Cập nhật: Thứ 7, 26/11/2011 | 08:38 GMT+7

Giấc mơ của “Quế nhà rường”...

(QT) - Bằng đôi tay tài hoa của mình, những người thợ tại cơ sở chế tác nhà rường của ông chủ trẻ Nguyễn Văn Thiên Quế (sinh năm 1977) ở thôn Thượng Xá, xã Hải Thượng, huyện Hải Lăng (Quảng Trị), đã phục dựng, “hồi sinh” nhiều ngôi nhà rường cổ quý giá. Chỉ mới ngoài 30 tuổi nhưng trong tay ông chủ trẻ này đã có số vốn lên đến hàng tỷ đồng. Không những vậy, cơ sở nhà rường của Quế còn tạo việc làm cho hàng chục lao động địa phương với thu nhập ổn định. Từ buôn bán cây cảnh, đồ cổ... Ai có dịp đi trên con đường thiên lý Bắc- Nam ngang qua thôn Thượng Xá, xã Hải Thượng, huyện Hải Lăng sẽ ngỡ ngàng trước một cơ sở sản xuất, phục dựng nhà rường với những ngôi nhà rường truyền thống rất đẹp. Ít ai biết được chủ nhân của cơ sở ấy lại là một chàng trai trẻ mới ngoài 30 tuổi. Chúng tôi ghé thăm cơ sở phục dựng nhà rường của anh Quế khi những người thợ đang miệt mài chạm trổ những họa tiết, hoa văn trên những chiếc kèo, cột, đòn tay...Ngoài mảnh sân rộng, một tốp thợ khác đang dựng thêm một ngôi nhà rường.

Những người thợ đang dựng một ngôi nhà rường.

Anh Quế vừa chào khách, vừa vui vẻ cho hay: “Đây là ngôi nhà rường mà cơ sở mình làm cho một khách hàng ở Hà Nội. Ròng rã 3 tháng giờ mới sắp hoàn thành đó. Từ đầu năm đến nay, cơ sở của mình đã bán được 6 ngôi nhà rường như vậy rồi. Giá mỗi ngôi nhà rường hoàn chỉnh từ khoảng 600 đến 900 triệu đồng, cũng có khách hàng đang ngỏ ý đặt một ngôi nhà rường có giá trên 1 tỷ đồng. Giá cao hay thấp là tùy thuộc vào từng loại gỗ, hoa văn chạm trổ và kích thước nhà”. Theo anh Quế, hiện nay khách hàng rất ưa chuộng nhà rường được làm bằng gõ, gỗ lim, gỗ chua, gỗ mít... Tiếp chúng tôi trên bộ bàn ghế trường kỷ rất đẹp đã lên nước đen bóng, dưới mái nhà rường tuyệt đẹp, Quế kể về cái duyên đến với nghề dựng nhà rường của mình. Học xong lớp 12, do hoàn cảnh khó khăn nên anh nghỉ học ở nhà phụ giúp cha mẹ. Trong những ngày vào thành phố Huế chơi, Quế nhận thấy nhu cầu về cây cảnh rất lớn, lại dễ có lợi nhuận cao nên bắt đầu mày mò buôn cây cảnh. Ban đầu anh vay mượn tiền để tìm mua những loại cây cảnh có giá khá rẻ ở các làng quê. Số cây cảnh này được Quế chăm sóc, uốn nắn tạo dáng thế rồi bán cho người có nhu cầu. Sau khi có chút vốn liếng, anh tìm mua những cây cảnh đã được định hình, có dáng thế rõ ràng nhưng có giá cao hơn, để đỡ tốn công tạo cây. “Buôn bán cây cảnh nếu gặp thời là giàu to, bởi giá cả cây cảnh không có ước định rõ ràng. Người ta bảo nghề này là làm chơi ăn thật cũng vì lẽ ấy. Mình đã nhiều lần mua bán hụt cây cảnh, nếu thành công có khi lời vài trăm triệu đồng. Như một lần mình định mua cây cảnh có giá 48 triệu đồng nhưng sau khi đặt cọc thì vợ mình lại ngăn cản vì sợ lỗ. Nhưng anh biết không, cái cây cảnh mình định mua ấy, chỉ ít hôm sau đã có người mua với giá trên 300 triệu đồng và nghe đâu bán lại hơn gấp đôi. Ngoài lần ấy, mình còn hụt nhiều thương vụ mua bán cây cảnh khác nữa. Kể ra thì cũng tiếc thật nhưng thôi, mình tự an ủi có lẽ không có duyên với nghề buôn bán cây cảnh”, anh Quế kể lại. Trong thời gian buôn bán cây cảnh, với vốn am hiểu của mình anh cũng tham gia vào việc sưu tập và buôn bán đồ cổ. Quế cho biết, anh rất đam mê thú chơi đồ cổ và thời điểm ấy trong nhà anh luôn có hàng chục cổ vật. Mỗi lần nhìn ngắm đồ cổ là anh mê mẩn cả người, quên luôn việc ăn uống. Trong một lần lùng tìm mua cây cảnh, anh tình cờ biết được tại một ngôi nhà thờ họ ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế còn giữ một chiếc bình gốm rất đẹp. Bình gốm này có những họa tiết rất tinh xảo và đặc biệt được vẽ bằng thủ công. “Mình cũng đã tích luỹ cho bản thân nhiều hiểu biết, kinh nghiệm trong việc đoán định đồ cổ. Đối với bình gốm này, mình biết nó được vẽ bằng tay bởi các nét vẽ không đều nhau, những món đồ như thế này là độc bản và hiển nhiên là rất quý”. Sau khi tìm hiểu, anh đã dò hỏi và để tìm cách mua với giá 7,5 triệu đồng, thời điểm ấy cách đây chừng 10 năm. “Để có tiền mua chiếc bình gốm đó, mình phải bán một con trâu mẹ và một trâu nghé”, anh Quế cho biết. Nhưng khi anh mang bình gốm đó về nhà được một thời gian thì bố anh bỗng đột ngột bị bệnh tai biến, liệt toàn thân. Anh nghĩ có khi nào chiếc bình gốm đó lại là nguyên nhân gây ra căn bệnh cho bố mình, bởi nó là bảo vật được lưu giữ trong nhà thờ của dòng họ kia từ rất lâu đời.

Anh Nguyễn Văn Thiên Quế.

Thế là anh Quế có ý định bán đi. “Suy nghĩ rất nhiều, cuối cùng mình cũng đành bán cho một người bạn quen chuyên buôn bán đồ cổ ở thành phố Huế với giá 12 triệu đồng, mặc dù rất tiếc. Người bạn này đã bán sang tay cho một người khác với giá 125 triệu đồng. Nhưng anh biết không, chỉ một thời gian sau, khi hình ảnh chiếc bình được lan truyền trên các phương tiện thông tin thì nó được một chuyên gia buôn đồ cổ người Nhật Bản mua với giá trên... 1 tỷ đồng! Mình điếng người khi biết tin ấy, không hẳn tiếc vì tiền mà tiếc là mình đã không giữ được món đồ cổ vô cùng quý giá ấy trong tay”. Sau những đận ấy, anh Quế tự suy ngẫm một thời gian rồi nghỉ hẳn nghề buôn bán cây cảnh và đồ cổ. Thời gian này, anh suy tính nên kiếm một việc khác để làm và nhớ đến những căn nhà rường cổ xưa mà anh vẫn hay bắt gặp trong những lần lang thang lùng mua cây cảnh. “Khi thấy nhiều ngôi nhà rường bằng gỗ rất đẹp, do trải qua thời gian dài và dầm dãi nắng mưa nên đã bị hư hỏng nặng hoặc những gia đình vì không đủ tiền để tu sửa nên họ dỡ cả ngôi nhà rường hàng trăm năm tuổi ra phơi nắng phơi sương, mình thấy mà xót xa. Trong đầu mình lúc ấy loé lên ý nghĩ: tại sao không làm một công việc gì đó liên quan đến những ngôi nhà rường như thế ? ”, anh Quế nói về cơ duyên khiến anh quyết định đến với nhà rường. ...đến đam mê nhà rường cổ “Tính mình lạ lắm, mình chỉ làm những gì đam mê, kể cả trong chuyện làm ăn. Mình đến với nhà rường cũng vì thế, ngoài chuyện làm ăn thì đó còn là đam mê”, anh Quế bộc bạch. Anh kể ông nội mình vốn là một người thợ giỏi về nhà rường ở Huế, từng được chọn vào cung tham gia làm nhà rường cho vua chúa. Từ nhỏ, Quế cũng đã tiếp xúc với tiếng đục đẽo, những hoa văn được ông mình tạo ra trên những thớ gỗ. Tuổi thơ anh cũng mê mẩn với những họa tiết đó nhưng khi lớn lên với bộn bề lo toan, anh quên bẵng chuyện ông nội mình từng là thợ nhà rường giỏi ngày xưa. “Chỉ đến khi mình quyết định mở cơ sở phục chế nhà rường thì những hiểu biết về nhà rường của ông nội mới được mình xem là cứu cánh. Thế là hàng tháng trời mình về nhà ông nội để tìm hiểu, học hỏi những ngón nghề. Sau khi đã lĩnh hội được những kiến thức cơ bản về nhà rường cũng là lúc mình quyết tâm thực hiện phục chế nhà rường”, anh Quế cho biết. Lúc đầu cơ sở của anh được mở tại thị trấn Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, là một trong những cơ sở hiếm hoi về nhà rường khá quy mô và uy tín ở đây. Qua các mối quan hệ quen biết, anh đã “chiêu mộ” được rất nhiều thợ giỏi về làm tại cơ sở của mình. Do nhu cầu thị trường nhà rường ngày càng sôi động, việc làm ăn của anh cũng trở nên khấm khá. “Vì lý do gì đang làm ăn phất lên ở Huế thì anh lại chuyển ra Quảng Trị?”, tôi hỏi. “Cũng có nhiều nguyên nhân như mình là con rể của Quảng Trị, nhà vợ mình nằm ngay chân cầu Trắng ở thị xã Quảng Trị. Nhưng lý do chính là mình nhìn thấy được tiềm năng về nhà rường ở Quảng Trị rất lớn, nguồn tài nguyên về nhà rường ở Quảng Trị vẫn còn rất dồi dào...”. Vậy là sau khi tạo dựng được “thương hiệu nhà rường” ở Huế, đầu năm 2010 anh Quế quyết định dời xưởng nhà rường ra Quảng Trị thuê đất rồi dựng cơ sở ở thôn Thượng Xá, xã Hải Thượng, huyện Hải Lăng. “Mới đầu cũng gặp khó khăn nhưng nay thì ổn rồi, các khách hàng quen đã trở lại và nhiều khách hàng mới cũng tìm đến. Đơn hàng làm không xuể dù trong cơ sở mình luôn có 30 nhân công, trong đó có nhiều thợ giỏi đến từ Huế và các làng nghề làm nhà rường ở Quảng Trị”, anh Quế vui mừng cho biết. Say sưa đục đẽo bên chiếc kèo đã gần hoàn thiện, anh Ngô Văn Trí, 43 tuổi, đến từ thôn Văn Quỹ, xã Hải Tân, huyện Hải Lăng - là “nhạc trưởng” của cánh thợ tại đây - vui mừng cho biết: “Khi được Quế mời về làm, tôi rất vui. Bởi ngoài thu nhập khá cao thì tôi còn có đất dụng võ ngay chính trên quê hương mình”. Anh Lê Sỹ Hậu, 42 tuổi, thợ chạm đến từ Huế cũng góp chuyện: “Tôi theo làm cho Quế lâu rồi, nói chung nghề này cũng đi nhiều. Hễ có người ở xa kêu đi dựng nhà thì phải đi nhưng thu nhập cũng khấm khá”. Đối với những thợ có tay nghề cao, mỗi ngày Quế trả tiền công là 200.000 đồng/người. Ngoài số thợ chạm trổ, trong cơ sở của Quế luôn có khoảng 20 nhân công người địa phương làm các công việc như cưa xẻ gỗ, đánh nhám, đánh bóng... với thu nhập ổn định. Quế cho biết, hiện tại cơ sở của anh đã dần ổn định, nhiều khách hàng đã biết đến. “Uớc mơ của mình là làm sao cho những ngôi nhà rường Huế, Quảng Trị nói riêng và nhà rường miền Trung nói chung sẽ được khách hàng khắp cả nước biết đến. Và xa hơn nữa, mình ước ao một ngày nào đó sẽ đưa được nhà rường cổ Việt Nam xuất ngoại sang các nước Châu Âu, Châu Mỹ... để vừa quảng bá hình ảnh một Việt Nam tươi đẹp, thanh bình, vừa để bạn bè quốc tế hiểu rõ hơn về những giá trị văn hoá tàng ẩn trong những ngôi nhà rường cổ quý giá của Việt Nam. Bài, ảnh: LÊ ĐỨC VIỆT



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Đường đến giấc mơ nguyệt quế
22:00 08/03/2024

Cũng như nhiều bạn trẻ, Nguyễn Minh Đình Thiên (sinh năm 2007), học sinh lớp 11C, Trường THPT Đông Hà từng lo sợ và không muốn đối diện với thất bại. Theo từng ...

Xã Hải Quế khai thác hiệu quả vùng cát
22:35 03/07/2023

Nhiều năm nay, người dân xã Hải Quế, huyện Hải Lăng đã khai thác tốt lợi thế thổ nhưỡng của vùng cát ở địa phương để trồng các loại cây hoa màu, trong đó chú ...

Thức cùng những giấc mơ
22:00 24/05/2024

Đối với Nguyễn Như Hải Hòa, giấc mơ không đơn thuần chỉ hiện diện trong những đêm nồng yên ả. Nó chính là thứ mà đã, đang và sẽ không cho phép Hải Hòa ngủ say. ...

Từ dưới gốc mai
22:50 29/03/2024

Giữa cái rét run đầu tháng chạp, dân buôn cây cảnh vẫn đi lùng sục khắp vùng tìm mai vàng. Cái giống cây cho hoa tết ấy chưa bao giờ mất giá, nhưng phải thực ...

Những con đường như đi trong mơ
22:45 14/02/2025

Một chiếc cầu bê tông thay cho con đò hà bám rêu phủ hay mấy nhịp ván mục dãi nắng dầm mưa, một mái nhà tranh vách đất xiêu vẹo phơi nỗi cay cực nhường chỗ cho ...

Không chỉ làm giàu cho riêng mình
22:56 20/07/2022

Cùng với việc phát triển kinh tế gia đình, nhiều năm qua, cơ sở sản xuất chậu cảnh của anh Lê Đăng Khanh (38 tuổi) ở thôn Cổ Thành, xã Triệu Thành, huyện Triệu ...

Chờ vùng cát... nở hoa
22:00 10/01/2025

Trong một lần được trò chuyện với ông Lê Đức Thịnh, Chủ tịch UBND huyện Hải Lăng, người viết rất thú vị khi ông Thịnh ví vùng đất cực nam của tỉnh Quảng Trị là ...

Niềm vui nhân đôi

Niềm vui nhân đôi
10:00 tối Thứ 6

QTO - Tại Trường THPT thị xã Quảng Trị những ngày này, niềm vui như được nhân đôi khi thầy trò nhà trường đang tưng bừng chuẩn bị kỷ niệm 50 năm thành lập...

Quảng Trị làm sao quên!

Quảng Trị làm sao quên!
08:14 31/03/2025

QTO - Đã định ăn Tết Hà Nội trọn vẹn, sáng mồng Một Tết 2025, nhớ nhà quá, tôi lên xe khách về Hà Tĩnh. Vắng khách, tôi yêu cầu người lái xe mở cho nghe...

Những người gác đèn biển

Những người gác đèn biển
02:34 19/11/2011

(QT) - Trước tầm mắt của chúng tôi, đèn hải đăng Cửa Tùng bắt đầu chậm rãi quét những luồng sáng có tầm vươn xa 12 hải lý và cùng với thời điểm này, đèn hải đăng ở các trạm Cồn...

“Tình ta với đá cơ duyên cảm hòa”

“Tình ta với đá cơ duyên cảm hòa”
03:55 12/11/2011

(QT) - Nhìn nghệ nhân Nguyễn Hoát cùng những người bạn già thủ thỉ tâm tình với từng hòn non bộ trong một buổi trà đạo lúc bình minh, tôi chợt nhớ đến câu thơ: “Ngàn xưa ai...

Vượt mặc cảm tìm hạnh phúc

Vượt mặc cảm tìm hạnh phúc
02:45 05/11/2011

(QT) - Mặc cảm về những khiếm khuyết trên cơ thể khiến nhiều người khuyết tật rời xa hạnh phúc lứa đôi. Nhưng có những trái tim khát khao yêu thương vẫn vượt qua mọi khó khăn,...

Khát vọng gieo chữ ở Trường Sa

Khát vọng gieo chữ ở Trường Sa
20:14 31/10/2011

(QT) - Tạm gác lại trách nhiệm nặng nề của người con trai út trong gia đình, gửi lại cha mẹ đã già yếu cho các anh chị trông nom, săn sóc, anh quyết tâm lên đường ra với Trường...

Vui buồn sau những cuộc tình xuyên biên giới

Vui buồn sau những cuộc tình xuyên biên giới
02:18 29/10/2011

(QT) - Đi theo tiếng gọi tình yêu, nhiều cô gái Lào vượt sông Sê Pôn sang làm dâu đất Việt. Không nhập quốc tịch, không đăng ký kết hôn, những hệ lụy pháp lý bắt đầu nảy sinh...

Giấc mơ “Chắt chắt Mai Xá chấm com”

Giấc mơ “Chắt chắt Mai Xá chấm com”
00:38 23/10/2011

(LĐ) - "Tôi có một ước mơ: Vào một ngày không xa, người dân làng Mai Xá (Gio Mai, Giao Linh, Quảng Trị) quê tôi sẽ có hướng làm ăn mới để làm giàu trên chính quê hương của...

Thời tiết

22°C - 28°C
Có mây, không mưa
  • 22°C - 28°C
    Có mây, không mưa
  • 23°C - 31°C
    Có mây, không mưa
POWERED BY
Việt Long