Cập nhật: Thứ 2, 01/05/2023 | 05:25 GMT+7

Giữ bài chòi, giữ hồn quê

QTO - Những năm gần đây, sự ra đời của những lớp học truyền dạy, câu lạc bộ (CLB), đội, nhóm về dân ca, nghệ thuật bài chòi trên địa bàn tỉnh ngày mỗi tăng. Đó là quá trình trao truyền di sản, là sự tiếp nối giữa các bậc tiền nhân và thế hệ mai sau để mạch sống của văn hóa dân gian bền bỉ, chảy mãi…

Giữ bài chòi, giữ hồn quêThế hệ trẻ làng Ngô Xá Tây tiếp nối nghệ thuật bài chòi từ các nghệ nhân -Ảnh: K.L

Đúng như tinh thần của di sản truyền thống, văn nghệ dân gian phải trở về sống trong cộng đồng, trong không gian làng quê, xứ sở, do người dân làm chủ thể. Vì thế, từng lớp người am tường về dân ca đem lời ca, tiếng hát, kiến thức để truyền dạy và lan tỏa tới những người dân chân chất, chứ không riêng gì những nghệ sĩ chuyên nghiệp hát dân ca.

Bởi thế, trong những năm qua, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) tỉnh Quảng Trị đã chỉ đạo đơn vị Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh (VH - ĐA) tỉnh thực hiện nhiệm vụ truyền dạy dân ca cho hạt nhân cơ sở trong toàn tỉnh. Hoạt động này nhằm nâng cao vốn hiểu biết về dân ca, duy trì các bài hát dân ca, tạo nên một sức sống mới nhằm bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, giữ gìn bản sắc âm nhạc dân tộc.

Quảng Trị có các di sản văn hóa phi vật thể hết sức độc đáo về các làn điệu dân ca, dân vũ thể hiện rõ bản sắc của từng địa phương, vùng miền. Trưởng phòng Nghiệp vụ văn hóa, Trung tâm VH - ĐA tỉnh Trần Thúy Ái cho hay: “Việc duy trì truyền dạy dân ca là cần thiết, bởi lẽ di sản có tồn tại được hay không và sống trong đời sống đương đại hay không đều phải dựa vào người dân, cộng đồng”.

Hơn 10 năm làm công tác truyền dạy dân ca, chị Ái đã dạy hàng trăm lớp học, với hàng ngàn học viên. Mỗi lớp học thường kéo dài từ 12-15 ngày, với số lượng từ 40-50 học viên. Chị Ái chia sẻ, trong khoảng thời gian ngắn đó mình sẽ dạy cho mọi người những kiến thức cơ bản về dân ca, thường là giới thiệu những điệu hò, điệu lý đơn giản.

Dần dần sẽ hướng dẫn để mọi người liên kết nhiều làn điệu thành một tổ khúc dân ca, có hò, ngâm thơ, vè và các làn điệu đa dạng. Trong đó ưu tiên những làn điệu mang đặc trưng của vùng miền, quê hương Quảng Trị, như dân ca Bình Trị Thiên, các làn điệu hò: giã gạo, Như Lệ, mái nhì…

Sau khi kết thúc lớp tập huấn, mọi người được chia đội để biểu diễn, tổng kết những gì đã học được. Điều làm chị Ái vui nhất đó là khi thấy người nông dân vốn quen với ruộng vườn, nay phấn son, áo dài lên sân khấu biểu diễn những câu hò, điệu lý rất đam mê, chuyên nghiệp và mềm mại.

Tại xã Triệu Trung, huyện Triệu Phong, mảnh đất được coi là cái nôi của nghệ thuật bài chòi của tỉnh Quảng Trị, người dân vẫn luôn gìn giữ và duy trì trò chơi dân gian này suốt hàng trăm năm qua. Nghệ nhân Hồ Thị Linh (60 tuổi), làng Ngô Xá Tây, xã Triệu Trung, huyện Triệu Phong, nói: “Bài chòi là một trò chơi dân gian nhưng chính điệu nhạc, thơ ca, các câu hô thai cũng như lối diễn xướng độc đáo đã đưa trò chơi này trở thành một bộ môn nghệ thuật và nâng tầm lên di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Đối với người dân xã Triệu Trung, giữ bài chòi là giữ hồn quê hương”.

Mỗi khi Tết đến, xuân về, 12 cái chòi được dựng sẵn ở sân làng, xung quanh cờ hoa được trang hoàng rực rỡ, không khí rộn ràng. Tiếng trống hội thôi thúc mọi người đến chơi và nghe hô bài chòi. Các chòi được bố trí thành hình chữ U, ở giữa là chòi trung tâm dành cho ban tổ chức. Người chơi sẽ ngồi ở chòi và được phát 5 thẻ bài. Tất cả các chòi và khán giả đều nín thở, xem anh hiệu, chị hiệu rút thẻ bài, vừa hát vừa hô tên con bài như: bạch tuyết, chín gối, bảy liễu… ứng với tên được ghi trong thẻ tre phát về các chòi.

Hô hát đến khi nào có chòi trúng tên cả 5 lá thì chòi đó thắng. Dân ca bài chòi ngày càng phong phú và hấp dẫn với sự đóng góp của những người “nghệ sĩ chân quê” tài hoa. Họ là những anh hiệu, chị hiệu thuộc nhiều thơ, ca, hò, vè, có tài ứng tác trước đám đông, khả năng đối đáp hài hước, vận dụng sáng tạo những câu chuyện của làng quê mình vào từng nội dung con bài. “Qua bao thăng trầm, bài chòi vẫn chảy âm ỉ trong trái tim nhiều người dân quê tôi bằng những lời ca mượt mà thấm đẫm tình quê.

Những lời ca ấy lưu truyền qua bao thế hệ, là điểm nhấn sinh hoạt văn hóa, gắn kết tình làng nghĩa xóm. Đối với người dân quê tôi, không có bài chòi thì chẳng thấy Tết”, ông Nguyễn Quang Cử, làng Ngô Xá Tây, xã Triệu Trung, tâm tư.

Để từng lớp thế hệ có kỹ năng tốt hơn về hô hát bài chòi, năm 1981, làng Ngô Xá Tây thành lập Câu lạc bộ dân ca, bài chòi và được duy trì đến bây giờ. Hiện nay, câu lạc bộ có hơn 40 thành viên, sinh hoạt vào tối thứ 7 trong tuần.

Ở đó, mọi người cùng nhau luyện tập, sáng tác thêm những câu hát để làm phong phú thêm kho tàng hô hát bài chòi. “Ban đầu khi đến với câu lạc bộ dân ca bài chòi của làng, tôi chủ yếu nghe mọi người hát chứ không hát theo được.

Bởi để hát được một làn điệu dân ca rất khó, cần sự luyến láy, đúng nhịp phách. Dần dần, được các cô, các bác tận tình hướng dẫn nên tôi quen với nhịp điệu và thẩm thấu từng câu ca. Là một người trẻ, tôi rất muốn kế thừa nghệ thuật truyền thống của cha ông mình để lại”, anh Nguyễn Văn Xuân, làng Ngô Xá Tây, xã Triệu Trung, bộc bạch.

Năm 2017, nghệ thuật bài chòi Trung Bộ, Việt Nam, trong đó có Quảng Trị đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Cũng từ đó, bài chòi được phục dựng, phát triển thêm nhiều không gian diễn xướng hoàn chỉnh hơn, trở thành “thần sắc” của lễ hội ở làng quê mang đậm dấu ấn xưa cũ.

Võ Khánh Linh

Tin liên quan:
  • Giữ bài chòi, giữ hồn quê
    Lan tỏa nghệ thuật bài chòi cho thế hệ trẻ

    Để nghệ thuật bài chòi - vốn là di sản độc đáo, ấn tượng gắn liền với đời sống tinh thần của cư dân miền Trung - không rơi vào nguy cơ mai một, nhiều nghệ nhân ở các câu lạc bộ (CLB) bài chòi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đang âm thầm lan tỏa tình yêu về nghệ thuật bài chòi cho các em học sinh. Với các nghệ nhân, các em học sinh sẽ là thế hệ trẻ kế cận, tiếp nối để lan tỏa, phát triển trò chơi dân gian bài chòi sống mãi với thời gian.

  • Giữ bài chòi, giữ hồn quê
    Người giữ “hồn” cồng chiêng giữa đại ngàn

    Ông Hồ Pen ở thôn A Máy, xã Lìa, huyện Hướng Hóa, năm nay đã bước sang tuổi 92. Ở cái tuổi xưa nay hiếm nhưng ông vẫn rất minh mẫn. Ngoài khả năng biểu diễn nhạc cụ truyền thống thành thạo, Hồ Pen còn thạo việc điều chỉnh âm thanh của cồng chiêng. Nhờ Hồ Pen, các nghi lễ, lễ hội, chương trình biểu diễn văn hóa, văn nghệ của địa phương thành công hơn.


Võ Khánh Linh

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Người giữ “hồn” cồng chiêng giữa đại ngàn
21:48 10/02/2023

QTO - Ông Hồ Pen ở thôn A Máy, xã Lìa, huyện Hướng Hóa, năm nay đã bước sang tuổi 92. Ở cái tuổi xưa nay hiếm nhưng ông vẫn rất minh mẫn. Ngoài khả năng biểu diễn nhạc cụ truyền thống thành thạo, Hồ Pen còn thạo việc điều chỉnh âm thanh của cồng chiêng. Nhờ Hồ Pen, các nghi lễ, lễ hội, chương trình biểu diễn văn hóa, văn nghệ của địa phương thành công hơn.

Lan tỏa nghệ thuật bài chòi cho thế hệ trẻ
21:24 09/09/2022

QTO - Để nghệ thuật bài chòi - vốn là di sản độc đáo, ấn tượng gắn liền với đời sống tinh thần của cư dân miền Trung - không rơi vào nguy cơ mai một, nhiều nghệ nhân ở các câu lạc bộ (CLB) bài chòi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đang âm thầm lan tỏa tình yêu về nghệ thuật bài chòi cho các em học sinh. Với các nghệ nhân, các em học sinh sẽ là thế hệ trẻ kế cận, tiếp nối để lan tỏa, phát triển trò chơi dân gian bài chòi sống mãi với thời gian.

Giữ lại một chút dịu dàng

Giữ lại một chút dịu dàng
10:35 tối Thứ 6

QTO - Chiều nay, Huế mưa. Cơn mưa đầu hạ chẳng rào rạt, chỉ lặng lẽ rơi trên mái ngói rêu phong, rơi vào khoảng trống giữa lòng phố cổ. Hùng ngồi trong...

Tuổi thơ con

Tuổi thơ con
22:45 09/05/2025

QTO - Chiều rơi dần trên mái ngói rêu phong. Những vệt nắng muộn lặng lẽ luồn qua kẽ lá, in bóng dài trên khoảng sân nhỏ trước hiên nhà. Tuấn ngồi trên...

Bâng khuâng Hiền Lương

Bâng khuâng Hiền Lương
02:29 30/04/2023

Quảng Trị những ngày tháng Tư lịch sử, chiều rơi nhẹ. Đôi bờ Hiền Lương thanh bình. Cụm di tích Đôi bờ Hiền Lương trầm mặc. Trong kháng chiến, nơi đây đã ghi dấu nỗi đau của...

Nguyễn Khắc Thứ và những gì còn lại…

Nguyễn Khắc Thứ và những gì còn lại…
22:15 29/04/2023

QTO - Nhà văn quân đội Nguyễn Khắc Thứ (1921-1990) là hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1957. Ông sớm có thành tựu, được tặng giải thưởng cao...

“Đất thiêng” Quảng Trị

“Đất thiêng” Quảng Trị
10:00 29/04/2023

BHG - Cho tôi hôm nay vào Thành cổ/ Thắp một nén nhang viếng người nằm dưới cỏ/ Cỏ xanh non tơ, cỏ xanh non tơ/ Xin chớ vô tình với người hy sinh/ Trên mảnh đất quê mình…

Khai mạc Năm du lịch tỉnh Tuyên Quang

Khai mạc Năm du lịch tỉnh Tuyên Quang
01:04 29/04/2023

QTO - Tối 28-4, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành (TP Tuyên Quang), UBND tỉnh tổ chức Lễ khai mạc Năm du lịch tỉnh Tuyên Quang 2023 và trao Giải thưởng...

Diên Sanh phố mới

Diên Sanh phố mới
22:50 28/04/2023

QTO - Đôi khi trong những câu chuyện “vô tiền khoáng hậu”, người ta quen với những điều xưa cũ và bỏ qua danh xưng mới vốn dĩ chỉ nằm trên văn bản hành...

Thời tiết

29°C - 36°C
Ít mây, trời nắng nóng
  • 28°C - 34°C
    Có mây, có mưa rào và dông
  • 27°C - 37°C
    Ít mây, trời nắng nóng gay gắt
POWERED BY
Việt Long