
{title}
{publish}
{head}
QTO - Nếu bạn là một người sinh ra và lớn lên ở vùng thôn quê thì trong ký ức tuổi thơ của bạn ít nhiều gì cũng có hình ảnh người gánh ve chai đang đi trên con đường quen thuộc hàng ngày mà bạn hay rong chơi. Hoặc lâu lâu lại ghé nhà để mua những đồ hư, đồ bể đã bỏ đi.
Minh họa: LÊ DUY
Nhắc đến gánh ve chai là ai cũng liên tưởng ngay đến hình ảnh, thân phận những người nghèo khó đi mua đồng nát. Đôi khi là một người trung niên, bỏ qua sự mặc cảm với cái gánh trên vai đi ngược đi xuôi khắp những ngõ ngách đường quê. Hoặc đôi khi là một ông lão tóc đã bạc trắng nhưng sức khỏe vẫn còn dẽo dai. Cứ gom mua hễ vừa đủ sức của mình thì ngưng mua để gánh về.
Những thứ đồ vụn vặt thì hầu như nhà nào cũng có. Như lưỡi cuốc, cái leng làm lụng lâu ngày đã bị hư. Hoặc cái thau bị bể, vài chai hủ trong nhà và một số vật dụng linh tinh không xài không dùng đến nữa thì đem gom lại chờ người mua ve chai đến mà bán. Nói tiếng bán chứ thật ra chỉ để dọn dẹp cho trống bớt một góc trong nhà chứ có được bao nhiêu tiền đâu.
Nhịp sống ở quê thì vẫn luôn thanh tĩnh. Con đường làng nằm dưới bóng mát những hàng dừa, bờ tre. Những con kênh, con rạch được nối với nhau bằng những cây cầu dừa, cầu tre như một nét đặc trưng của vùng sông nước miệt vườn.
Thỉnh thoảng, trong một buổi sớm buổi trưa ta lại thấy bóng dáng của người gánh ve chai đang đi trên đường và cùng với giọng quen thuộc: “Dép đứt, thau bể, đồ hư gì bán hôn…!”. Nhớ thời đó, mấy đứa con nít đi học chỉ biết xòe tay xin tiền mẹ chứ làm gì mà kiếm ra tiền. Nên mỗi khi lượm được vài ba cái lon sữa bò, thau hủ bể, vỏ chai nhựa đều gom lại đem cấthờ người mua ve chai đi đến để bán lấy tiền. Dù chỉ được vài ngàn, mua được một, hai cây kem ăn cũng vui hớn hở.
Có những hôm trời nắng gắt. Bất chợt đi trên đường, thấy ông lão gánh ve chai đang dừng lại. Tay cầm chiếc nón sờn cũ quạt lia lịa. Mồ hôi ướt đẫm chiếc áo. Có lẽ cái gánh trên vai ông cũng là một cái nghề để tìm kế sinh nhai nên cũng vất vả xen lẫn những buồn vui. Những con đường ông đã đi qua, những ngôi nhà ông ghé lại, ngoài việc bán cho ông những thứ đã cũ, đã bỏ thì có mấy ai quan tâm đến gia cảnh, đời tư của ông.
Một lần tình cờ ghé lại căn nhà cũ kỹ lụp xụp của ông. Thấy ông đang lui cui phân các loại phế liệu ra mà mặt ông buồn buồn. Ông bảo: “Hai đứa con nó bảo đừng có đi mua ve chai nữa, để tụi nó lo cho. Nhưng bây giờ mà nghỉ thì cảm thấy rất buồn vì đã quen với cái nghề này rồi. Với lại ở không dễ sinh bệnh lắm cháu ơi!”.
Nghe tâm sự của ông ít nhiều gì tôi cũng cảm thông được rằng, ai cũng có một cái nghề để theo đuổi, dù nó chẳng cao sang, danh giá.
Ông chỉ sống một mình vì vợ đã mất sớm. Con cái đã có gia đình và đều có nhà riêng. Hằng ngày, với ông cái gánh trên vai với những sớm những trưa rong ruỗi. Khi về nhà thì lại lui cui phân loại các thứ mua được riêng ra chờ bán lại cho vựa thu mua lớn. Chỉ có vậy thôi nhưng vẫn là công việc và niềm vui hàng ngày của ông. Dù tuổi đã cao nhưng ông vẫn sống tự lập không phụ thuộc vào con cháu.
Thời gian cứ trôi. Tôi không nhớ rõ khi nào đã không thấy ông đi ngang qua nhà nữa?
Bây giờ dù ở thôn quê nhưng lộ xá đã thông thoáng. Đường nhựa, đường bê tông về đến tận ngõ nhà. Những người đi gom mua ve chai bây giờ đa phần họ đi bằng xe máy. Dẫu chỉ là chiếc xe cà tàng nhưng vẫn chở được rất nhiều đồ phế liệu.
Ở đâu cũng vậy, cuộc sống cứ luôn ngày một thay đổi. Tôi lớn lên cũng biết nhiều, hiểu nhiều về sự phát triển của một vùng quê. Nhưng không hiểu sao cứ mỗi lần thấy ai đó ghé nhà để gom mua phế liệu thì hình ảnh ông lão tóc bạc lại hiện hữu trong tôi như rất đỗi thân quen và gần gũi.
Trần Kỳ Duyên
Người chồng bị phát hiện mắc bệnh hiểm nghèo, trụ cột gia đình đổ dồn lên đôi vai gầy của người vợ. Một mình xoay xở với gánh ve chai, chị gắng gượng kiếm tiền ...
Nhiều năm nay, dù tuổi đã cao, sức khỏe không còn dẻo dai nhưng bà Tạ Thị Hoa (sinh năm 1954) ở Khu phố 1, Phường 1, TP. Đông Hà, vẫn miệt mài trên những con ...
Tấm lưng bà Trần Thị Thương (sinh năm 1957), trú tại Khu phố 10, Phường 5, TP. Đông Hà ngày càng còng sâu, như một dấu hỏi giữa cuộc đời. Nhiều năm nay, dù mưa ...
Hôm nay 31/1, Hội LHPN thị trấn Hồ Xá, huyện Vĩnh Linh tổ chức thu gom ve chai, phế liệu sau tết Nguyên đán để tạo dựng nguồn quỹ hỗ trợ trẻ em nghèo, hội viên ...
Từ lâu, trên mọi nẻo đường từ thành thị đến nông thôn, chúng ta thường bắt gặp hình ảnh những người phụ nữ với đôi quang gánh hay chiếc xe đạp, xe đẩy bán hàng ...
Ở Khu phố 7, Phường 5, TP. Đông Hà, nhiều người không còn xa lạ với hình ảnh bà Đinh Thị Thanh (sinh năm 1945) sáng sáng dắt chiếc xe đạp đi khắp nơi thu lượm ...
Tiết kiệm, giúp nhau mua bảo hiểm y tế (BHYT) là cách làm hay, được các cấp hội LHPN trong tỉnh thực hiện nhiều năm nay. Đặc biệt, tại huyện Vĩnh Linh, hơn 9 ...
Đang chang chang nắng, một cơn mưa bất chợt ập đến báo hiệu đất trời đã sang thu. Mưa làm tiết trời dịu nhẹ với chút nắng hanh vàng quấn quýt trong mấy dải cầu ...
QTO - Đôi dép cao su của nội
QTO - Nhà thơ, nhà phê bình văn học Hoàng Thụy Anh vừa ra mắt tập thơ “Thơm từ nỗi đau”. Tập thơ giúp độc giả cảm nhận được hương thơm từ nỗi đau qua bàn...
QTO - Xa quê, mỗi lần về nằm trên chiếc võng gai, tôi lại mường tượng về ngôi nhà xưa. Ngôi nhà đã từng chứng kiến sự thuận hoà của bốn thế hệ nhà tôi, nơi...
QTO - Tôi đã đọc, tìm hiểu đời sống, hoạt động của nhiều tướng lĩnh Quân đội nhân dân Việt Nam (QĐNDVN), trong đó Trung tướng Cao Văn Khánh, nguyên Phó...
QTO - Khi chiếc xe tải vừa đến trước cổng nhà, anh đã ướm mắt nghĩ chắc không thể chuyển hết đồ đạc trong một chuyến. Thôi thì được bao nhiêu hay bấy...
QTO - Tôi sinh ra và lớn lên ở một vùng quê, nơi những con đường làng không tên uốn lượn qua những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay bát ngát. Tuổi thơ tôi...
QTO - Trong điểm đến gần đây của “Hành trình kết nối xanh”, khán giả cùng diễn viên Phương Nam - gương mặt quen thuộc qua bộ phim điện ảnh “Mưa Đỏ” - đã có...
QTO - Hoài, đứa con trai đầu lòng yêu quý của ba! Cho đến năm 1987 - nghĩa là 12 năm sau ngày Sài Gòn giải phóng, tôi mới nhận được lá thư đầu tiên ấy của...