{title}
{publish}
{head}
Tên lửa Taurus hiện có tầm bắn hơn 500 km và chỉ bị phát hiện bởi radar khi bay ở tầm thấp, điều khiến nó trở thành vũ khí được nhiều quốc gia ưa chuộng, đặc biệt là Ukraine.
Thomas Gottschild, người đứng đầu chi nhánh tại Đức của nhà sản xuất vũ khí châu Âu MBDA cho biết việc sản xuất tên lửa Taurus, vũ khí mà Ukraine đang yêu cầu Berlin cung cấp trong cuộc chiến với Nga, hiện đang phải tạm ngừng.
Cho đến nay, khoảng 600 tên lửa đã được sản xuất tại một nhà máy của công ty ở bang Bavaria, tuy nhiên MBDA cho biết họ không thể thúc đẩy sản xuất do hiện tại chưa ký thêm được hợp đồng vũ khí với Chính phủ Đức – ông Gottschild cho biết trong một cuộc phỏng vấn với tờ Augsburger Allgemeine vào ngày 11/12.
Một tên lửa Taurus do MBDA sản xuất. Ảnh: RT
Vị giám đốc này cho biết việc sản xuất loại vũ khí trên vẫn sẽ được triển khai trở lại bất kỳ lúc nào do các dây chuyền sản xuất luôn trong trạng thái sẵn sàng.
“Tuy nhiên, để làm được điều này, chúng tôi cần phải có các đơn đặt hàng mới” – ông nói thêm, đồng thời giải thích công ty không thể sản xuất dự trữ tên lửa do luật pháp Đức cấm điều này.
Gottschild nhấn mạnh việc ngừng sản xuất vũ khí vẫn luôn là thách thức lớn đối với ngành công nghiệp quốc phòng.
“Các nhà cung cấp của chúng tôi, chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thường không đủ khả năng tài chính để duy trì dây chuyền sản xuất. Nếu nhận được đơn đặt hàng mới cho Taurus, các nhà cung cấp của chúng tôi trước tiên phải tự đưa ra những điều chỉnh, chẳng hạn như đảm bảo nguồn nguyên liệu thô cần thiết” – ông giải thích.
Chuyên gia này cho biết tên lửa Taurus hiện có tầm bắn hơn 500 km và chỉ bị phát hiện bởi radar khi bay ở tầm thấp, điều khiến nó trở thành vũ khí được nhiều quốc gia ưa chuộng, đặc biệt là Ukraine.
Đối với việc có nên giao vũ khí này cho Ukraine không, ông Gottschild từ chối trả lời do điều này hoàn toàn phụ thuộc vào Chính phủ Đức.
Vào giữa tháng 3, Thủ tướng Olaf Scholz một lần nữa khẳng định lập trường từ chối cung cấp tên lửa Taurus cho Ukraine, cho biết vũ khí tầm xa này không thể sử dụng nếu không có sự hiện diện của quân đội Đức tại Kiev.
Tuyên bố này được đưa ra chỉ hơn một tuần sau khi Tổng biên tập trang tin RT Margarita Simonyan công bố đoạn ghi âm bị rò rỉ, trong đó các sĩ quan cấp cao của Đức thảo luận về khả năng sử dụng tên lửa Taurus nhằm vào cầu Crimea.
Người phát ngôn Điện Kremlin, Dmitry Peskov, cho biết vụ rò rỉ trên một lần nữa khẳng định sự can thiệp của phương Tây đối với xung đột tại Ukraine.
Chính quyền Đức đã xác nhận đoạn ghi âm, tuy nhiên cho biết Moscow cố lái các cuộc thảo luận trong đó theo hướng gây chia rẽ, mẫu thuẫn giữa các đồng minh phương Tây của Ukraine.
An Thái (Theo RT)
QTO - Các quan chức liên tục đặt câu hỏi về khả năng của châu Âu trong việc lấp đầy khoảng trống viện trợ nếu Washington hoàn toàn rút khỏi xung đột.
QTO - Trong bối cảnh xuất khẩu toàn cầu gặp nhiều khó khăn, ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc tiếp tục nổi lên như một điểm sáng với những thành tựu...
QTO - Vào tháng một, Ấn Độ đã gia nhập nhóm dự án khoa học gồm hơn chục quốc gia chế tạo kính viễn vọng lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Với sự kết hợp...
QTO - Các doanh nghiệp dược phẩm Ấn Độ ngày càng xuất hiện nhiều trên thị trường Nga.
QTO - Hoạt động nhà máy tại Trung Quốc tăng mạnh trở lại.
QTO - Vào tháng 2 năm ngoái, một máy bay Boeing 737 Max mới của Southwest Airlines đang thực hiện chuyến bay đầu tiên thì hệ thống tự cân bằng đột nhiên...
QTO - Trước những lo ngại về khủng bố, Chính phủ Pháp có thể sẽ buộc phải giảm quy mô lễ khai mạc thế vận hội Olympic Paris 2024.
VOV.VN - Ngày 29/3, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã phê chuẩn việc cử đại diện nước này tham gia trở lại tiến trình đàm phán gián tiếp với lực lượng Hamas, nhằm tìm kiếm...
(Vietnamnet) - Ngoại trưởng Ukraine Dmitry Kuleba tuyên bố, nước này có thể tham gia kết nối ngoại giao với Nga sau hội nghị thượng đỉnh hòa bình ở Thụy Sỹ, dự kiến diễn ra...
QTO - Chỉ tính riêng trong năm nay, bạo lực băng đảng đã khiến hơn 1.500 người tại quốc gia vùng Caribe thiệt mạng và 826 người bị thương.
QTO - Sáng 28/3, Diễn đàn châu Á thường niên Bác Ngao đã khai mạc tại tỉnh Hải Nam, Trung Quốc với gần 2.000 đại biểu từ hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ...
(Vietnam+) -Yêu cầu từ Tòa án Công lý Quốc tế được đưa ra khi lực lượng Israel và các lực lượng ở Palestine giao tranh xung quanh bệnh viện Al Shifa ở Dải Gaza.