
{title}
{publish}
{head}
QTO - Với suy nghĩ phải chăng mình sắp già, phải chăng mình ế rồi đang khiến nhiều cô gái tìm đủ mọi cách để thoát khỏi cảnh độc thân. Không ít người đã chọn cách miễn cưỡng gật đầu đồng ý với những người mình vốn chẳng có chút cảm xúc nào chỉ để “có đôi có cặp”. Vài người khác nhận lời làm cô dâu với người được sắp xếp, mai mối dù tình cảm vẫn chưa tới đâu để cho đỡ mang tiếng là gái ế. Yêu vội, cưới nhanh… những cô gái mong muốn thoát ế rất dễ rơi vào vòng luẩn quẩn hoặc tệ hơn nữa là phải kết thúc cuộc hôn nhân với vết thương lòng chẳng dễ nguôi ngoai.
![]() |
Minh họa: NGỌC DUY |
Mai Như (31 tuổi), có công việc khá ổn định ở thành phố nhưng lại bị xếp vào hàng gái ế ở quê khi bạn bè đều đã con bồng, con bế. Mùa cưới, nhìn người ta vui vẻ bên nhau, tấp nập đưa dâu đón rể cô không khỏi chạnh lòng nên vội vã đồng ý làm đám cưới với một người mới quen chưa đầy 4 tháng. Ngày cưới, bạn bè, hàng xóm ai cũng chúc mừng vì cô đã thoát ế, bố mẹ Như cũng thở phào vì con gái đã chịu đi lấy chồng. Nhưng cuộc hôn nhân của Như vội tới cũng vội đi, Như đã ly hôn vì chồng cô tính lăng nhăng, cưới nhau được một năm thì anh ta đã đi ngoại tình hơn tám tháng. Hơn thế nữa, chồng Như còn công khai chuyện ngoại tình và yêu cầu Như phải chấp nhận nếu muốn duy trì cuộc hôn nhân ấy.
Mệt mỏi vì tiếng thở dài của bố mẹ mỗi khi có người nhắc đến chuyện chồng con của con gái và cũng sợ mình sẽ bị liệt vào hàng “gái ế” ở quê, Hân (30 tuổi) đã vội vàng đồng ý làm đám cưới với một người được mai mối chỉ sau vài lần gặp mặt, chuyện trò. Cuộc hôn nhân thiếu vắng sự đồng cảm, thấu hiểu và cả tình yêu nên dù Hân có cố gắng hết sức để hòa hợp thì hai vợ chồng vẫn thường xuyên xảy ra mâu thuẫn. Sống với chồng hơn 1 năm, cô mới nhận ra rằng mình đã quá sai lầm khi quyết định lấy một người mà chẳng hề yêu thương. Chồng Hân không có công ăn việc làm ổn định nhưng luôn đòi hỏi vợ phải phục tùng những nhu cầu tiêu xài, ăn uống phung phí của mình. Đã thế, khi Hân mang thai con đầu lòng, anh còn thường xuyên đánh đập, tìm cớ ghen tuông khiến cuộc sống của Hân trở nên ngột ngạt, khổ sở vô cùng. Ngẫm cảnh một thân tự chăm mình, chăm con lại còn lo bị chồng bạo hành, Hân lại thèm quay về thời con gái, dù mang tiếng “ế” nhưng tự do, vui vẻ.
Sốt ruột khi trong vòng một năm, 4 cô bạn thân đều rủ nhau đi lấy chồng, Vân An (29 tuổi) cũng vội vã lựa chọn người chồng hiện tại sau thời gian ngắn hẹn hò. Chẳng tìm hiểu kỹ nên An không hề biết bên ngoài cái vỏ bọc lịch sự, hào hoa kia là một con người ham cờ bạc, vô trách nhiệm và cả nghiện ngập. Từ khi cưới, chồng cô cứ đi biền biệt, đến khi hết tiền mới mò về nhà và quẳng cho vợ những món nợ to tướng. Bố mẹ chồng thì bênh con trai nên An có nói cũng thành vô ích, thậm chí còn bị mang tiếng làm vợ mà không biết cách vun vén, chăm sóc chồng. Ba tháng sau khi kết hôn, An nhanh chóng dọn đồ về nhà mẹ đẻ vì chẳng thể chịu nổi cả chồng lẫn nhà chồng.
“Cưới cho xong” - nghe như gượng ép, nghe như việc phải làm trong khi không hứng thú, nhưng đó là thực tế mà nhiều người đã chọn lựa khi đã đến tuổi “dựng vợ gả chồng”. Để rồi sau đó là những hệ lụy khổ đau. Cưới nhau mà chưa kịp hiểu nhau, trân trọng những ưu điểm và bao dung những khuyết điểm của nhau thì sẽ dễ dẫn đến khó khăn cho cuộc sống gia đình về sau. Đã có những người vội vàng nhắm mắt đưa chân lên xe hoa để rồi vài tháng sau đường ai nấy đi bởi không hợp. Cái sự không hợp ấy khơi nguồn chỉ là những bất đồng nho nhỏ trong cuộc sống thường ngày nhưng nếu không đủ yêu thương, không đủ bao dung và thấu hiểu thì sẽ là nguyên nhân của những tan vỡ. Cũng có những người ngậm ngùi chấp nhận cuộc sống “cơm không lành, canh chẳng ngọt” kia chỉ vì con cái. Dẫu biết rằng những đứa con luôn là sợi dây gắn kết gia đình và là động lực để người ta cố gắng nhưng liệu những đứa trẻ sinh ra trong môi trường ấy liệu có thực sự hạnh phúc?
Thiết nghĩ, cưới nhau là để cùng nhau xây dựng, vun đắp hạnh phúc nên hãy cưới khi đã thực sự sẵn sàng, đã tìm được một người mà mình có tình cảm, có sự đồng điệu về tâm hồn, lối sống và đặc biệt là cả 2 người đều phải có trách nhiệm khi bước vào cuộc sống hôn nhân. Bởi một khi chưa sẵn sàng, chưa thấu hiểu, hay vội vã kết hôn chỉ vì lý do này lý do kia thì cuộc hôn nhân ấy khó có thể bền vững được.
Thu Hạ
QTO - Dù đã được công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh từ nhiều năm trước, nhưng việc bảo tồn và phát huy giá trị Di tích lịch sử Vụ thảm sát Hướng Điền ở xã...
QTO - Đầu tháng 4/2025, Bệnh viện Mắt Quảng Trị đưa vào hoạt động khu nhà Kỹ thuật cao với tổng kinh phí đầu tư trên 10 tỉ đồng. Nhờ vậy, bệnh viện đã mở...
QTO - Thời gian qua, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Trị đã triển khai tích cực, quyết liệt trong công tác phòng, chống COVID-19. Trong đó việc...
QTO - Không phải chỉ đến khi các vụ ngộ độc do ăn pa tê Minh Chay bị phát hiện, nỗi lo về thực phẩm chay khô hoặc chế biến sẵn mới xuất hiện mà từ lâu,...
QTO - Năm học 2019 - 2020 chính thức khép lại với bao cảm xúc khó quên trong mỗi cán bộ, giáo viên (GV), nhân viên, học sinh (HS) và toàn xã hội. Cảm xúc...
QTO - Nhiều năm qua, ngành giáo dục- đào tạo (GD&ĐT) huyện Hải Lăng luôn dẫn đầu toàn tỉnh trong công tác nâng cao chất lượng GD đại trà và GD mũi...
QTO - Đứng tựa bên chân Thành Cổ anh hùng, Trường THPT thị xã Quảng Trị là địa chỉ đào tạo giáo dục tin yêu của phụ huynh và học sinh trên địa bàn tỉnh....
QTO - Những ngày này, em Lê Văn San (sinh năm 2002), trú tại thôn An Lợi, xã Triệu Độ, huyện Triệu Phong nhận được rất nhiều lời chúc mừng từ người thân,...
QTO - Được sự chỉ đạo từ Hội Nông dân huyện Vĩnh Linh, Hội Nông dân xã Vĩnh Hòa đã kêu gọi, huy động lực lượng, phương tiện để gặt và vận chuyển lúa giúp...
QTO - Gần đến ngày khai giảng năm học mới 2020 - 2021 cũng là lúc thị trường đồ dùng học sinh bắt đầu nhộn nhịp, sôi động. Năm nay, các sản phẩm phục vụ...
QTO - Thành phố Đông Hà trong những ngày thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống COVID-19 vừa qua, đường phố vắng vẻ, người dân ít ra đường để tránh...
QTO - Tình trạng thiếu nước sạch ở Cam Nghĩa, Quảng Trị sẽ được cải thiện nhờ chương trình “Khơi nguồn nước sạch vì miền Trung yêu thương” của Huda, giúp...