Cập nhật:  GMT+7

Nghề thợ nề tạo việc làm cho người dân vùng cao

Nếu như trước đây, thanh niên người đồng bào dân tộc thiểu số chỉ biết làm nương rẫy, khai thác rừng thì nay, họ đã có thêm nhiều nghề phụ để kiếm sống, trong đó có nghề thợ nề. Về các xã miền núi của tỉnh hôm nay, không khó để tìm thấy các công trình nhà ở do chính người dân địa phương làm nên, điều mà trước đây chưa hề có vì hầu hết các công trình xây dựng trên địa bàn các xã miền núi đều phải thuê nhân công từ dưới miền xuôi.

Nghề thợ nề tạo việc làm cho người dân vùng cao

Nhiều lao động người dân tộc thiểu số tìm được việc làm từ nghề xây dựng -Ảnh: M.T

Năm nay, công việc của anh Hồ Tâm, xã Đakrông, huyện Đakrông khá bận rộn. Các công trình nhà dân trên địa bàn cứ nối nhau khiến anh luôn nỗ lực làm việc để vừa hoàn thành đúng tiến độ, vừa đảm bảo thu nhập cho bản thân và đội thợ.

Anh Tâm gắn bó với nghề thợ nề từ năm 2015. Ban đầu, anh đi phụ cho các đội xây dựng nhưng trong quá trình làm việc, anh rất chịu khó học hỏi nên tay nghề dần được nâng lên. Đến nay, anh Tâm đã thành lập đội xây dựng để tự nhận công trình về làm.

Đội anh có từ 3-5 thợ, nhận nhà dân và công trình nhỏ như nhà văn hóa cộng đồng ở các xã trên địa bàn huyện Đakrông để làm. “Càng ngày, nhu cầu xây nhà ở của người dân tộc thiểu số càng cao hơn trước, vì vậy công việc của tôi cũng tăng theo. Để phục vụ lâu dài cho công việc, trước thời điểm COVID-19, tôi đã đăng ký học lớp sơ cấp kỹ thuật xây dựng để được cấp chứng chỉ. Do trước đó đã thạo nghề nên quá trình học, tôi luôn hỗ trợ cho các học viên khác trong lớp”, anh Tâm cho biết.

Cũng theo anh Tâm, nghề thợ nề cần phải chịu khó, chăm học hỏi. Việc theo học các lớp kỹ thuật xây dựng cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản, muốn giỏi nghề thì quá trình đi làm phải học thêm từ những người thợ lành nghề. Khi tay nghề vững vàng thì người lao động hoàn toàn tự tin để tách đội, tự nhận công trình về làm hoặc xin vào làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.

Anh Hồ Chí Trung, ở xã Thuận, huyện Hướng Hóa học lớp sơ cấp kỹ thuật xây dựng năm 2019. Sau khi học xong, anh được nhận vào làm việc tại Công ty TNHH MTV TVT Quảng Trị. Ban đầu anh chỉ làm thợ phụ nhưng sau một thời gian chịu khó học hỏi, tay nghề anh dần được nâng cao. Để thuận lợi hơn cho công việc sau này, anh Trung còn đi học thêm nghề lái máy. Hiện tại, anh cũng đã tách ra thành lập tổ sản xuất, thi công đường nông thôn, nhà ở cho người dân địa phương.

Một trong những thuận lợi trong việc đào tạo nghề kỹ thuật xây dựng ở các huyện miền núi của tỉnh là lực lượng lao động dồi dào, có sức khỏe tốt. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn đã ưu tiên tuyển chọn lao động địa phương và tạo điều kiện để người lao động được học nghề.

Công ty TNHH MTV TVT Quảng Trị được thành lập năm 2014, chuyên thi công xây dựng các công trình dân dụng, đường nông thôn trên địa bàn huyện Hướng Hóa. Công ty có 20 công nhân, 3 cán bộ kỹ thuật, chia làm 3 tổ sản xuất. Ngoài ra, công ty còn liên kết với các tổ, đội xây dựng trên địa bàn khi công việc nhiều hoặc cần gửi học viên học nghề.

Giám đốc công ty là anh Nguyễn Phước Trung, cũng là giáo viên thính giảng của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) huyện Hướng Hóa từ năm 2016 đến nay. Vì vậy, trong quá trình học thực hành, công ty luôn tạo điều kiện cho học viên tham gia vào các tổ, đội sản xuất để phụ việc, học nghề. Sau thời gian đào tạo, học viên nếu có nguyện vọng sẽ được nhận vào làm việc tại công ty hoặc được giới thiệu đến làm việc ở các tổ, nhóm sản xuất, xây dựng mà công ty liên kết.

Theo anh Trung, ưu điểm của công nhân đã qua đào tạo là có kiến thức cơ bản về nghề xây dựng nên quá trình làm việc tiếp thu kiến thức nhanh hơn, nhìn nhận sự việc tốt hơn, đi làm một thời gian dễ nâng cao tay nghề. Một lao động bình thường cần 2-3 năm liên tục đi làm thì mới thạo nghề, nhưng người đã qua đào tạo thì khoảng thời gian này rút ngắn còn 1-2 năm.

Tuy nhiên, so với các lớp đào tạo nghề phi nông nghiệp ở các huyện miền núi thì nhu cầu học nghề xây dựng của người dân ít hơn do khó tìm việc làm. Một trong những nguyên nhân này là do tâm lý của người đồng bào dân tộc thiểu số còn ngần ngại, chưa chủ động tìm kiếm việc làm mà chờ người giới thiệu. “Chỉ cần người lao động sau khi học nghề mạnh dạn hơn trong tìm kiếm công việc thì hoàn toàn có thể sống được với nghề”, anh Trung chia sẻ.

Hướng Hóa là địa phương có nhiều lao động có nhu cầu học nghề xây dựng tương đối cao so với các địa phương miền núi khác. Việc dạy các lớp sơ cấp kỹ thuật xây dựng vừa đáp ứng nhu cầu của người lao động, vừa đáp ứng nhu cầu hoạt động của các công ty xây dựng, vì theo quy định của pháp luật, tổ chức, doanh nghiệp muốn đấu thầu các công trình có vốn nhà nước thì công nhân, người lao động phải qua đào tạo, có bằng cấp chứng chỉ.

Tùy theo mức độ, yêu cầu chất lượng của công trình để đưa ra yêu cầu về trình độ nghề của người lao động nhưng tối thiểu là sơ cấp, tương đương thợ bậc 3. Chương trình đào tạo này có 387 tiết, trong đó 1/2 chương trình là lý thuyết. Từ năm 2016 đến nay, trung tâm mở 7 lớp nghề sơ cấp kỹ thuật xây dựng, trung bình mỗi lớp có khoảng 20 học viên.

Tại huyện Đakrông, mỗi năm Trung tâm GDNNGDTX huyện chỉ mở một lớp sơ cấp nghề kỹ thuật xây dựng theo nhu cầu của người lao động, có năm không mở được lớp nào. Sau khi học xong, đa số người lao động tự thành lập các nhóm nhận công trình nhỏ để làm. Anh Nguyễn Văn Khoa là giáo viên thính giảng lớp sơ cấp nghề kỹ thuật xây dựng của Trung tâm GDNN-GDTX huyện Đakrông từ năm 2012 đến nay.

Theo anh Khoa, công tác giảng dạy ở huyện Đakrông gặp nhiều khó khăn hơn so với các địa phương khác trong tỉnh.

“Trước hết là do đặc thù của địa bàn miền núi nên việc vận chuyển vật liệu, trang thiết bị đến lớp học gặp nhiều khó khăn; một số người lao động tiếp nhận kiến thức chậm do bất đồng ngôn ngữ nên giáo viên phải dạy đi dạy lại.

Tuy nhiên, nếu chịu khó, người lao động có thể tìm kiếm được việc làm sau khi học nghề vì nhu cầu xây dựng nhà dân và những công trình nhỏ trên địa bàn khá nhiều. Ngoài ra, người lao động có thể tìm kiếm việc làm ở các doanh nghiệp xây dựng”, anh Khoa chia sẻ.

Không chỉ giúp giải quyết lao động nhàn rỗi, nghề thợ nề giúp nhiều lao động người dân tộc thiểu số có thu nhập ổn định. Mức tiền công một ngày của thợ nề giao động từ 200.000-250.000 đồng. Số tiền này với những lao động miền núi không hề nhỏ. Do đó, trong thời gian tới, các địa phương miền núi tiếp tục vận động nhiều thanh niên trong độ tuổi lao động theo học để có điều kiện tự vươn lên thoát nghèo, góp phần vào công tác xóa đói giảm nghèo cho địa phương.

Minh Thảo

Tin liên quan:
  • Nghề thợ nề tạo việc làm cho người dân vùng cao
    Quan tâm tạo việc làm cho người khuyết tật

    Người khuyết tật (NKT) trên địa bàn tỉnh nói chung, huyện Gio Linh nói riêng ngày càng nhận được sự quan tâm, chăm sóc, trợ giúp về nhiều mặt của các sở, ngành, địa phương, đặc biệt nổi bật trong đó là công tác hỗ trợ vay vốn tạo việc làm để NKT có thêm thu nhập, vươn lên trong cuộc sống, hòa nhập với xã hội.

  • Nghề thợ nề tạo việc làm cho người dân vùng cao
    Tạo việc làm cho nhiều lao động từ nghề gia công tóc giả

    Khởi nghiệp với nghề còn mới mẻ trên địa bàn tỉnh là làm tóc giả, đến nay, cơ sở gia công tóc giả do chị Nguyễn Thị Tuyên (sinh năm 1997), ở thôn Xuân Viên, xã Hải Dương, huyện Hải Lăng làm chủ đã góp phần tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương với mức thu nhập hằng tháng tương đối tốt.

  • Nghề thợ nề tạo việc làm cho người dân vùng cao
    Tạo việc làm từ nghề chăm sóc hoa Tết

    Thời điểm này, không khí làm việc tại các vườn hoa trên địa bàn thành phố Đông Hà luôn tất bật, bận rộn. Rất nhiều người lao động có việc làm, tăng thu nhập từ công việc thời vụ chăm sóc, sửa soạn lại những vườn hoa, chậu cảnh phục vụ Tết.

  • Nghề thợ nề tạo việc làm cho người dân vùng cao
    Nỗ lực tạo việc làm cho hội viên người mù

    Với sự quan tâm của các cấp, ngành và các tổ chức xã hội, thời gian qua, Hội Người mù huyện Hải Lăng đã có nhiều nỗ lực trong đồng hành, hỗ trợ hội viên có việc làm, thu nhập để từng bước vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.


Minh Thảo

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Dồn sức xây dựng nông thôn mới

Dồn sức xây dựng nông thôn mới
2023-12-14 13:35:00

QTO - Xác định xây dựng NTM là một hành trình lâu dài, bền bỉ, không có điểm kết thúc, thời gian qua, các cấp Mặt trận trong tỉnh sớm vào cuộc, khơi dậy...

Thu nhập cao nhờ nuôi thỏ

Thu nhập cao nhờ nuôi thỏ
2023-12-14 05:10:00

QTO - Năm 2021, chị Nguyễn Thị Thu (sinh năm 1992), ở thôn Ngô Xá Tây, xã Triệu Trung, huyện Triệu Phong cùng anh trai Nguyễn Quốc Quỳnh (sinh năm 1990)...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết