
{title}
{publish}
{head}
(QT) - Để đưa ánh sáng đến với người dân vùng cao huyện Hướng Hóa, địa phương giáp với nước bạn Lào là một quá trình gian khó của người thợ điện. Đây không chỉ là công việc, nhiệm vụ được giao mà còn là trách nhiệm, “đưa ánh sáng văn minh” đến với đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng xa xôi, cách trở.
![]() |
Đóng điện chiếu sáng cho người dân thôn Trỉa, xã Hướng Sơn, Hướng Hóa |
Theo chân anh Thái Tăng Đạo, Đội trưởng Đội quản lý điện tổng hợp Hướng Phùng cùng những công nhân Điện lực Khe Sanh phát quang hành lang tuyến đường dây điện 22kV khu vực thôn Cát, thôn Trỉa (xã Hướng Sơn) trong nắng gắt buổi ban trưa, tôi mới hiểu và cảm nhận được phần nào sự gian khó của những người công nhân ngành điện nơi vùng núi cao xa xôi, cách trở này. Đường dây 22kV và trạm biến áp thôn Cát, thôn Trỉa là một trong những công trình thuộc dự án nâng cấp và mở rộng lưới điện phân phối nông thôn tỉnh Quảng Trị (dự án ADB) do BQL Dự án điện nông thôn miền Trung làm chủ đầu tư với quy mô 12,43 km đường dây trung áp đi qua địa hình rừng núi hiểm trở và 5,1 km đường dây hạ áp, 2 trạm biến áp được đóng điện vào ngày 23/12/2016. Thôn Cát và thôn Trỉa nằm cách trung tâm xã Hướng Sơn hơn 18 km với 114 hộ dân người dân tộc Vân Kiều. Đời sống của người dân nơi đây còn nghèo, giao thông đi lại rất khó khăn, nhất là về mùa mưa. Nhưng vì sự yêu nghề, trách nhiệm và tâm huyết như anh Đạo cùng anh em công nhân Đội quản lý điện Hướng Phùng đã mang đến cho đồng bào dân tộc nơi đây có nhiều cơ hội phát triển kinh tế, nâng cao đời sống tinh thần.
Vượt qua đoạn đường núi hơn 14 km gian khổ đầu tiên, chúng tôi cảm nhận được không gì khác ngoài sự hiểm trở, gập ghềnh của những đoạn đường núi. Một bên là núi đá, một bên là bờ vực sâu, đoạn đường hẹp chỉ đủ cho một chiếc xe qua. Nhiều đoạn đường vướng “ổ voi, ổ gà”, đá lởm chởm, dốc dựng đứng trơn trượt và phải vượt qua nhiều con suối, hay những chỗ có cây rừng lớn ngã đổ chắn ngang đường, chúng tôi luôn hỗ trợ nhau để cùng vượt qua. Anh Đạo chia sẻ, nơi đây là vùng chịu ảnh hưởng rõ nét của nhiệt đới gió mùa đông bắc. Nền nhiệt tăng cao vào mùa nóng và chịu ảnh hưởng của gió mùa tây nam khô nóng. Vào mùa nắng nóng, đường núi còn dễ đi, có thể sử dụng phương tiện để di chuyển. Nhưng gian khổ nhất là vào mùa mưa bão, với địa hình núi non hiểm trở, nhiều đoạn sông suối, mưa bão có thể gây đổ cây, sạt lở đất bất cứ lúc nào. Anh em công nhân buộc phải đi bộ, mang theo lương khô, nước uống sử dụng giữa đường rừng. “Với 14 km đường thôi nhưng nhiều khi phải mất 3-4 tiếng đồng hồ mới vào đến điểm cuối. Gian khổ là thế, nhưng bất kể nắng nóng, mưa bão, ngày hay đêm, khi nào người dân nơi vùng núi này gọi báo sự cố về điện thì Đội quản lý điện tổng hợp Hướng Phùng lập tức lên đường để sửa điện một cách nhanh nhất. Phải đi qua địa phận nước bạn Lào mới đưa nguồn điện đến với bản Tà Păng và các thôn bản giáp biên giới như bản Cuôi, bản Cựp (xã Hướng Lập). Khó khăn, vất vả là vậy, tuy nhiên được sự chia sẻ, hỗ trợ từ lãnh đạo điện lực, địa phương, người dân nên chúng tôi đã hoàn thành công việc được giao”, anh Đạo cho biết thêm.
Đội quản lý điện tổng hợp Hướng Phùng là một trong 4 đội quản lý khu vực của Điện lực Khe Sanh (PC Quảng Trị). Toàn đội có 5 người, quản lý 63 trạm biến áp, 140 km đường dây trung áp, 65 km đường dây hạ áp và gần 3.000 khách hàng, chủ yếu là người dân tộc Vân Kiều, Pa Kô và một số ít người dân tộc Kinh. Khu vực này gồm các xã Hướng Phùng, Hướng Sơn, Hướng Việt và Hướng Lập. Với 3/4 địa hình là đồi núi, bị chia cắt bởi hệ thống sông suối, cuộc sống của người dân nơi đây còn nhiều khó khăn. Chỉ tay đường về thôn Cát, thôn Trỉa, anh Đạo chia sẻ, đường điện mới này sẽ giúp cung cấp điện cho khoảng 114 hộ dân. Không chỉ đảm nhận quản lý vận hành hay sửa chữa khi có sự cố, hằng tháng công nhân của đội còn thường xuyên vào thôn, bản để kiểm tra hệ thống lưới điện, ghi chỉ số công tơ và hướng dẫn người dân sử dụng điện đảm bảo an toàn, tiết kiệm, hiệu quả.
Khi có điện, cuộc sống của người dân nơi vùng núi này đã được cải thiện hơn nên nhu cầu sử dụng các thiết bị điện cũng ngày càng nhiều thêm. Trưởng thôn Trỉa Hồ Văn Đàn khoe rằng, khi điện lưới quốc gia về bản, nhiều hộ dân ở thôn rủ nhau đi mua sắm tivi, đài, tủ lạnh, quạt máy, nồi cơm điện... Rõ ràng cuộc sống của người dân đã được đổi thay từ khi có điện và có được sự phục vụ tận tình không quản ngại khó khăn của những người thợ điện ở Đội quản lý điện tổng hợp Hướng Phùng.
Trương Văn Hòa
Những năm qua, Quảng Trị đã nỗ lực hoàn thiện hạ tầng lưới điện trên địa bàn tỉnh, nhất là khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Cuối năm 2016, Cát, ...
Trên những bản, làng ở khu vực biên giới, vùng sâu, vùng xa của Quảng Trị, việc phát triển mạng lưới điện chiếu sáng gặp rất nhiều khó khăn vì địa hình hiểm ...
Ngành nào cũng có đặc thù và khó khăn riêng nhưng đối với ngành điện phải chịu nhiều vất vả, áp lực thậm chí là nguy hiểm. Vậy nhưng, khi ánh điện ở những miền ...
Cát và Trỉa là 2 thôn có vị trí địa lý xa xôi, cách trở của xã Hướng Sơn, huyện Hướng Hóa. Nơi đây chỉ mới có điện vào năm 2016, có sóng điện thoại vào năm ...
Nếu như trước đây, thanh niên người đồng bào dân tộc thiểu số chỉ biết làm nương rẫy, khai thác rừng thì nay, họ đã có thêm nhiều nghề phụ để kiếm sống, trong ...
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành Điện là đầu tư phát triển điện cho khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo nhằm phục vụ phát triển KT-XH cũng như ...
Những năm qua, trong thành tựu chung của tiến trình đổi mới trên mọi lĩnh vực ở huyện Hướng Hóa có sự đóng góp tích cực của ngành điện. Nguồn lưới điện ngày ...
Là lực lượng nòng cốt trong công tác bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới quốc gia, thời gian qua, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh đã có nhiều chương ...
QTO - Tự hào là “thủ phủ” của TP. Đồng Hới (cũ) những năm kháng chiến chống Mỹ, qua những lần sáp nhập, nay phường Đồng Sơn được mở rộng quy mô về diện...
QTO - Năng động với cơ chế mới và chú trọng đầu tư phát triển theo hướng bền vững, hiện đại giúp Hợp tác xã Sản xuất kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Thống...
(QT) - Để cung cấp điện an toàn liên tục, Công ty Điện lực Quảng Trị (PC Quảng Trị) luôn chú trọng đến công tác đảm bảo an toàn hành lang lưới điện (ATHLLĐ). Tuy nhiên trên...
(QT) - Với sáng kiến đưa trụ bê tông vào trồng hồ tiêu xen với trụ choái sống (trụ tiêu bằng cây xanh), ông Nguyễn Đa, ở thôn Nhất Hòa, xã Gio Hòa (Gio Linh) đã xây dựng được...
(QT) - Hàng chục năm nay, nguồn nước ăn uống, sinh hoạt đối với người dân xã Triệu Đông, huyện Triệu Phong luôn là vấn đề nan giải dù nhu cầu của người dân là hết sức bức...
(QT) - Với diện tích 200m2 trồng 5.000 bịch nấm sò, mỗi ngày chị Nguyễn Thị Thùy Giang ở khu phố 3, phường 1, Đông Hà xuất bán ra thị trường từ 20 - 30 kg sản phẩm. Với giá nấm...
(QT) - Nhằm phục hồi lại rừng trên diện tích đã bị mất rừng tại địa điểm tiểu khu 667A thuộc địa phận xã Hướng Linh, năm 2015 Ban quản lí Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa...
(QT) - Để đồng hành với nông dân, thời gian qua Hội Nông dân huyện Đakrông đã chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị tạo điều kiện thuận lợi trong tiếp cận các nguồn vốn,...