
{title}
{publish}
{head}
(QT) - Không biết từ bao giờ, câu chuyện về những chú rùa biển đã trở thành niềm vui, nỗi buồn của anh Nguyễn Văn Hòa, Giám đốc Ban Quản lý Khu Bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ và đồng sự. Trải qua muôn vàn khó khăn, các anh đều ấm lòng khi công việc mình gắn bó đã nhận được sự chung tay, góp sức của đông đảo người dân. Nhờ thế, nhiều chú rùa biển đã được trở về, vẫy vùng với đại dương bao la.
![]() |
Được sự hợp tác từ người dân, chú rùa biển này đã được cứu sống |
Nhiệm vụ “thượng khẩn”
Đến giờ, anh Nguyễn Văn Hòa không nhớ hết số lần mình thức dậy giữa đêm, khoác vội chiếc áo, rồi lao về biển khi hay tin chú rùa nào đó cần giúp đỡ. Nhiều năm nay, số điện thoại của anh Hòa đã trở thành đường dây nóng. Bất kể ngày đêm, mưa trắng trời hay nắng đổ lửa, lúc đang say giấc nồng hoặc mới nâng bát cơm, hễ nhận được cuộc gọi về rùa biển, anh Hòa lại ghi nhớ thông tin, nói lời cảm ơn, rồi tức tốc lên đường. Đối với anh cũng như đồng sự, đây là nhiệm vụ “thượng khẩn”.
Rùa biển là loài động vật cổ xưa, quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng. Thông thường, chúng cư ngụ ở vùng biển trong lành, có nhiều nguồn lợi thủy sản và di cư xuyên quốc gia. Vì thế, đây được xem là loài động vật “chỉ thị môi trường”. Tại Khu Bảo tồn Biển đảo Cồn Cỏ, có 5 loài rùa biển gồm: rùa xanh (vích), rùa da, đồi mồi, đồi mồi dứa, rùa đầu to (quản đầu). “Năm 2016, khi sự cố môi trường biển xảy ra, chúng tôi đã đi khắp các miền quê vùng chân sóng để tìm dấu vết của những chú rùa. Rất lạ là giữa nhiều xác cá, tuyệt nhiên không thấy bóng dáng chú rùa biển nào. Mặc dù xác định rùa biển đã kịp thời di chuyển đến vùng biển khác nhưng mọi người vẫn rất lo. Đến cuối năm 2016, chúng tôi như vỡ oà khi những chú rùa trở về với vùng biển quê hương mình”, anh Hòa kể lại.
Gắn bó với công việc này nhiều năm nay, anh Nguyễn Văn Hòa và các cán bộ, nhân viên công tác tại Ban Quản lý Khu Bảo tồn Biển đảo Cồn Cỏ luôn trong tư thế sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ. Thậm chí, họ thường xuyên làm việc ngoài giờ. Mới đây, đúng 12 giờ đêm, chuông điện thoại của anh Hòa vang lên liên hồi. Nhấc máy, anh được tình nguyện viên ở thôn Thâm Khê, xã Hải An, huyện Hải Lăng thông báo vừa phát hiện một con rùa lên bờ đẻ trứng. Lúc này đang vào mùa bóng đá, các hàng quán dọc bờ biển thắp đèn sáng trưng. Mọi người đang đắm mình trong những trận cầu với tiếng hò reo không dứt. “Rùa biển thường chọn nơi yên tĩnh để đẻ trứng. Nếu tình hình thế này, nó sẽ quay về biển”, anh Hòa nhận định. Ngay lập tức, anh hướng dẫn tình nguyện viên đến các hàng quán vận động bà con giữ yên lặng, tắt bớt điện. Vừa dập máy, anh Hòa nhanh chóng liên lạc với đồng nghiệp, rồi tức tốc lên đường để hỗ trợ rùa “vượt cạn”. Điều khiến anh vui mừng nhất là chú rùa da đặc biệt quý hiếm sinh được 132 quả trứng. Sau đó, anh Hòa vận động thành lập ngay một tổ gồm ba người để bảo vệ số trứng của rùa biển.
![]() |
Anh Nguyễn Văn Hòa (bên phải) chuẩn bị kẹp thẻ ti tan trước khi thả rùa về với biển |
Nhờ những cuộc gọi khẩn cấp mà không ít lần anh cùng đồng sự đã kịp thời cứu nạn rùa biển. Đến giờ, anh Hòa vẫn nhớ như in lần cùng đoàn công tác về xã Hải Khê, huyện Hải Lăng sau khi nhận thông tin một chú rùa biển mắc lưới ngư dân. Đến nơi, một số thương lái đã có mặt, ra giá 15 triệu đồng để mang rùa biển đi. Ngay lập tức, anh cùng các thành viên trong đoàn ngăn chặn cuộc mua bán đó lại. Mềm mỏng không thành, đoàn công tác yêu cầu lập biên bản, tịch thu tang vật để làm cơ sở xử phạt hành chính. Bấy giờ, người đàn ông bắt được rùa biển mới xuống nước, giải thích: “Vì con rùa làm rách lưới nên chỉ muốn bán lấy tiền để… khắc phục thiệt hại”. Lần khác, hay tin một ngư dân bắt được chú rùa nặng khoảng 50 kg, đoàn công tác liền tìm về xã Triệu An, huyện Triệu Phong. Thời điểm ấy, nghe lời rỉ tai, người dân đã đồng ý bán chú rùa biển với giá 20 triệu đồng cho một đầu nậu ở Huế. Vì thế, khi đoàn công tác đặt vấn đề, không khí có phần căng thẳng. Phải mất khá nhiều thời gian phân tích, ngư dân nọ mới đồng ý thả rùa về với biển.
Trong thực hiện nhiệm vụ, điều khiến cán bộ, nhân viên Ban Quản lý Khu Bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ vui mừng nhất là bảo vệ được sự an toàn của những chú rùa biển. Trung bình mỗi năm, các anh đưa 10 con rùa gặp nạn về với đại dương. Thông thường, các cán bộ, nhân viên trong Ban Quản lý thường vận động đông người dân đến chứng kiến cảnh thả rùa biển, qua đó kịp thời tuyên truyền, vận động bà con cùng chung tay, góp sức làm công việc có ý nghĩa này.
Lòng dân đã thuận
Rùa biển di cư xuyên quốc gia. Vì thế, việc bảo vệ loài động vật này trở thành nhiệm vụ toàn cầu. So với các quốc gia khác, hoạt động bảo tồn rùa biển ở Việt Nam được triển khai có phần muộn hơn. Vì thế, ngay khi có chủ trương, anh Nguyễn Văn Hòa và đồng sự đã nhanh chóng nhóm họp, xác định việc cần nhất là thay đổi nhận thức và hành động của người dân. Từ năm 2004, các hoạt động bảo vệ rùa biển được triển khai sâu rộng trên địa bàn, đặc biệt là ở các xã vùng biển.
Những ngày đầu, anh cùng đồng sự phải lặn lội về từng địa phương để tìm kiếm tình nguyện viên. Họ sẽ là những người chuyên nghe ngóng, xác nhận thông tin và góp sức bảo vệ rùa biển. Cùng với lực lượng này, các cán bộ, nhân viên Ban Quản lý Khu Bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ tập trung tuyên truyền, vận động người dân tích cực bảo vệ những chú rùa của đại dương. Đối tượng hướng đến là bà con ngư dân và các em học sinh. Nhiều tiết học ngoại khóa về rùa biển đã được tổ chức tại những ngôi trường miền chân sóng, được ghi nhận là thú vị, bổ ích. Anh Phùng Quang Nhiên, cộng tác viên ở xã Gio Hải, huyện Gio Linh, cho biết: “Sau này lớn lên, nhiều em nhỏ vùng biển sẽ theo chân cha anh vươn khơi. Vì vậy, các em cần yêu quý và biết bảo vệ rùa biển ngay từ bây giờ”.
Thành quả lớn nhất từ nỗ lực không mỏi mệt của cán bộ, nhân viên Ban Quản lý Khu Bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ và các tình nguyện viên chính là sự đồng thuận trong nhân dân. Anh Hòa vẫn nhớ như in cuộc điện thoại mới nhận từ một học sinh ở xã Triệu Lăng. Vừa nhấc máy, anh đã nghe cháu bé tức tưởi: “Chú ơi! Chú về nhà cháu cứu rùa biển ngay”. Thì ra, trong quá trình đánh bắt trên biển, bố mẹ em học sinh kia vô tình bắt được một chú rùa biển. Tuy nhiên, do nghĩ ăn rùa biển sẽ xui xẻo nên ông bà đang tính chuyện bán. Em học sinh ở xã Triệu Lăng vừa tham gia buổi ngoại khóa về thấy vậy liền ngăn cản bố mẹ và kịp thời thông báo đến anh. Lần khác, anh Hòa bất ngờ nhận được cuộc gọi của một phụ nữ chuyên thu mua hải sản tươi sống trú tại xã Vĩnh Thái. Người này thông báo ở thị trấn Cửa Tùng có ngư dân vừa bắt được một chú rùa biển và đang rao bán. Khi gặp mặt để cảm ơn, người phụ nữ kia mới bật mí, cách đây khá lâu, con trai mình từng bắt được một chú rùa biển. Khi được anh Hòa vận động, cả hai mẹ con vỡ vạc nhiều điều. Có trường hợp những cuộc điện thoại đường dây nóng đến từ các thực khách. Cách đây không lâu, anh Hòa nhận cuộc gọi của một người đàn ông ở Gio Linh. Người này thông báo nhà hàng C.T. ở thị trấn Cửa Việt có mua một con đồi mồi. Khi đoàn công tác đến nơi, chú rùa biển đang nằm trên… thớt, chậm vài giây là nhiệm vụ bất thành. Anh Hòa bật mí: “Từ trước đến nay, những người có đóng góp tích cực trong công tác bảo vệ rùa biển đều được chúng tôi tuyên dương, khen thưởng. Mới đây, Ban Quản lý Khu Bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ vừa khen thưởng cho 8 ngư dân ở các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh và Triệu Phong”.
![]() |
Những chú rùa được “tiếp sức” để trở về với biển |
Nặng lòng với rùa biển nên nỗi trăn trở của các cán bộ, nhân viên Ban Quản lý Khu Bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ và tình nguyện viên đều xoay quanh loài động vật này. Vùng biển bãi ngang của tỉnh kéo dài, có bãi cát thoải, phù hợp cho rùa lên đẻ trứng. Thế nhưng, những năm gần đây, việc các hồ nuôi tôm mọc lên gần bờ biển làm bãi đẻ truyền thống của rùa mất dần. Trong khi đó, kinh phí cấp trên phân bổ cho hoạt động bảo tồn rùa biển còn ít ỏi; lực lượng chung tay bảo vệ rùa biển vẫn còn mỏng... Việc tổ chức các buổi tập huấn, tuyên truyền, chương trình ngoại khóa gặp nhiều khó khăn. “Chúng tôi luôn nhắc nhủ nhau nỗ lực hết sức để vượt qua mọi khó khăn. Thế nhưng, thực tế là có những việc nằm ngoài tầm tay mình. Hy vọng các cấp, ngành, địa phương và mỗi người dân sẽ tiếp tục chung tay, góp sức cùng chúng tôi bảo vệ rùa biển”, anh Nguyễn Văn Hòa bày tỏ.
Trương Quang Hiệp
Trước kia, mỗi khi gặp rùa biển, một bộ phận ngư dân thường bắt rồi giữ lại hoặc mang đi bán. Nhờ sự góp sức của nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân, trong đó có ...
Sáng nay 29/11, tại bãi biển xã Trung Giang (huyện Gio Linh), Ban Quản lý Khu bảo tồn biển (QLKBTB) đảo Cồn Cỏ phối hợp với Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng Cửa ...
(QTO) – Theo thông tin từ Ban quản lý Khu bảo tồn biển (BQLKBTB) đảo Cồn Cỏ, chiều nay 8/10, tại xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh, lực lượng tình nguyện viên bảo ...
Theo thông tin từ Ban Quản lý Khu bảo tồn biển (BQLKBTB) đảo Cồn Cỏ, liên tiếp trong 2 ngày 25, 26/7, đơn vị đã tiếp nhận, kiểm tra sức khỏe và thả trở lại về ...
Hôm nay 30/5, theo thông tin từ Ban quản lý Khu bảo tồn biển (BQL KBTB) đảo Cồn Cỏ, đơn vị vừa cứu hộ và thả trở lại về biển một cá thể vích có trọng lượng ...
Sáng nay 14/12, tại bãi biển xã Triệu Vân (huyện Triệu Phong, Quảng Trị), Ban Quản lý Khu bảo tồn biển (QLKBTB) đảo Cồn Cỏ phối hợp với Đồn Biên phòng Triệu ...
Sáng nay 5/12, Đội tình nguyện viên bảo tồn rùa biển xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh đã tổ chức thả cá thể đồi mồi dứa về với môi trường tự nhiên. Đây là lần đầu ...
Trong những cuộc trò chuyện ấm tình thân, cán bộ, viên chức Ban Quản lý Khu Bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ thường ví một số nhiệm vụ mà mình đang làm với việc của ...
QTO - Đã định ăn Tết Hà Nội trọn vẹn, sáng mồng Một Tết 2025, nhớ nhà quá, tôi lên xe khách về Hà Tĩnh. Vắng khách, tôi yêu cầu người lái xe mở cho nghe...
QTO - Là một cô bé sinh ra ở miền quê nghèo, lớn lên từ gánh bún của mẹ, với giọng ca ngọt ngào, Nguyễn Thị Minh Thi (sinh năm 2000), giảng viên Học viện...
(QT) - Hiện nay nghề rèn thủ công ở nhiều nơi đang dần mai một, những người còn theo nghề còn lại chẳng đáng là bao. Thế nhưng ở vùng Lìa, huyện Hướng Hóa vẫn còn một nghệ nhân...
(QT) - Khởi nghiệp từ những công việc kinh doanh, buôn bán nhỏ nhưng bằng sự đam mê và khát khao làm giàu, nhiều bạn trẻ 8X, 9X đã gặt hái được những thành công bước đầu. Có...
(QT) - Giữa trùng điệp mây núi, chập chùng sương giăng nơi miền sơn cước xa xôi với vô vàn thiếu thốn, vất vả các thầy cô vẫn miệt mài bám lớp bám trường để ươm mầm chữ cho con...
(QT) - Đến bây giờ thì vùng đất Pa Roi, xã A Dơi, huyện Hướng Hóa, với rừng núi hoang vu như thuở Pả Lăng khoác ba lô trở về cách đây mấy chục năm, đã hoán đổi thành nương rẫy...
(QT) - Nguyễn Thị Lệ Thu không thích chụp ảnh, cũng ngại xuất hiện trên mặt báo. Cô tự nhận mình chỉ là nhân viên thư viện bình thường của một ngôi trường vùng sâu, vùng xa....
(QT) - Ký ức của những người nghệ sĩ này giờ vẫn đẹp, vẫn tươi mới khi gợi nhớ câu chuyện về những ngày vinh dự tham gia đoàn văn công của lực lượng vũ trang không chuyên các...