Cập nhật:  GMT+7

Giám sát tình hình đầu tư bảo tồn, tôn tạo, phát huy hệ thống di tích lịch sử văn hóa tại Cam Lộ

Sáng nay 5/4, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy, Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội (VH - XH) HĐND tỉnh Hồ Thị Thu Hằng chủ trì buổi làm việc của Ban VH-XH HĐND tỉnh với Phòng Văn hóa-Thông tin huyện Cam Lộ về kết quả thực hiện Nghị quyết số 167/NQ-HĐND ngày 9/12/2021 của HĐND tỉnh về đầu tư bảo tồn, tôn tạo, phát huy hệ thống di tích lịch sử văn hóa tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn.

Giám sát tình hình đầu tư bảo tồn, tôn tạo, phát huy hệ thống di tích lịch sử văn hóa tại Cam Lộ

Ban VH-XH HĐND tỉnh nghe giới thiệu về Đền thờ Vua Hàm Nghi và các Tướng sĩ Cần Vương - Ảnh: HN

Hiện nay, trên địa bàn huyện Cam Lộ đang quản lý 32 di tích, trong đó có 2 di tích cấp quốc gia (Trụ sở Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Thành Tân Sở), 30 di tích cấp tỉnh.

Huyện đã thực hiện hoàn thành 17/30 hồ sơ pháp lý; 19/30 hồ sơ khoa học đối với các di tích cấp tỉnh phân cấp cho UBND huyện, xã, thị trấn quản lý; đề nghị đưa ra khỏi danh mục di tích 3 di tích, gồm: Đình làng Cam Vũ, Hầm mộ liệt sĩ An Hưng và Tháp chàm Kim Đâu với các lý do sai dữ kiện lịch sử, không còn phát huy các giá trị của di tích...

Giám sát tình hình đầu tư bảo tồn, tôn tạo, phát huy hệ thống di tích lịch sử văn hóa tại Cam Lộ

Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy, Trưởng Ban VH-VX HĐND tỉnh Hồ Thị Thu Hằng khảo sát di tích cấp tỉnh địa điểm lưu niệm vụ thảm sát Cùa năm 1947-1948 - Ảnh: HN

Huyện Cam Lộ đề nghị UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh nhiệm vụ thực hiện xây dựng hồ sơ pháp lý đối với di tích Hang dơi và hệ thống Hang lèn Tân Lâm vì các di tích này thuộc cấp tỉnh quản lý và nằm trên địa giới hành chính 2 huyện Đakrông và Cam Lộ.

Đã khoanh vùng bảo vệ cắm mốc chỉ giới của 17/30 di tích; bố trí đất và đang hoàn thiện hồ sơ pháp lý của 9 di tích còn lại, dự kiến đến ngày 30/4/2024 sẽ hoàn thành toàn bộ 26/26 hồ sơ pháp lý các di tích lịch sử trên địa bàn theo phân cấp.

Công tác tu bổ, tôn tạo chỉ triển khai thực hiện ở một số di tích trong danh mục đầu tư giai đoạn 2022-2025 của Nghị quyết số 167/NQ-HĐND, còn các di tích khác chưa được thực hiện nên không đáp ứng nhu cầu bảo vệ, phát triển giá trị các di tích; một số di tích còn vướng mắc về đất đai, tên gọi; nguồn ngân sách của huyện còn hạn chế nên khó khăn trong việc bố trí đầu tư, tôn tạo, phục dựng và bảo vệ các di tích trên địa bàn...

Giám sát tình hình đầu tư bảo tồn, tôn tạo, phát huy hệ thống di tích lịch sử văn hóa tại Cam Lộ

Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy, Trưởng Ban VH - XH HĐND tỉnh Hồ Thị Thu Hằng phát biểu tại buổi làm việc - Ảnh: HN

Phát biểu tại buổi làm việc, Trưởng Ban VH - XH HĐND tỉnh Hồ Thị Thu Hằng đánh giá cao sự nỗ lực của huyện Cam Lộ trong triển khai thực hiện Nghị quyết số 167/NQ-HĐND của HĐND tỉnh. Huyện Cam Lộ là địa phương có số lượng di tích mang tầm cỡ cấp quốc gia rất nhiều, vì thế cần tập trung làm tốt công tác gìn giữ và phát huy giá trị di tích.

Đề nghị huyện tăng cường sự chỉ đạo, quản lý, điều hành của chính quyền từ huyện đến cơ sở; nâng cao nhận thức các cấp, các ngành về giá trị của hệ thống di tích trên địa bàn; tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước để đảm bảo các di tích không bị xâm hại; khi đầu tư tôn tạo, phục dựng phải có sự tính toán kỹ lưỡng, khoa học; khẩn trương hoàn thành hồ sơ pháp lý, hồ sơ khoa học đối với các di tích chưa hoàn thành; có phương án hoán đổi đất hoặc vận động người dân tự nguyện hiến đất để có quỹ đất phục vụ cho xây dựng khuôn viên, bia di tích.

Về việc đưa ra các di tích khỏi danh mục di tích cấp tỉnh mà huyện đề xuất, huyện cần nêu rõ nguyên nhân, có hồ sơ báo cáo cụ thể về vấn đề này.

Huyện cần tăng cường công tác phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện Nghị quyết số 167/NQ-HĐND. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân cùng hưởng ứng mạnh mẽ việc thực hiện có hiệu quả công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy hệ thống di tích lịch sử, văn hóa ở địa phương.

Hoài Nhung

Tin liên quan:
  • Giám sát tình hình đầu tư bảo tồn, tôn tạo, phát huy hệ thống di tích lịch sử văn hóa tại Cam Lộ
    Giám sát tình hình đầu tư bảo tồn, tôn tạo, phát huy hệ thống di tích lịch sử ...

    Sáng nay 4/4, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Hồ Thị Thu Hằng chủ trì buổi làm việc của Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh với Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Đakrông về kết quả thực hiện Nghị quyết số 167/NQ-HĐND ngày 9/12/2021 của HĐND tỉnh về đầu tư bảo tồn, tôn tạo, phát huy hệ thống di tích lịch sử văn hóa tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2022 - 2025 trên địa bàn huyện Đakrông.

  • Giám sát tình hình đầu tư bảo tồn, tôn tạo, phát huy hệ thống di tích lịch sử văn hóa tại Cam Lộ
    Quan tâm bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa ở Cam Lộ

    Trên địa bàn huyện Cam Lộ có 31 di tích lịch sử văn hóa, danh thắng được xếp hạng các cấp, trong đó có 2 di tích xếp hạng cấp quốc gia là Thành Tân Sở ở xã Cam Chính và Khu Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ở thị trấn Cam Lộ. Thời gian qua, thực hiện Nghị quyết số 17 của HĐND tỉnh “về việc đầu tư, bảo tồn, tôn tạo, chống xuống cấp hệ thống di tích lịch sử văn hóa tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2013 - 2020”, các di tích được huyện Cam Lộ quản lý, bảo tồn, tôn tạo một cách có hệ ...

  • Giám sát tình hình đầu tư bảo tồn, tôn tạo, phát huy hệ thống di tích lịch sử văn hóa tại Cam Lộ
    Gio Linh chú trọng bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn ...

    Những năm qua, huyện Gio Linh luôn chú trọng công tác bảo tồn, tôn tạo, chống xuống cấp các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn. Với sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, các tổ chức, đơn vị liên quan và Nhân dân, công tác đầu tư, tôn tạo các di tích được thực hiện hiệu quả, góp phần giáo dục truyền thống lịch sử, văn hoá, nâng cao đời sống tinh thần cho các tầng lớp nhân dân, trở thành những điểm đến hấp dẫn về du lịch đối với du khách trong nước, quốc tế.

  • Giám sát tình hình đầu tư bảo tồn, tôn tạo, phát huy hệ thống di tích lịch sử văn hóa tại Cam Lộ
    Quan tâm bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích văn hóa, lịch sử ở Triệu ...

    Huyện Triệu Phong có hệ thống di tích lịch sử, văn hóa quan trọng, trong đó có Di tích lịch sử quốc gia các địa điểm liên quan đến Dinh Chúa Nguyễn (1558-1626) tại xã Triệu Ái, xã Triệu Giang, thị trấn Ái Tử; Khu lưu niệm Tổng Bí thư Lê Duẩn ở xã Triệu Thành; Nhà lưu niệm Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hữu Dực ở xã Triệu Thuận; đình làng An Tiêm, xã Triệu Thành, Di tích lịch sử quốc gia “Chốt thép Long Quang”, xã Triệu Trạch; Tượng đài Chiến thắng Cửa Việt, xã Triệu An...


Hoài Nhung

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Tin liên quan

Gợi ý

POWERED BY
Việt Long