Cập nhật: Thứ 6, 04/04/2014 | 02:30 GMT+7

Gieo chữ giữa ngàn khơi

(QT) - Trường Sa, nếu cô giáo Bùi Thị Nhung là người trực tiếp dạy cho các em những kiến thức cơ bản phổ thông, thì cán bộ, chiến sĩ hải quân ở các đảo là những người dạy các em về tinh thần yêu biển đảo của Tổ quốc và ý chí kiên cường. Khó có thể hình dung một trường học chỉ có 10 em học sinh với 5 lớp và 1 cô giáo. Ở nơi gian khó ấy, cô giáo Nhung và các chú bộ đội kiêm dạy học, được coi là những người đi gieo con chữ giữa ngàn khơi sóng gió. “Mẹ hiền năm trong một” Đến đảo Trường Sa Lớn, sau khi chào cờ Tổquốc, viếng các liệt sĩ và thăm nhà tưởng niệm Bác Hồ, thì điểm đầu tiên mọi người đến thăm là lớp học đặc biệt mà cô giáo Bùi Thị Nhung làm “hiệu trưởng đặc biệt”, bởi cô Nhung không chỉ là người dạy chữ, mà còn là bảo mẫu chăm cho các em từng bữa ăn giấc ngủ. Các em học sinh gọi là “mẹ Nhung”, các anh bộ đội thì gọi chị là “mẹ hiền năm trong một”. Cô giáo Bùi Thị Nhung ở đảo Trường Sa Lớn được biết đến như một tấm gương sáng vì sự nghiệp trồng người ở Trường Sa. Tốt nghiệp Khoa Tiểu học, Trường Cao đẳng Sư phạm Nha Trang, sau hơn ba năm dạy học ở vùng núi Khánh Hòa rồi Trường Tiểu học Suối Cát, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa, năm 2008, cô giáo Nhung xung phong ra Trường Sa dạy học.

Giờ học thực hành của lớp học ghép ở đảo Trường Sa Lớn

“Ra đảo Trường Sa dạy học luôn là mơ ước của tôi. Tôi nghĩ, các chiến sĩ Trường Sa kiên cường nơi gian khó, thì tôi cũng có thể là một chiến sĩ xung kích trên mặt trận dạy chữ cho học sinh, Nghĩ vậy, tôi xung phong ra Trường Sa mà không hề do dự. Bây giờ gia đình tôi đã có cuộc sống ổn định trên đảo. Vợ dạy học, chồng có công việc ổn định phục vụ bộ đội, chúng tôi ngày càng gắn bó với mảnh đất này”, cô giáo Nhung tâm sự. Nếu ai được dự lớp học của cô giáo Nhung đều ngỡ ngàng trước lớp học đặc biệt này. Cô Nhung vừa là “hiệu trưởng”, vừa là giáo viên chủ nhiệm của 5 lớp học. Vừa hướng dẫn nhóm lớp 1 tập viết, giao bài xong cô lại quay sang giảng toán cho nhóm học sinh lớp 2; rồi hướng dẫn các em lớp 3, lớp 5 làm bài tập. Cô giáo Nhung cho biết, đảo Trường Sa Lớn có 8 cháu đến tuổi đi học. Đảo có 1 lớp mẫu giáo, lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 5. Đây cũng là lần đầu tiên trên đảo có 1 học sinh lớp 5. Trước đây, các em học sinh ở đảo chỉ học đến lớp 4 là về đất liền học tiếp. Để đảm bảo chất lượng dạy học, hàng ngày cô soạn giáo án đầy đủ theo quy định của Bộ Giáo dục- Đào tạo. Ngoài giờ học chính, cô còn dành nhiều thời gian dạy các em môn tiếng Anh ở mức độ đơn giản để các em đỡ bị lạc hậu so với các bạn trong đất liền. Cô còn dạy tin học qua máy vi tính và hướng dẫn các em các môn học ngoại khoá như múa, hát ngoài trời. Qua các chương trình trên internet, cô Nhung đã dạy các em học hát và cập nhật nhiều chương trình hữu ích. Chia sẻ với chúng tôi, Nhung ước mong có thêm chiếc máy vi tính mới để các em được kết nối thông tin gần gũi với đất liền hơn. Ở Trường Sa, cô giáo Bùi Thị Nhung được coi như bảo mẫu đặc biệt của học sinh, bởi cô vừa là cô giáo, vừa thay cha mẹ các em lo từng bữa ăn, giấc ngủ trưa. Ngoài dạy kiến thức, cô giáo Nhung còn dạy các em tình yêu biển đảo, yêu Tổ quốc. “Sự dũng cảm vàchịu đựng gian khổ của các chú bộ đội Trường Sa ảnh hưởng rất sâu sắc đến việc hình thành nhân cách của các em học sinh. Ngoài kiến thức chuyên môn, các em được học tinh thần dũng cảm, sự gan dạ kiên cường. Có thể nói mỗi học sinh Trường Sa là một chiến sĩ nhí. Các em học ngay từ sự gương mẫu của các chú bộ đội. Ở đây không có sự cạnh tranh, phân biệt, chỉ có sự thi đua học tốt, dạy tốt, sống tốt, cô trò thương yêu nhau như mẹ con trong một gia đình”, cô giáo Nhung cho biết. “Tình yêu biển đảo đã níu chân tôi”

Long chia sẻ: “Điều trăn trở nhất của tôi là làm sao để các em học được chữ, bên cạnh đó các em phải là những đứa trẻ đặc biệt hiểu về Trường Sa và chiến sĩ ở đây nhiều nhất. Dạy ở đây khó vì quá ít học sinh, nhưng cũng có cái dễ, vì các em rất tập trung, không vướng bận hoặc bị chi phối bởi môi trường xung quanh. Tôi muốn gắn bó lâu dài với mảnh đất này. Chính các em học sinh và tình yêu biển đảo, tình quân dân đã níu chân tôi ở lại”.

Đối với các em học sinh xã đảo Song Tử Tây, thầy giáo trẻ Trương Sứ Long không chỉ là người thầy giáo dạy cho các em kiến thức, học vấn mà còn như một người bạn, một người anh cả trong gia đình. Từ miền quê xã Sơn Lâm, huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa, năm 2008, đoàn viên trẻ Trương Sứ Long tình nguyện xung phong ra công tác ở quần đảo Trường Sa với mong muốn được đóng góp công sức tuổi trẻ với đảo. Trương Sứ Long được phân công phụ trách công tác Mặt trận Tổ quốc của xã đảo Song Tử Tây. Khi thấy các em nhỏ ở đây chưa có giáo viên dạy học, Long đề nghị được kiêm luôn công tác giảng dạy các em. Gần 4 năm sống ở đảo cũng là ngần ấy thời gian anh có thêm nghề “gõ đầu trẻ”. Long chia sẻ: “Điều trăn trở nhất của tôi là làm sao để các em học được chữ, bên cạnh đó các em phải là những đứa trẻ đặc biệt hiểu về Trường Sa và chiến sĩ ở đây nhiều nhất. Dạy ở đây khó vì quá ít học sinh, nhưng cũng có cái dễ, vì các em rất tập trung, không vướng bận hoặc bị chi phối bởi môi trường xung quanh. Tôi muốn gắn bó lâu dài với mảnh đất này. Chính các em học sinh và tình yêu biển đảo, tình quân dân đã níu chân tôi ở lại”. Chính vì yêu quí các em học sinh, muốn đem con chữ cho bọn trẻ mà thầy giáo trẻ này đã quên đi bao ước mơ hoài bão ở đất liền. Song điều đem lại hạnh phúc nhất cho Long là được đứng trên bục giảng giữa ngàn khơi Tổ quốc. Long chia sẻ “Tôi chọn nghề dạy học cho trẻ ở Trường Sa, vì tôi yêu Trường Sa. Càng gắn bó với đảo, càng thấy Tổ quốc mình thiêng liêng và ý nghĩa. Lớp học ở Trường Sa chính là nơi ươm mầm các chiến sĩ kiên cường. Rồi đây, các em sẽ trở thành anh bộ đội bảo vệ đảo. Nhìn các em học sinh khát chữ, tôi không đành lòng trở về đất liền”. “Bảo mẫu đặc biệt” Phó Chủ tịch xã đảo Sinh Tồn Cao Văn Giáp luôn được các em nhỏ trên xã đảo Sinh Tồn yêu quí không chỉ bởi anh hàng ngày dạy dỗ các em mà chính từ tình cảm yêu thương, chăm sóc tận tình của anh đối với bọn trẻ. Đã hơn 3 năm trôi qua, anh Giáp làm “bảo mẫu” của đám trẻ. “Tôi không thể nào quên được những ngày đầu tiên đặt chân lên đảo. Tuy đã xác định tốt tư tưởng là công tác ở đây lâu dài, nhưng những đêm đầu tiên tôi đã khóc vì nhớ đất liền. Những ngày sau đó tôi cứ thẩn thờ ngóng về phía chân trời tìm hình bóng một con tàu nào đó. Bây giờ đã quen rồi. Có tụi nhỏ ở đảo như thêm niềm vui. Tiếng khóc, tiếng chào làm cho đảo như ở đất liền”. Hiện trên đảo Sinh Tồn có 7 cháu đang độ tuổi đến trường, có 5 lớp học. Ngoài thời gian làm việc của một phó chủ tịch xã đảo là chăm lo, ổn định đời sống, sinh hoạt, lao động của bà con, thời gian còn lại anh cùng các cán bộ đảo dạy học cho các cháu nhỏ. Anh Giáp tâm sự chân thành: “Ở đây, chúng tôi cứ nói với nhau, mình là “bảo mẫu đặc biệt”. Dạy học cho các em cơ bản là tình thương, trách nhiệm và hoàn toàn tự nguyện. Nhìn thấy các em vui, học chăm ngoan là niềm vui ngập tràn chứ cần gì đến phụ cấp...”. Bài, ảnh: MAI THẮNG



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

“ Giữ lửa” cho công tác đội
22:10 11/02/2025

Đến với công việc tổng phụ trách đội như một cái duyên, cô Phạm Thị Tuyết Nhung (sinh năm 1985), giáo viên Trường Tiểu học và THCS Hải Lâm, huyện Hải Lăng, ...

Gieo những con chữ yêu thương
22:45 18/08/2023

Từng hai lần định rời bục giảng nhưng bảng đen, phấn trắng như một cái duyên, giúp cô Nguyễn Thị Thuyết, giáo viên Trường Tiểu học và Trung học cơ sở ...

Cô giáo trẻ tâm huyết với nghề
22:15 27/11/2024

Hơn 10 năm gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, cô giáo Nguyễn Thị Mùi (sinh năm 1991), Trường Tiểu học Gio Châu, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị là tấm gương ...

Cô giáo như mẹ hiền
22:50 13/09/2024

Hai mươi năm dạy học tại địa bàn miền núi từ huyện Hướng Hóa đến Gio Linh, cô giáo Hồ Thị Bình (sinh năm 1981), người dân tộc Vân Kiều, luôn được phụ huynh, ...

Gian nan gieo chữ ở thôn Cát, Trỉa
22:45 24/11/2023

Cát và Trỉa là 2 thôn có vị trí địa lý xa xôi, cách trở của xã Hướng Sơn, huyện Hướng Hóa. Nơi đây chỉ mới có điện vào năm 2016, có sóng điện thoại vào năm ...

Gieo chữ nơi gió núi, mây ngàn
22:10 04/12/2024

Từ Quảng Trị, thầy Hồ Văn Hải (sinh năm 1978), giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú (PTDTBT) TH&THCS Ba Tầng, huyện Hướng Hóa vinh dự ra Thủ đô Hà ...

Phóng sự ảnh: “Mùa vàng” trên rẻo cao

Phóng sự ảnh: “Mùa vàng” trên rẻo cao
10:00 tối Chủ nhật

QTO - Những năm trở lại đây, nhờ tăng cường chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên cây lúa nước trên địa bàn huyện miền núi...

Rời game, viết trang đời mới

Rời game, viết trang đời mới
10:00 tối Thứ 6

QTO - Hiện nay, phầm mềm Olympia RĐ đang được nhiều ngôi trường trên toàn quốc lựa chọn để góp phần mang tới cho học sinh, sinh viên những sân chơi trí tuệ...

Miền điện năng chứa đựng cả tâm hồn

Miền điện năng chứa đựng cả tâm hồn
17:49 01/04/2014

(QT) - Khi tôi bắt đầu cảm thấy mất kiên nhẫn với sự nhỏ nhẹ và bận rộn của Phương thì cái tin sáng kiến giải pháp chống đứt dây bọc dẫn lưới điện trung thế 22kV của kỹ sư...

Xôn xao sông nước Hiền Lương

Xôn xao sông nước Hiền Lương
05:18 30/03/2014

(QT) - Cả hai lần tôi đều bị tuột mất cơ hội chiêm ngưỡng cầu Hiền Lương, sông Bến Hải. Khi đi B tôi theo đường rừng Trường Sơn. Năm 1976, đơn vị hành quân ra Bắc. Lần đầu tiên...

Chắt chiu ngọt lành từ đất

Chắt chiu ngọt lành từ đất
06:04 29/03/2014

(QT) - Bà Lê Thị Tâm, ở thôn Tân Trang, xã Cam Thành, huyện Cam Lộ (Quảng Trị), năm nay xấp xỉ sáu mươi tuổi nhưng vẫn giữ được phong thái nhanh nhẹn, hoạt bát. Là chủ một...

Về Ba Bến, đi chợ heo

Về Ba Bến, đi chợ heo
03:37 25/03/2014

(QT) - Đầu năm, chị Thương nhắn tôi lên Cam Lộ, bàn chuyện đi...chợ heo! Biết tôi tò mò tại sao lại có chuyện cắc cớ như vậy, gặp, chị Thương nói ngay: “Chị đi chợ heo Ba Bến...

Lặng thầm hàn gắn vết thương chiến tranh

Lặng thầm hàn gắn vết thương chiến tranh
04:56 22/03/2014

(QT) - Dẫu chỉ tham chiến trên bàn giấy nhưng Chuck Searcy luôn cảm thấy bản thân mang một món nợ đối với người Việt Nam. Đó là động lực thôi thúc ông rời Mỹ, đến đất nước Việt...

“Chuyện biển” kỳ thú của một lão ngư

“Chuyện biển” kỳ thú của một lão ngư
23:06 20/03/2014

(QT) - Bây giờ, tuổi già sức yếu nên ông không thể ôm nổi vô lăng điều khiển con tàu chẻ từng đợt sóng hướng mũi ra khơi như cách đây vài năm. Nhưng khi ai đó vô tình hay hữu ý...

Thời tiết

28°C - 34°C
Có mây, có mưa rào và dông
  • 27°C - 37°C
    Ít mây, trời nắng nóng gay gắt
  • 27°C - 36°C
    Ít mây, trời nắng nóng
POWERED BY
Việt Long