
{title}
{publish}
{head}
(QT) - Hiện nay nghề rèn thủ công ở nhiều nơi đang dần mai một, những người còn theo nghề còn lại chẳng đáng là bao. Thế nhưng ở vùng Lìa, huyện Hướng Hóa vẫn còn một nghệ nhân đã tâm huyết gắn bó hơn 40 năm với nghề rèn. Đó là ông Kôn Thay, ở bản A Xói, xã A Túc.
![]() |
40 năm nay Kôn Thay gắn bó với nghề rèn thủ công truyền thống |
Nghệ nhân “cuối cùng”
Năm nay tròn 60 tuổi nhưng trông Kôn Thay vẫn còn khỏe mạnh, vạm vỡ lắm. Bên bếp than luôn đỏ lửa ở bản A Xói, ông thuần thục với công việc rèn, sửa chữa nông cụ cho bà con dân bản như thường ngày. Tranh thủ nghỉ tay, pha nước mời khách, Kôn Thay kể lại duyên nghiệp với nghề rèn.
Hơn 40 năm trước, cha của ông là một thợ rèn nổi tiếng với tay nghề được xem là cứng cựa nhất nhì trong vùng. “Ngày còn thanh niên, thấy công việc của cha rất nặng nhọc, người lúc nào cũng lấm lem nên bố không nghĩ sẽ theo nghề. Nhưng sau một thời gian lên nương rẫy, đi rừng bố thấy còn vất vả gấp bội. Bố suy nghĩ lại và chấp nhận học nghề rèn từ cha”, Kôn Thay nhớ lại. Được cha chỉ bảo tận tình, truyền thụ tất cả những bí quyết trong nghề, tay nghề của Kôn Thay ngày càng nâng lên. Sau mấy năm chịu khó học hỏi, ông cũng đã rèn được những chiếc cuốc cò, cuốc chét, dao, rựa, liềm đầu tiên… khá bền và đẹp. “Rứa là con có thể sống được bằng nghề rèn rồi đó. Cha rất vui”, Kôn Thay kể lại lời người cha vỗ vai nói với ông năm xưa. Niềm đam mê của ông với nghề rèn ngày càng mãnh liệt hơn khi tự tay ông làm ra những nông cụ được bà con ưng ý. Sau khi người cha qua đời, Kôn Thay kế nghiệp lò rèn làm kế sinh nhai nuôi vợ con. Ông kể, hàng chục năm trước khi cuộc sống còn lạc hậu, mang tính tự cung tự cấp, khoa học kỹ thuật chưa phát triển thì hoạt động của nghề rèn thủ công diễn ra khá phổ biến trong cộng đồng người dân tộc Vân Kiều, Pa Kô ở huyện Hướng Hóa. Nghề rèn là công việc nặng nhọc nên thường do đàn ông đảm nhiệm. Nghề chủ yếu hoạt động thường xuyên trước khi bước vào mùa vụ canh tác mới với nhu cầu sử dụng nông cụ nhiều. Sản phẩm làm ra phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của cộng đồng bản địa, một phần để trao đổi với các dân tộc vùng lân cận, trong đó có người Lào ở bên kia biên giới.
![]() |
Bà con dân bản mang nông cụ hỏng đến nhờ Kôn Thay sửa giúp |
Tuy nhiên “Do nhiều nguyên nhân mà nghề rèn của người dân tộc thiểu số ở huyện Hướng Hóa đang bị mai một dần, đến nay người còn theo nghề chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Nhiều bí quyết, kỹ thuật rèn kim khí, kinh nghiệm tích luỹ từ nhiều thế hệ đang dần bị lãng quên, bị thay thế bởi những kỹ thuật mới mà không có sự kế thừa, phát huy giá trị truyền thống. Bản thân bố cảm thấy lo lắng một mai nghề rèn sẽ biến mất nên cố gắng hết sức để giữ nghề và tìm người để truyền nghề”, Kôn Thay trăn trở. 40 năm tâm huyết với nghề rèn truyền thống của cha ông, Kôn Thay không nhớ đã tự tay rèn, sửa chữa biết bao nhiêu nông cụ cho bà con dân bản. Chỉ biết rằng, trong huyết quản của ông vẫn luôn cháy bỏng niềm đam mê với nghề pha lẫn niềm ưu tư khi nghĩ đến một mai nghề rèn thủ công có nguy cơ thất truyền. Đến bây giờ, Kôn Thay cũng được xem là nghệ nhân rèn thủ công cuối cùng ở vùng Lìa.
Rèn, sửa nông cụ miễn phí cho dân bản
Dù ngày nay máy móc, các loại nông cụ hiện đại đã thay thế dần sức người trong sản xuất nông nghiệp nói chung nhưng đối với đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao, đặc biệt là ở những bản làng xa xôi thì những loại nông cụ truyền thống như cuốc cò, dao rựa, cuốc chét… vẫn chưa thể bị thay thế. Nông cụ thô sơ vẫn là những thứ không thể thiếu đối với bà con khi lên nương rẫy mỗi ngày. Vừa ngậm tẩu thuốc, vừa đều tay dùng búa tán lại chiếc cuốc cho người dân, Kôn Thay tâm sự rằng bây giờ dường như rất ít người biết về nghề rèn thủ công. May thay, nhiều năm trước có ông bạn Kôn Sương ở cùng bản đã đến tham gia cùng phụ làm nghề với ông.
“Từ ngày có ông Sương đến làm cùng, bố cảm thấy vui hơn vì được an ủi, chia sẻ công việc. Nhưng nhiều khi nghĩ cũng chạnh lòng vì nhiều năm nay chẳng còn mấy ai mặn mà với nghề rèn. Bởi vậy không biết rồi đây hết đời bố và ông Sương thì có còn ai ở vùng Lìa này giữ được nghề?”, Kôn Thay đau đáu. Để duy trì nghề, nhiều năm nay ông sẵn sàng rèn và sửa chữa nông cụ miễn phí cho người dân trong vùng, đặc biệt là người nghèo. Ông nói mình làm vậy là để giúp bà con đỡ vất vả khi phải đi xa để mua sắm và sửa chữa nông cụ. “Mặt khác, bố cũng muốn làm để lò rèn luôn đỏ lửa, không nguội lạnh theo thời gian. Rèn nông cụ mới thì bố lấy chút công gọi là, hoặc bà con thương thì trả ít khoai sắn, thóc gạo, còn đa số bố sửa chữa miễn phí cho bà con. Phần lớn bà con còn nghèo, mình có nghề giúp bà con chút việc cũng cảm thấy vui trong lòng”, Kôn Thay thổ lộ.
![]() |
Ông Kôn Thay và Kôn Sương miệt mài rèn nông cụ cho bà con dân bản |
Bà Hồ Thị Sen, thôn A Xói, xã A Túc cảm kích nói: “Ông ấy rất tốt và nhiệt tình, cứ ai có nông cụ hư hỏng lại mang đến ông ấy sửa giúp không lấy tiền. Nhiều năm nay dân bản mình ai cũng nhờ ông ấy sửa giúp mà đỡ phải vượt hơn 30 km ra ngoài thị trấn. Ở đây ai cũng quý mến tấm lòng Kôn Thay”. Bà Sen cho biết thêm, đa số bà con trong bản quen dùng nông cụ của Kôn Thay làm ra vì bền chắc nên cũng ít mua bên ngoài. Bởi nếu phải mua nông cụ ở bên ngoài về dùng cũng không ưng vì không hợp, canh tác rất khó. Vượt nhiều cây số mang vài cây cuốc đã bị cùn, long lưỡi, Pả Hiền ở bản 4, xã Thuận lại tìm đến nhờ Kôn Thay sửa giúp. Như mọi khi, Kôn Thay lại nhiệt tình xắn tay vào việc giúp người quen. Và bao giờ ông cũng từ chối tiền công mà Pả Hiền nài nỉ trả. “Lúc nào cũng vậy, ông ấy luôn khước từ không lấy tiền công. Ái ngại quá, nhiều bữa bố đành mang ít nếp than, chai rượu nhà nấu sang biếu ông ấy. Nói chung ở các xã vùng Lìa này, ai đã từng đến nhờ Kôn Thay rèn, sửa chữa nông cụ đều cảm thấy quý mến ông ấy”, Pả Hiền cho hay.
Trên những bản làng vùng Lìa, cuộc sống dân bản đang dần đổi thay tích cực. Những ngôi nhà sàn, nhà xây khang trang mọc lên ngày càng nhiều. Nhiều máy móc, nông cụ hiện đại cũng được bà con mua sắm để phục vụ sản xuất. Trái với hình ảnh đó, nhiều nghề truyền thống đặc trưng một thời như dệt vải, đan lát, cũng như nghề rèn đã dần lui vào dĩ vãng. Những người thợ rèn cuối cùng như ông Kôn Thay, Kôn Sương luôn đau đáu nỗi niềm và ao ước một ngày nào đó nghề rèn cùng một số nghề truyền thống độc đáo khác được bảo tồn, hồi sinh...
Lê Đức Việt
Người Pa Kô ở miền Tây Quảng Trị không nhớ rõ nghề rèn có từ bao giờ, chỉ biết rằng, hàng trăm năm trước, khi có nông cụ sản xuất bằng sắt xuất hiện họ đã gắn ...
Hiện nay, một số nghề truyền thống của người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đang dần bị mai một, có nghề đứng trước nguy cơ bị biến mất. Để góp phần bảo ...
Xã Lìa (huyện Hướng Hóa) có phần lớn dân số là người Pa Kô sinh sống. Đồng bào nơi đây có đời sống văn hóa vô cùng phong phú, trong đó nghề đan lát mây tre là ...
Từ xa xưa, người Vân Kiều ở huyện miền núi Hướng Hóa đã có những bài thuốc gia truyền rất đặc biệt trong điều trị bệnh cũng như chăm sóc sức khỏe cho con ...
Miền đất xa xôi A Vao, Tà Rụt của huyện Đakrông hiện vẫn còn bảo tồn, lưu giữ nhiều giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể, lễ hội, nghề truyền thống độc đáo của ...
Theo thời gian và cuộc sống đổi thay, nhiều nghề và làng nghề truyền thống có nguy cơ mai một dần. Tuy vậy, đâu đó nơi nhiều làng quê vẫn còn có những “nghệ ...
Để góp phần bảo tồn, phát huy những giá trị bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc ở địa phương, Trường Tiểu học và THCS A Túc, xã Lìa, huyện Hướng Hóa ...
Vì nỗi lo cơm áo, một bộ phận người Vân Kiều, Pa Kô ở huyện Đakrông từng phải quay lưng với nghề mà cha ông để lại. Thực tế ấy nay đã thay đổi. Ngày có càng ...
QTO - Để tìm câu trả lời cho cà phê sạch, Bích Chi quyết định tự trồng cà phê. Và như một cơ duyên, cô gái Hà Nội đang là tiếp viên hàng không của Vietnam...
QTO - Quảng Trị có rất nhiều thác nước đẹp kết hợp với rừng, hồ, suối rộng, nước trong veo để phát triển du lịch, trong đó nổi bật nhất phải kể đến thác...
(QT) - Khởi nghiệp từ những công việc kinh doanh, buôn bán nhỏ nhưng bằng sự đam mê và khát khao làm giàu, nhiều bạn trẻ 8X, 9X đã gặt hái được những thành công bước đầu. Có...
(QT) - Giữa trùng điệp mây núi, chập chùng sương giăng nơi miền sơn cước xa xôi với vô vàn thiếu thốn, vất vả các thầy cô vẫn miệt mài bám lớp bám trường để ươm mầm chữ cho con...
(QT) - Đến bây giờ thì vùng đất Pa Roi, xã A Dơi, huyện Hướng Hóa, với rừng núi hoang vu như thuở Pả Lăng khoác ba lô trở về cách đây mấy chục năm, đã hoán đổi thành nương rẫy...
(QT) - Nguyễn Thị Lệ Thu không thích chụp ảnh, cũng ngại xuất hiện trên mặt báo. Cô tự nhận mình chỉ là nhân viên thư viện bình thường của một ngôi trường vùng sâu, vùng xa....
(QT) - Ký ức của những người nghệ sĩ này giờ vẫn đẹp, vẫn tươi mới khi gợi nhớ câu chuyện về những ngày vinh dự tham gia đoàn văn công của lực lượng vũ trang không chuyên các...
(QT) - Với trái tim ấm áp, các cô cậu học trò tuổi 17 ở thủ đô Hà Nội đã góp sức dựng xây năm ngôi nhà cho nạn nhân bom mìn, người nhiễm chất độc da cam ở huyện miền núi...