
{title}
{publish}
{head}
(QT) - Dự án đầu tư, xây dựng Làng thanh niên lập nghiệp (TNLN) Hướng Hiệp, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị được Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phê duyệt đầu tư tại Quyết định số 380a-QĐ/ TWĐTN, ngày 30/10/2008 với tổng mức đầu tư hơn 34 tỷ đồng, mục tiêu tiếp nhận 150 hộ với 300 lao động thanh niên và nhân dân trong vùng, trồng mới 250 ha cao su, 300 ha rừng sản xuất, 26 ha lúa nước và 13 ha cây trồng ngắn ngày kết hợp với chăn nuôi và khoanh nuôi, bảo vệ trên 3.000 ha rừng tự nhiên… Diện tích sử dụng đất của dự án 4.760 ha, khởi công năm 2009 và hoàn thành năm 2012. Quá trình thực hiện dự án gặp một số khó khăn nên Trung ương Đoàn đã ban hành Quyết định số 365a-QĐ/TWĐTN ngày 26/10/2013, điều chỉnh dự án với quy mô sử dụng đất còn 1.424,6 ha, tổng mức đầu tư hơn 33 tỷ đồng, tiếp nhận 90 hộ thanh niên vào vùng dự án, hoàn thành năm 2014. Đến nay, qua gần 10 năm triển khai thực hiện, các mục tiêu chính của dự án đều không đạt được, đời sống của các hộ gia đình TNLN gặp rất nhiều khó khăn.
![]() |
Trụ sở Ban QLDA Làng TNLN Hướng Hiệp đã bàn giao cho địa phương quản lý |
Mục tiêu xa vời
Tổng đội trưởng Tổng đội TNXP Quảng Trị, Giám đốc Ban QLDA Làng TNLN Hướng Hiệp Trương Quốc Thắng cho biết, mặc dù quy mô sử dụng đất của dự án đã điều chỉnh giảm từ 4.760 ha xuống còn 1.424,6 ha, nhưng quá trình thực hiện dự án chỉ thu hồi được tổng diện tích hơn 29 ha, gồm hơn 22,64 ha đất xây dựng khu trung tâm; 2,58 ha đất xây dựng đường giao thông; 1,82 ha đất xây dựng tuyến cấp điện và 2,2 ha đất bố trí khu dân cư Khe Hiên. Khó khăn về đất đai đã ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện các mục tiêu của dự án. Trên thực tế, đất có khả năng sản xuất rất ít, chủ yếu là rừng tự nhiên và đất đồi núi dốc đã có chủ, hầu như không có đất trống như kết quả điều tra, khảo sát ban đầu lập dự án. Khu vực Paloang, Đá Ngồi ở trung tâm làng TNLN đất đai tương đối bằng phẳng, nhưng tầng dưới toàn sỏi, đá tảng, ảnh hưởng đến việc khai hoang và canh tác sản xuất. Khu vực Khe Hiên đất đai thuận lợi hơn nhưng diện tích có khả năng trồng trọt người dân đã khai phá. Việc không có đất bố trí sản xuất ảnh hưởng đến công tác quy hoạch bố trí dân cư cho công tác di dân, không triển khai được một số công trình phục vụ sinh hoạt và sản xuất. Do đó, dự án chỉ bố trí di dân cho 30 hộ gia đình thanh niên, gồm 20 hộ ở khu vực trung tâm và 10 hộ ở khu vực Khe Hiên, trong khi mục tiêu di dân vào vùng dự án 50 hộ và giãn dân nội vùng 40 hộ.
Về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, chủ đầu tư đã hoàn thành công tác xây dựng cơ sở hạ tầng khu trung tâm như: San ủi mặt bằng, xây dựng nhà Ban quản lý, cổng và tường rào, trang thiết bị làm việc, sân TDTT, hệ thống đường giao thông, cấp điện sinh hoạt… Tổng nguồn vốn đã giải ngân thực hiện qua các năm hơn 23 tỷ đồng. Dự án đã kết thúc đầu tư từ quý 4/2015 và bàn giao cho xã Hướng Hiệp, huyện Đakrông quản lý từ năm 2017. Như vậy, nguồn vốn dự án còn khoảng 10 tỷ đồng chưa tiêu hết, nhiều hạng mục chưa được đầu tư. Từ việc khảo sát, lập quy hoạch đến việc tổ chức thực hiện dự án quá xa thực tế, dẫn đến phát sinh rất nhiều khó khăn.
Đem con... bỏ chợ (!?)
“Chúng tôi được tuyên truyền di dân vào làng TNLN Hướng Hiệp, các hộ thanh niên có rất nhiều đất để trồng cây cao su, trồng rừng, lúa nước và cây ngắn ngày… Ai cũng ước mơ vào làng TNLN để làm giàu. Trên thực tế, mỗi hộ dân được cấp chưa được 1 ha đất ở và đất sản xuất, không có ruộng nước, chủ yếu đất trồng cây ngắn ngày. Mọi người ở đây không có đất sản xuất, nên phải vào rừng làm thuê cho người khác để lấy tiền mua gạo ăn hằng ngày. Con chúng tôi không có trường lớp học, phải đi xa hơn 2 km đến thôn Kreng bên cạnh để học, về mùa mưa qua suối nước chảy xiết rất nguy hiểm. Đời sống khó khăn, thiếu thốn đủ đường chẳng biết kêu ai, vì dự án kết thúc rồi”, chị Hồ Thị Hông chia sẻ.
Hôm chúng tôi đến bản Paloang, Đá Ngồi ở khu vực trung tâm làng TNLN Hướng Hiệp, ghé vào nhà nào cũng gặp các lao động thanh niên ở nhà. Nhìn ra con suối phía trước làng vẫn thấy có ruộng nước, nhưng hỏi ra đó là ruộng của các hộ gia đình sống từ trước đó, còn các hộ thanh niên lập nghiệp di dân đến thì không có ruộng. Thu nhập chính của các hộ gia đình thanh niên ở đây là đi làm thuê, chủ yếu là khai thác gỗ rừng, mỗi ngày công được trả 120.000 đồng. Không còn rừng để khai thác thì người dân ở nhà chơi, không có việc gì khác để làm. Mỗi nhà có gần 1 ha đất sản xuất, chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nên việc vay vốn đầu tư trồng trọt và chăn nuôi cũng gặp khó khăn.
Bí thư Đảng ủy xã Hướng Hiệp Hồ Quang Điền nêu vấn đề, theo quy định mức bình quân diện tích đất sản xuất cho mỗi hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo sống bằng nghề nông- lâm nghiệp ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (Quyết định số 11/2015/ QĐ-UBND ngày 28/5/2015 của UBND tỉnh) là: mức 1 ha đất sản xuất nông nghiệp, 2 ha đất rừng sản xuất. Dự án Làng TNLN Hướng Hiệp quy hoạch diện tích quy mô sử dụng đất rất lớn nhưng khi thực hiện lại cấp đất cho các hộ TNLN còn ít hơn cả mức bình quân theo quy định của UBND tỉnh cho mỗi hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số thì làm sao các hộ thanh niên lập nghiệp có thể làm giàu được?
Hiện tại, có đến 60% hộ gia đình làng TNLN Hướng Hiệp thuộc diện hộ nghèo. Dự án đầu tư, xây dựng làng TNLN Hướng Hiệp đã kết thúc đầu tư từ năm 2015, các mục tiêu đề ra hiệu quả thấp, nhiều hạng mục chưa thực hiện và đời sống các hộ dân đang gặp rất nhiều khó khăn. Dư luận đặt câu hỏi về dự án này, phải chăng là đem con… bỏ chợ (!?)
Thanh Hải
Huyện Hướng Hóa có tổng diện tích tự nhiên 115.235,72 ha, trong đó diện tích đất có rừng là 52.250,86 ha (rừng tự nhiên: 40.565,69 ha; rừng trồng: 10.920,61 ...
Thời gian qua, các cấp bộ đoàn trên địa bàn huyện Đakrông quan tâm triển khai nhiều chương trình, dự án hỗ trợ đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) đầu tư xây dựng, ...
Tỉnh Quảng Trị có gần 250.000 ha rừng, với khí hậu khắc nghiệt, nắng nóng kéo dài cùng với sự bất cẩn của người dân khi sử dụng lửa nên nguy cơ xảy ra cháy ...
Xác định đồng hành với thanh niên trên con đường lập thân, lập nghiệp là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức đoàn, thời gian qua, các cấp bộ đoàn ...
Theo báo cáo của Chi cục Kiểm lâm tỉnh, trong giai đoạn từ năm 2018 - 2022, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 37 vụ cháy rừng với diện tích hơn 127 ha, ước tính ...
Huyện Đakrông có hơn 79.500 ha diện tích đất lâm nghiệp có rừng, trong đó rừng tự nhiên là 62.300 ha, rừng trồng là 11.100 ha. Thời gian qua, huyện đã có nhiều ...
Với diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 245.996 ha, trong đó rừng tự nhiên 126.622 ha; rừng trồng 119.374 ha, tỉnh Quảng Trị là địa phương được đánh giá có ...
Quản lý hơn 278.000 ha đất quy hoạch cho lâm nghiệp, bảo vệ tốt và nâng cao chất lượng cho hơn 248.000 ha đất có rừng, duy trì ổn định độ che phủ rừng ở mức 49 ...
QTO - Thực hiện phương châm “Hướng mạnh về cơ sở”, những năm qua, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh Quảng Trị luôn đồng hành, chung sức với...
QTO - Phát huy vai trò của mình, những năm qua, các công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp đã trở thành cầu nối quan trọng, gắn kết giữa người lao động (NLĐ)...
(QT) - Với mục đích tiếp tục nâng cao chất lượng bữa ăn ca, giúp người lao động (NLĐ) gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, từ đầu tháng 7/2018, Công đoàn Công ty TNHH Dệt may VTJ-...
(QT) - Trong những năm qua, phường 3, thị xã Quảng Trị là địa bàn được quan tâm đầu tư xây dựng nhiều công trình công cộng phục vụ dân sinh, cảnh quan đô thị văn minh. Nhiều...
(QT) - Sau 6 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự chung sức đồng lòng của người dân địa...
(QT) - Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2018, thời gian qua, huyện Vĩnh Linh đã triển khai thực hiện các chính sách, dự án giảm...
(QT) - Trong những năm qua, phong trào “Nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng” đã trở thành hoạt động thiết...
(QT) - Thời gian qua, thành phố Đông Hà đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả để cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho kinh tế tư...