Cập nhật:  GMT+7

Giám sát tình hình đầu tư bảo tồn, tôn tạo, phát huy hệ thống di tích lịch sử văn hóa ở huyện Đakrông

Sáng nay 4/4, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Hồ Thị Thu Hằng chủ trì buổi làm việc của Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh với Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Đakrông về kết quả thực hiện Nghị quyết số 167/NQ-HĐND ngày 9/12/2021 của HĐND tỉnh về đầu tư bảo tồn, tôn tạo, phát huy hệ thống di tích lịch sử văn hóa tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2022 - 2025 trên địa bàn huyện Đakrông.

Giám sát tình hình đầu tư bảo tồn, tôn tạo, phát huy hệ thống di tích lịch sử văn hóa ở huyện Đakrông

Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy, Trưởng Ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh Hồ Thị Thu Hằng khảo sát di tích lịch sử cấp tỉnh Khu danh thắng xã Đakrông - Ảnh: HN

Huyện Đakrông hiện có 33 di tích đã được xếp hạng. Trong đó, 1 di tích được xếp hạng di tích cấp quốc gia đặc biệt (Cầu treo Đakrông); 2 di tích được xếp hạng cấp quốc gia (các địa điểm vư­ợt đường 9 của đư­ờng dây Thống Nhất và tuyến đường 559; di tích các địa điểm (6 địa điểm) thuộc chiến khu Ba Lòng); 30 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Có 25 di tích cấp tỉnh đã được cắm bia biển; 15/17 di tích hoàn thành hồ sơ khoa học; 15/17 di tích hoàn thành hồ sơ pháp lý.

Đa số di tích lịch sử đã được xếp hạng cấp quốc gia, cấp tỉnh trên địa bàn huyện Đakrông đều có từ thời chống Pháp, chống Mỹ, nằm ở vị trí cách xa trung tâm xã, huyện, có địa hình hiểm trở, theo thời gian đang dần mất hết dấu vết di tích nên việc xác định không gian, lãnh thổ, phạm vi của di tích để cắm mốc, khoanh vùng bảo vệ di tích cũng như việc đầu tư bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di tích gặp rất nhiều khó khăn.

Nhân chứng lịch sử và những người am hiểu về các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn huyện hiện nay không còn nhiều, một số nhân chứng còn lại tuổi cao, già yếu đã ảnh hưởng nhiều đến quá trình thu thập thông tin để hoàn thiện hồ sơ khoa học, hồ sơ pháp lý của các di tích. Các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn huyện đa số nằm trong vùng dân cư, trên đất trồng cây nông nghiệp, đất trồng rừng hoặc đất vườn của các hộ dân nên quá trình thu hồi đất để hoàn thành hồ sơ cấp đất cho các di tích gặp nhiều khó khăn...

Giám sát tình hình đầu tư bảo tồn, tôn tạo, phát huy hệ thống di tích lịch sử văn hóa ở huyện Đakrông

Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy, Trưởng Ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh Hồ Thị Thu Hằng khảo sát di tích lịch sử cấp tỉnh điểm Cầu Rào Quán - Ảnh: HN

Phát biểu tại buổi làm việc, Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Hồ Thị Thu Hằng nhấn mạnh: Công tác bảo tồn, tôn tạo, phát huy hệ thống di tích lịch sử văn hóa có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Vì thế, cần phát huy tinh thần trách nhiệm cao trong việc tập trung thực hiện tốt công tác bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị hệ thống di tích lịch sử văn hóa để góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, thúc đẩy phát triển du lịch và giáo dục cho thế hệ mai sau.

Đề nghị Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Đakrông tiếp thu các ý kiến đóng góp của các thành viên Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh, đồng thời tiếp tục nỗ lực khắc phục những khó khăn, tồn tại và phát huy những kết quả đã đạt được để làm tốt hơn nữa công tác bảo tồn, tôn tạo, phát huy hệ thống di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn huyện Đakrông trong thời gian tới.

Lưu ý, trong thực hiện công tác bảo tồn, tôn tạo, phát huy hệ thống di tích lịch sử văn hóa, cần tập trung làm tốt công tác đo đạc đất đai để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; biển ghi tên di tích phải đảm bảo sử dụng vật liệu tốt, tính thẩm mỹ cao và ghi thông tin di tích đầy đủ, chính xác; quan tâm hỗ trợ cho người dân ở gần những di tích lịch sử văn hóa đầu tư phát triển du lịch cộng đồng, qua đó, tạo nên những sản phẩm du lịch độc đáo mang bản sắc địa phương, thu hút du khách trong, ngoài nước đến với huyện Đakrông.

Hoài Nhung

Tin liên quan:
  • Giám sát tình hình đầu tư bảo tồn, tôn tạo, phát huy hệ thống di tích lịch sử văn hóa ở huyện Đakrông
    Cần quan tâm hơn đầu tư bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử, văn hóa

    Xác định tầm quan trọng của hệ thống di tích lịch sử, văn hóa, thời gian qua, từ tỉnh đến cơ sở đã xây dựng kế hoạch, phương án và tổ chức thực hiện công tác bảo tồn, tôn tạo, chống xuống cấp các di tích... Nhiều di tích lịch sử, văn hóa đã được phát huy giá trị, nhất là trong công tác giáo dục truyền thống cho thế hệ hôm nay và mai sau; trở thành những điểm du lịch, tham quan hấp dẫn đối với du khách trong nước, quốc tế.

  • Giám sát tình hình đầu tư bảo tồn, tôn tạo, phát huy hệ thống di tích lịch sử văn hóa ở huyện Đakrông
    Cần đầu tư bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa để khai thác phát ...

    Quảng Trị có 500 di tích danh thắng, trong đó có 4 di tích quốc gia đặc biệt, 20 di tích quốc gia và 476 di tích cấp tỉnh. Năm 2013, HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 17 về việc đầu tư bảo tồn, tôn tạo, chống xuống cấp hệ thống di tích lịch sử, văn hóa tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2013 - 2020. Mục tiêu của nghị quyết là đến năm 2015, 100% di tích của tỉnh được kiểm kê, hoàn thành việc cắm mốc chỉ giới, khoanh vùng bảo vệ và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; đến năm 2020, 100% di tích cấp ...


Hoài Nhung

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế

Đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế
2024-04-02 20:02:00

QTO - Chiều nay 2/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị trực tuyến với các trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và các địa...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long