Cập nhật: Thứ 7, 29/03/2014 | 13:04 GMT+7

Chắt chiu ngọt lành từ đất

(QT) - Bà Lê Thị Tâm, ở thôn Tân Trang, xã Cam Thành, huyện Cam Lộ (Quảng Trị), năm nay xấp xỉ sáu mươi tuổi nhưng vẫn giữ được phong thái nhanh nhẹn, hoạt bát. Là chủ một trang trại rộng hơn 10 ha, với số vốn bỏ ra gây dựng gần 7 tỷ đồng nhưng chưa bao giờ bà nghĩ phải cố làm việc cật lực để thu lợi thật nhiều. Với bà, việc san đồi, bạt núi làm trang trại chỉ đơn giản bởi vì bà yêu thích lao động, thích làm việc, cho dù lẽ ra ở tuổi này bà đã có thể an nhàn thảnh thơi với thú vui tuổi già. Tôi theo chân bà Tâm thăm từ trại gà sang chuồng lợn, ao cá, vườn bơ, luồng. Cả một trang trại rộng 10 ha, chỉ mới đưa vào khai thác chừng 3 ha, diện tích còn lại để dành làm vành đai. Bà Tâm cho biết phải làm dần dần, chỗ nào địa hình tương đối bằng phẳng, dễ san đất thì làm trước. Ngày xưa, vùng đất tiếp giáp giữa hai thôn Tân Định và Tân Trang này rừng rú hoang vu, rậm rạp lắm. Ai đi ngang qua đây một mình lúc chiều muộn cũng thấy rợn tóc gáy. Rồi chẳng hiểu nguyên cớ nào, bà mày mò tìm mua đất rừng này. Đấy là vào năm 2011, dù bà không muốn cho ai biết việc mình mua đất nhưng vẫn bị phát hiện. Anh em, bạn bè phản đối kịch liệt. Không cản sao được, lúc bấy giờ bà là bộ đội nghỉ hưu, đồng lương đủ sống, lại còn chăn nuôi thêm đàn heo, gà ở nhà, bán hàng tạp hóa kiêm đại lý thức ăn gia súc. Một mình bà làm như vậy đã là quá sức.

Nhân giống gà để bán ra thị trường

Thời điểm bà hỏi mua đất rừng làm trang trại, nhiều người bảo bà điên. Nhất là khi thấy bà một thân một mình, áo mưa vận kín mít từ đầu đến chân, chỉ chừa hai con mắt, dẫn theo hai con chó, cầm đèn pin luồn lách trong rừng, đi dọc theo suối để khảo sát địa hình, rồi mày mò tìm nguồn nước. Lợi dụng nguồn nước đổ về từ núi, bà nghĩ phải múc suối, ngăn đập dẫn nước, làm được hai hồ chứa đủ lớn. Thấy người đàn bà nhỏ thó loay hoay với việc làm không tưởng này, nhiều người lắc đầu. Thật ra, bà cũng có lúc chùng lòng. Cả một cánh rừng âm u rậm rạp thế này, biến nó thành trang trại đâu phải chuyện đùa. Nhưng đã quyết đặt cược cả vào đây rồi, chỉ có làm thôi, bà vững tin vậy. Sức người không kham nổi đã có máy móc phụ trợ đốn cây, san ủi đất đồi. Bà thuê bốn nhân công từ quê mình ngoài Thanh Hóa vào phụ giúp. Cật lực hàng tháng trời, trang trại tổng hợp của bà được hình thành. Hệ thống chuồng trại nuôi heo theo quy trình khép kín, mỗi năm xuất chuồng hai lứa, mỗi lứa 1.200 con. Đàn gà 1.500 con, ngan vịt tầm 300 con, hai hồ cá các loại, vừa để ăn, vừa bán cho thu nhập đáng kể. Bà Tâm kể: “ Hồi trước, nghe tôi đào ao nuôi cá, ai cũng buồn cười. Đất đai cằn cỗi, lấy đâu ra nước mà tính chuyện làm ao. Đến khi nuôi được cá, tôi mang biếu mỗi nhà vài cân làm quà, ai cũng ngạc nhiên”. Bà Tâm là người kiệm lời, có phần kín đáo. Nhưng khi bắt nhịp được câu chuyện, lại đúng niềm đam mê của mình là trồng cây, chăn nuôi, bà cởi mở hẳn ra. Như chuyện thuê nhân công ngoài quê vào phụ giúp, bà chia sẻ: “Gần như cả cuộc đời tôi gắn bó với mảnh đất Quảng Bình, Quảng Trị. Mười tám tuổi đi bộ đội, rời quê hương Thanh Hóa và rong ruổi từ bấy đến giờ. Đến già cũng không về sống ở quê hương nên trong lòng tôi luôn canh cánh nỗi niềm. Vậy nên, làm được chút gì đó, lại nghĩ ngay đến bà con họ hàng ở quê đang vất vả. Thôi thì cố gắng tạo công việc cho cháu chắt, coi như trả chút ân tình với quê hương”.

Quyết tâm đào ao cá giữa bốn bề đá sỏi

Niềm say mê chăn nuôi, trồng trọt với bà Tâm là vô tận. Từ năm 2009, bà đã có tiếng mát tay nuôi lợn. Thời bấy giờ, bà mạnh dạn tham gia nuôi theo quy trình, được công ty Grafic cung cấp con giống, chuyển giao kỹ thuật chăm sóc. Thành quả của việc lĩnh hội kiến thức từ các hội thảo, áp dụng vào thực tế là mỗi lứa với hơn trăm con lợn thịt, đến kỳ xuất chuồng mỗi con trung bình 1,2 tạ. “Nếu không biết áp dụng khoa học kỹ thuật thì làm mấy cũng chỉ vừa đủ trang trải, hoặc có khi lỗ do dịch bệnh. Các khóa tập huấn trang bị cho tôi nhiều kiến thức bổ ích, để rồi sau đó có thể tự mình nâng cấp con giống, cung cấp cho nhiều nơi trong tỉnh”, bà Tâm nói. Chính bà Tâm là người nâng cấp giống lợn đầu tiên ở huyện Cam Lộ. Nhưng con đường làm giàu của bà không phải không gặp khó khăn. Có thời điểm nuôi heo gần đến kỳ xuất chuồng mà không còn vốn để đầu tư, hoặc muốn làm với quy mô lớn hơn cũng đành chịu. Giống như chuyện bà quyết định bỏ hàng tỷ đồng biến khu rừng rậm rạp này thành trang trại tổng, nếu không có sự ủng hộ của bạn bè, anh chị em thân thích, có lẽ giấc mơ làm chủ nông trang của bà sẽ khó thành hiện thực. Đi mượn, cầm cố tài sản vay ngân hàng, đến nay số tiền bà đầu tư vào đây là bảy tỷ đồng, mỗi năm sau khi trừ các khoản chi phí, lãi ròng khoảng 7-8 trăm triệu đồng. Từ đường Quốc lộ 9 rẽ vào trang trại khoảng 3 cây số, khu vực này chưa có điện. Không chờ Nhà nước, bà tự bỏ tiền kéo đường điện ba pha, phục vụ cho việc sản xuất. Thức ăn tự cung tự cấp, bà Tâm lăn lộn suốt ngày ở trang trại, trừ những lúc có công việc cần thiết bà mới về nhà. Hiện bà được tín nhiệm bầu giữ chức Phó chủ nhiệm Hợp tác xã chăn nuôi Thống Nhất, huyện Cam Lộ.

Niềm vui lao động

Tự nhận mình là người không thích an phận, thích lao động chân tay, bà Tâm lấy đó là niềm đam mê, niềm vui mỗi ngày. Đi một vòng quanh trang trại, cả đàn chó hơn hai chục con quấn quýt theo chân, bà cười bảo: “Nếu không có những anh bạn này canh gác, việc chống trộm cũng vất vả lắm đây. Mấy ngày tết tôi về nhà, giao cho đàn chó làm vệ sĩ giữ gà, giữ lợn, vậy mà được việc lắm”. Giữa không gian rộng lớn bao bọc bởi núi rừng, tiếng lợn ủn ỉn, tiếng gà nhao nhác, cuộc sống đằng sau cánh cổng sắt dẫn vào trang trại này rất bình yên. Có cảm giác, không khí cũng trong lành hơn. Cứ đi dọc con đường nhỏ dẫn lên trại lợn, ra trại gà, xuống ao cá, chuối đã chín vàng ươm trên cây, cóc trĩu cành lúc lỉu quả và thanh long đang kỳ ra hoa. Bà Tâm dặn với theo khi tiễn chân tôi ra về: “Lúc nào đi ngang qua, nhớ gọi điện trước, cô làm cơm rồi ghé lại chơi cho vui. Toàn thứ của nhà làm được, ăn bữa cơm cho tình cảm”. Người đàn bà nhỏ nhắn khuất dần sau cánh cổng, thoăn thoắt sải bước, tay cắp thúng thức ăn nhanh nhẹn ra hồ. Đã đến giờ cho cá ăn. Ngày lại nối tiếp bằng những công việc và bà không chịu ngơi tay. Bài, ảnh: THANH TRÚC



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Nuôi gà gia công lãi 450 triệu đồng/năm
22:53 31/10/2022

Nhờ nhanh nhạy, dám nghĩ, dám làm, ông Nguyễn Đăng Khoa, ở thị trấn Bến Quan, huyện Vĩnh Linh từng bước xây dựng thành công mô hình trang trại tổng hợp với ...

Lập thân, lập nghiệp từ nghề đã học
22:45 25/12/2022

Quãng 10 năm trở lại đây, nhiều người trẻ đã lựa chọn cho mình hướng đi học nghề thay vì học đại học như trước. Trước nhu cầu tất yếu của xã hội, đa số những ...

Nông dân làm giàu từ trang trại tổng hợp
23:16 18/03/2024

Với sự kiên trì, tích cực học hỏi để chuyển đổi sản xuất theo hướng liên kết, tại huyện Vĩnh Linh, nhiều nông dân đã lập nghiệp thành công với mô hình trang ...

Rời game, viết trang đời mới

Rời game, viết trang đời mới
10:00 tối Thứ 6

QTO - Hiện nay, phầm mềm Olympia RĐ đang được nhiều ngôi trường trên toàn quốc lựa chọn để góp phần mang tới cho học sinh, sinh viên những sân chơi trí tuệ...

“Pho sử sống” ở Vịnh Mốc

“Pho sử sống” ở Vịnh Mốc
22:00 09/05/2025

QTO - Năm nay tròn 90 tuổi, ông Hồ Văn Triêm ở xã Kim Thạch, huyện Vĩnh Li nh, vẫn nhớ tường tận những câu chuyện lịch sử hào hùng năm xưa của mảnh đất...

Về Ba Bến, đi chợ heo

Về Ba Bến, đi chợ heo
03:37 25/03/2014

(QT) - Đầu năm, chị Thương nhắn tôi lên Cam Lộ, bàn chuyện đi...chợ heo! Biết tôi tò mò tại sao lại có chuyện cắc cớ như vậy, gặp, chị Thương nói ngay: “Chị đi chợ heo Ba Bến...

Lặng thầm hàn gắn vết thương chiến tranh

Lặng thầm hàn gắn vết thương chiến tranh
04:56 22/03/2014

(QT) - Dẫu chỉ tham chiến trên bàn giấy nhưng Chuck Searcy luôn cảm thấy bản thân mang một món nợ đối với người Việt Nam. Đó là động lực thôi thúc ông rời Mỹ, đến đất nước Việt...

“Chuyện biển” kỳ thú của một lão ngư

“Chuyện biển” kỳ thú của một lão ngư
23:06 20/03/2014

(QT) - Bây giờ, tuổi già sức yếu nên ông không thể ôm nổi vô lăng điều khiển con tàu chẻ từng đợt sóng hướng mũi ra khơi như cách đây vài năm. Nhưng khi ai đó vô tình hay hữu ý...

Học chữ để giữ cội nguồn

Học chữ để giữ cội nguồn
22:31 16/03/2014

(QT) - Người dân xã Hướng Tân và xã Húc, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) ví chuyện không thông thuộc chữ Bru - Vân Kiều với việc dùng một chiếc a chói hỏng để đựng hạt giống, lên...

Chuyện ông “vua” diệt chuột

Chuyện ông “vua” diệt chuột
05:31 15/03/2014

(QT) - Giờ thì ông Trần Văn Thiều đã trở thành giám đốc doanh nghiệp, sở hữu trong tay khối tài sản khổng lồ. Háng tháng, ông “chạy sô” từ Bắc, chí Nam để diệt hàng chục ngàn...

Hành trình ấm áp

Hành trình ấm áp
02:16 14/03/2014

(QT) - Trời vừa tảng sáng, chiếc xe Ural 3 cầu của Bộ đội Biên phòng Quảng Trị chở đầy hàng hóa do Chi đoàn Báo Quảng Trị gom góp, vận động xuất phát rời thành phố Đông Hà trực...

Thời tiết

27°C - 34°C
Có mây, không mưa
  • 26°C - 35°C
    Ít mây, trời nắng nóng
  • 25°C - 35°C
    Có mây, không mưa
POWERED BY
Việt Long