Cập nhật: Thứ 7, 29/10/2011 | 09:18 GMT+7

Vui buồn sau những cuộc tình xuyên biên giới

(QT) - Đi theo tiếng gọi tình yêu, nhiều cô gái Lào vượt sông Sê Pôn sang làm dâu đất Việt. Không nhập quốc tịch, không đăng ký kết hôn, những hệ lụy pháp lý bắt đầu nảy sinh từ những cuộc hôn nhân xuyên biên giới đó. Gia đình Việt-Lào Vượt sông Sê Pôn sang Lào gần hai tháng, cuối cùng anh Hồ A Chơng cũng tìm thấy “một nửa” của mình. Anh cười hiền tâm sự: “Thấy thanh niên trong bản sang Lào tìm vợ, mình cũng thử… vận may, nào ngờ lại gặp Hồ Thị Chằng, người mà mình đem lòng yêu thương và cưới làm vợ. Có lẽ là do duyên số”. Không chỉ mình anh Chơng, nhiều thanh niên ở các xã vùng Lìa cũng đã vượt rào cản biên giới để tìm bạn đời. Ranh giới tự nhiên giữa 7 xã vùng Lìa và nước CHDCND Lào chỉ là dòng sông Sê Pôn cùng mấy quả đồi. Hầu hết cư dân sống ở hai triền biên giới tuy khác quốc tịch nhưng lại chung gốc gác. Thế nên, chuyện lấy vợ người Lào vốn không xa lạ với các chàng trai sống trên đất Việt. Thậm chí, một số người đã lập gia đình vẫn “đèo” thêm một cô vợ Lào về chung sống. Bên ché rượu nhạt, Pả Khưm (xã Thuận) chậm rãi chia sẻ câu chuyện nhân duyên muộn màng của mình. Vợ mất gần 5 năm, Pả Khưm một mình bươn bả nuôi 6 người con. Sống cảnh lẻ bóng, ông luôn mong muốn tìm thấy một người phụ nữ để chia sẻ buồn vui. Được các con ủng hộ, người đàn ông ngoài 40 nhập cuộc cùng trai bản, sang Lào tìm vợ. Tiếng hát, tiếng khèn ngày xưa từng làm bà mối xe duyên với người vợ đã khuất, giờ lại lay động trái tim cô gái Lào có tên là Hồ Thị Hót.

Tình cảm vợ chồng Pả Khưm luôn ngọt ngào như thuở ban đầu.

Ngày Pả Khưm dẫn người vợ Lào về nhà, cả bản ai cũng mừng. Không chỉ riêng Pả Khưm, đến thời điểm hiện tại, hơn 30 chàng trai trên địa bàn xã Thuận cũng có duyên lấy được vợ Lào như Pả Khưm. Bên cạnh đó, hơn 20 cô gái ở xã cũng khăn gói vượt biên giới, đi theo tiếng gọi của trái tim. Đến xã A Túc, chúng tôi may mắn nghe già làng ở đây kể câu chuyện tình yêu giữa trai bản với các cô gái Lào. Hơn 20 gia đình Việt – Lào tụ hội ở mảnh đất này đều là cái kết đẹp của mối tình xuyên biên giới. Cách đây 7 năm, khi bông hoa đào rừng vừa chớm nở, anh Hồ Văn Ban cùng thanh niên trong bản sang Lào chơi hội. Đó cũng là lúc anh gặp cô gái Lào vừa xinh đẹp, vừa hiền lành là chị Hồ Thị Ran. Anh Ban kể lại: “Về nhà mấy ngày mà mình không sao ngủ được, nhớ ánh mắt, nhớ tiếng cười của Ran mãi. Bố mẹ mình biết chuyện, giục mình sang bản Xê xin cưới. Năm 2004, mình và Ran đã kết tóc ăn thề”. Giờ đây, vợ chồng anh Ban đã có 2 người con. Thỉnh thoảng anh chị lại dắt các cháu về thăm quê ngoại. Nói về tình trạng hôn nhân xuyên biên giới trên địa bàn, anh Hồ Văn Chiến, Phó công an xã A Túc, vui vẻ bảo: “Chẳng hiểu trai bản có duyên với con gái Lào hay sao mà khá nhiều người sang nước bạn lấy vợ". Có lẽ vì thế nên mô hình gia đình chồng người Việt, vợ người Lào rất thịnh hành ở các xã vùng Lìa. Già bản Tăng Cô (xã A Túc) cho biết thêm: “Bữa nay, mấy cậu thanh niên choai choai cũng tập tành sang Lào tìm vợ rồi đấy. Nó đã trở thành cái nếp rồi”. Nốt lặng sau hôn nhân Điều 66, Nghị định số 68/2002 NĐ-CP của Chính phủ ngày 10/7/2002 quy định rõ: Công dân các xã ở khu vực biên giới hai quốc gia khi đăng ký kết hôn cần đến Uỷ ban nhân dân xã làm giấy tờ theo đúng trình tự, thủ tục.

Chị Hồ Thị Diên giờ phải đối diện với cảnh chồng chung.

Tuy nhiên, không ít cặp vợ chồng Việt - Lào tảng lờ quy định ấy. Thực trạng này bắt nguồn từ nhận thức của bà con. Nhiều người đinh ninh, chỉ cần hai bên gia đình đồng ý và đám cưới diễn ra đúng phong tục thì họ nghiễm nhiên thành vợ chồng. Số ít hiểu được tầm quan trọng việc đăng ký kết hôn đúng luật định, nhưng lại lắc đầu khi nghe đến các thủ tục. Kết quả của những cuộc tình “xuyên biên giới” là nhiều cặp vợ chồng ở 7 xã vùng Lìa vẫn không đăng ký kết hôn dẫu đã có con đàn, cháu đống. Trong khi đó, cán bộ tư pháp xã mất khá nhiều thời gian để vận động, tuyên truyền nhưng vẫn không hiệu quả. Ông Hồ Văn Lý, cán bộ tư pháp xã Thanh, cho biết: “Xã mình có hơn 30 cặp vợ chồng Việt - Lào. Cán bộ tư pháp đã nhiều lần đến tận nhà, động viên họ ra UBND xã đăng ký kết hôn nhưng họ cứ cáo bận hoặc kêu ốm, không chịu đi”. Hệ lụy nhãn tiền là chính quyền địa phương rất khó can thiệp, giải quyết mâu thuẫn trong các gia đình “đa quốc tịch”. Thực tế, không phải cuộc hôn nhân xuyên biên giới nào cũng êm ấm, hạnh phúc. Không ít trường hợp, vì nhiều lí do khác nhau mà người vợ (hoặc chồng) phải ngậm đắng, nuốt cay khi hôn nhân của mình gặp sóng gió. Hoàn cảnh của chị Hồ Thị Phách ở xã Thanh là một ví dụ. Cô sơn nữ này không may gặp phải một người chồng Lào nát rượu. Mỗi lần chồng say là một lần chị ẵm con đi trốn, để tránh đòn roi. Không chịu nổi cuộc sống như "ngục tù", chị ôm ba đứa con dại về nương nhờ nhà mẹ đẻ. Hay trường hợp của chị Hồ Thị Dên, hai năm nay chị phải cắn răng chấp nhận cảnh chồng chung. Năm 2009, chồng chị - anh Hồ Văn Xoa đem về một cô gái Lào về làm vợ. Giờ đây, chị Dên chỉ còn cách nuốt nước mắt vào trong. Chị tâm sự: “Có ba mặt con với nhau rồi mà anh ấy vẫn lấy thêm một vợ nữa. Mẹ con em giờ chẳng biết phải làm sao”. Suy đi tính lại, con trẻ được sinh ra từ những cuộc hôn nhân xuyên biên giới nhưng không đăng kí kết hôn theo quy định của pháp luật vẫn là đối tượng chịu nhiều thiệt thòi. Không ít trẻ sinh ra trong gia đình ấy đến tuổi đi học vẫn chưa có giấy khai sinh. Khi làm thủ tục đăng ký, cán bộ xã mới có thể ép bố mẹ các em đăng ký kết hôn đúng thủ tục. Trường hợp bất khả kháng, cán bộ xã đành linh hoạt bằng cách thay đổi quốc tịch của người mẹ trong giấy khai sinh. Điều đáng nói là việc làm hợp tình mà không hợp lý này lại được các gia đình chồng Việt, vợ Lào vui vẻ tán đồng. Những thiên tình sử lãng mạn vẫn ngày ngày dìu bước lứa đôi vượt qua rào cản biên giới để tiến đến hôn nhân. Nhưng cái kết của câu chuyện này sẽ là một nốt lặng nếu các cặp vợ chồng Việt – Lào không tuân thủ quy định pháp luật. Bài, ảnh: TRƯƠNG QUANG HIỆP



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

9x Pa Kô tình nguyện xuyên biên giới
22:00 27/09/2024

Không ngại đường sá xa xôi, nguy hiểm để giúp đỡ những bản làng nghèo của nước bạn Lào, dành thời gian để xóa mù chữ cho người dân trong thôn, cô gái Pa Kô Hồ ...

Cha, con và cuộc đoàn tụ sau hơn 30 năm
22:55 05/04/2024

Cuộc sống mưu sinh khó nhọc khiến đôi khi ông Lê Đức Minh quên đi giọt máu mà mình đã để lại nơi chiến trường Campuchia năm xưa. Nhưng ở độ tuổi xế chiều, sự ...

Ấm áp tình quân dân biên giới Việt - Lào
13:13 10/11/2023

Hôm nay 10/11, Đồn Biên phòng Hướng Lập, Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị phối hợp với Trường TH&THCS Hướng Việt, xã Hướng Việt (huyện Hướng Hóa) và Đại ...

45 năm tận tụy giữ rừng

45 năm tận tụy giữ rừng
9:31 sáng qua

QTO - Đó là câu chuyện và hành trình của ông Nguyễn Đình Trọng ở thôn Hòa Bình, xã Hiền Thành, huyện Vĩnh Linh. Với ông, rừng như là sinh mệnh nên hơn 45...

Niềm vui nhân đôi

Niềm vui nhân đôi
10:00 tối Thứ 6

QTO - Tại Trường THPT thị xã Quảng Trị những ngày này, niềm vui như được nhân đôi khi thầy trò nhà trường đang tưng bừng chuẩn bị kỷ niệm 50 năm thành lập...

Giấc mơ “Chắt chắt Mai Xá chấm com”

Giấc mơ “Chắt chắt Mai Xá chấm com”
00:38 23/10/2011

(LĐ) - "Tôi có một ước mơ: Vào một ngày không xa, người dân làng Mai Xá (Gio Mai, Giao Linh, Quảng Trị) quê tôi sẽ có hướng làm ăn mới để làm giàu trên chính quê hương của...

Vì cuộc sống bình yên…

Vì cuộc sống bình yên…
00:36 22/10/2011

(QT) - Với những người lính công binh chuyên làm nhiệm vụ rà phá bom mìn ở Bộ CHQS tỉnh Quảng Trị, công việc của họ luôn đối mặt với những hiểm nguy, vất vả. Nhưng vì cuộc sống...

Người lính già và ký ức tàu không số

Người lính già và ký ức tàu không số
23:04 20/10/2011

(QT) - Đã 50 năm kể từ ngày tham gia đoàn tàu không số vận chuyển hàng ngàn tấn vũ khí, đạn dược và hàng quân sự chi viện cho miền Nam ruột thịt, giờ đây khi đã bước qua tuổi...

Ghi nhanh: Vượt lên lũ dữ

Ghi nhanh: Vượt lên lũ dữ
20:27 17/10/2011

(QT) - Mưa lớn suốt những ngày qua đã gây ngập lụt trên địa bàn toàn tỉnh Quảng Trị. Tính đến 20 giờ ngày 17/10/2011, toàn tỉnh đã có trên 26.000 hộ dân ở các huyện Hải Lăng,...

Mưu sinh với măng rừng

Mưu sinh với măng rừng
02:38 15/10/2011

(QT) - Khi những cơn mưa ẩm ướt qua đi, những mầm măng rừng dưới mặt đất bắt đầu nhú lên thì cũng là lúc từng đoàn người dân tộc Vân Kiều, Pa Cô ở các bản làng xa xôi nơi miền...

Thời tiết

22°C - 28°C
Có mây, không mưa
  • 23°C - 31°C
    Có mây, không mưa
  • 22°C - 29°C
    Có mây, không mưa
POWERED BY
Việt Long