy; tuyến đường cao tốc Cam Lộ-La Sơn, Khu công nghiệp-đô thị VSHIP8...đang gấp rút triển khai đã tạo ra những cơ hội thúc đẩy ngành CN-TTCN, TM-DV trên địa bàn huyện phát triển. Đây thực sự là lối mở để Hải Lăng sớm trở thành huyện trọng điểm về phát triển công nghiệp của tỉnh trong tương lai.
Chủ tịch UBND huyện Hải Lăng Lê Đức Thịnh cho biết, xác định sản xuất CN-TTCN là ngành kinh tế trọng tâm, tạo động lực cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nên trong thời gian tới, huyện Hải Lăng phấn đấu tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành CN-TTCN đạt 17-18%/năm. Để đạt mục tiêu đề ra, huyện sẽ tiếp tục thu hút có sự lựa chọn các dự án đầu tư vào địa bàn gắn với đảm bảo bền vững về môi trường và giải quyết đầu ra cho sản phẩm. Chú trọng phát triển mạnh các điểm CN-TTCN đã quy hoạch, quy hoạch bổ sung các điểm công nghiệp dọc tuyến Quốc lộ 15D và khu vực ngã 5 đường Thượng-Hưng...
Tích cực phối hợp với các sở, ngành cấp tỉnh thu hút đầu tư có lựa chọn vào Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị, Khu đô thị-công nghiệp VSIP8 và các điểm dịch vụ làm vệ tinh. Phát triển năng lượng sạch, điện gió, điện mặt trời theo đúng quy hoạch.
Với vị trí là “vùng lõi” của Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị, có nhiều dự án động lực được hiện thực hóa nên huyện Hải Lăng sẽ có những đột phá về phát triển kinh tế trong những năm tới, phấn đấu đến năm 2030, Hải Lăng trở thành huyện trọng điểm về công nghiệp của tỉnh Quảng Trị.
Hồ Nguyên Kha
Bài 2: Hiện thực hóa tầm nhìn trở thành vùng kinh tế động lực phía Nam của tỉnh
QTO - Công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) là khâu quan trọng trong triển khai thực hiện các công trình, dự án. Đây cũng được xác định là nhiệm vụ khó, phức...
QTO - Từng bước tích tụ, quy hoạch diện tích đất gần 2 ha, đầu tư trồng cây hồ tiêu, cao su tiểu điền kết hợp chăn nuôi lợn, mỗi năm lãi ròng trên 500...
QTO - Tối 15/2, tại TP. Hồ Chí Minh, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng chủ trì buổi gặp mặt đại diện các doanh nghiệp người Quảng Trị tại TP. Hồ Chí Minh.
QTO - Là thú chơi đòi hỏi sự đầu tư về cả tiền lẫn công chăm sóc nhưng nhiều năm qua, gà cảnh vẫn thu hút không ít người dân Quảng Trị tham gia vì sự đam...
QTO - Người tôi muốn nói đến trong bài viết này là anh Hồ Đại Nam, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy, nguyên Bí thư...
QTO - Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Gio Linh đã...
QTO - Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh tăng cường, trong các ngày từ 7/2 - 9/2, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra mưa lớn diện rộng, gây ngập úng gần 4.000 ha...
QTO - Dự án Khu công nghiệp (KCN) đa ngành Triệu Phú có tổng vốn đầu tư hơn 4.533 tỉ đồng, thực hiện tại các xã Triệu Trạch, Triệu Sơn, Triệu Lăng (nay sáp...
QTO - Xây dựng các mô hình sản xuất sạch, sản phẩm có chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAHP đang được Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị quan tâm thực hiện trên...
QTO - 50 năm sau ngày quê hương giải phóng, Hải Lăng đang về đích huyện nông thôn mới và đặt ra mục tiêu phấn đấu xây dựng huyện trọng điểm công nghiệp của...
QTO - Từ sự chủ động trong sản xuất, thời gian qua, nhiều hộ dân ở xã Vĩnh Hà, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị đã vượt khó, xây dựng các mô hình phát triển...
QTO - Liên tiếp trong các ngày từ 6/2 - 7/2, Chi cục Chăn nuôi và Thú y (CN&TY) Quảng Trị và chính quyền địa phương đã phát hiện 29 con trâu chết tại...