
{title}
{publish}
{head}
VOV.VN - Dư luận quốc tế đã có những nhận định sau ngày họp đầu tiên về thỏa thuận hạt nhân Iran, diễn ra tại thủ đô Vienna, Áo với hy vọng “làm sống lại” thỏa thuận mang tầm thế kỷ được các bên ký kết vào năm 2015.
Tích cực và đi đúng hướng là nhận định chung của Mỹ, Iran và Nga sau cuộc họp. Trong một dòng trạng thái đăng tải trên trang Twitter cá nhân, ông Mikhail Ulyanov - đặc phái viên Nga tại các tổ chức quốc tế tại Vienna, Áo đã viết rằng, cuộc gặp giữa các bên còn lại trong thỏa thuận hạt nhân gồm Iran, Trung Quốc, Anh, Pháp, Đức và Nga đã thành công. Mặc dù sẽ cần thêm thời gian để khôi phục lại thỏa thuận nhưng điều quan trọng nhất sau cuộc gặp của Ủy ban hỗn hợp là các bên đã xúc tiến được những hoạt động thực chất nhằm hướng tới mục tiêu này. Ngay sau nhận định của phía Nga, Mỹ dù không tham gia đàm phán trực tiếp với Iran cũng đã có đánh giá mang tính tích cực về ngày họp này.
Các bên nối lại đàm phán hạt nhân Iran. Ảnh: Reuters
Phát biểu với báo giới, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price nói: “Các cuộc thảo luận tại Vienna, Áo là một bước đi đáng hoan nghênh, một bước đi mang tính tích cực, một bước đi hữu ích trong bối cảnh chúng tôi đang xác định liệu phía Iran có sẵn sàng quay trở lại tuân thủ các quy định trong thỏa thuận hạt nhân Iran hay không. Đổi lại, chúng tôi cũng sẽ quyết định những bước đi cần thiết để quay trở lại thỏa thuận này”.
Trong một tuyên bố, Trưởng đoàn đàm phán hạt nhân của Iran, Thứ trưởng Ngoại giao Abbas Araqchi cũng nhấn mạnh: “Theo tôi, cuộc đàm phán mang tính xây dựng và đang dần đi đúng hướng. Còn quá sớm để nói rằng đàm phán đã thành công. Chúng ta sẽ biết rõ vấn đề này sau các cuộc làm việc của nhóm chuyên gia song chúng tôi rất hi vọng về cuộc gặp này. Nếu không hy vọng, chúng tôi đã không ở đây”.
Duy trì quan điểm thận trọng hơn đại diện của Nga, Mỹ và Iran, người phát ngôn EU Nabila Massrali khi được hỏi về kết quả cuộc họp tại Vienna, Áo đã nói rằng, đàm phán hạt nhân Iran là “một quá trình phức tạp”, đòi hỏi nỗ lực chung của các bên. Theo người phát ngôn EU, hiện còn quá sớm để dự đoán được kết quả. Điều quan trọng là Mỹ phải dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt để “khơi thông” vấn đề hạt nhân Iran.
Cùng quan điểm với EU, Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc Vương Quân cũng đã kêu gọi Mỹ dỡ bỏ toàn bộ các lệnh trừng phạt bất hợp pháp nhằm vào Iran. Theo ông Vương Quân, việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran và gây áp lực đối đa với Iran chính là nguyên nhân gốc rễ đối với hiện trạng thỏa thuận hạt nhân Iran hiện nay. Việc Mỹ sớm trở lại thỏa thuận chính là một trong những chìa khóa giải quyết vấn đề.
Ngược dòng với dư luận, Israel lại kịch liệt phản đối việc khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran. Trong một tuyên bố, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu nhấn mạnh, một Iran được hạt nhân hóa là mối đe dọa hiện hữu đối với an ninh của Israel và là nguy cơ đối với an ninh của cả thế giới.
Cuộc gặp tại thủ đô Vienna lần này được đánh giá là nỗ lực nghiêm túc đầu tiên của các bên nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran sau gần 3 năm chính quyền của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đơn phương rút khỏi thỏa thuận này. Dự kiến, Iran và các cường quốc thế giới sẽ có cuộc gặp tiếp theo vào ngày 9/4, sau khi các chuyên gia dự thảo kế hoạch liên quan tới việc Mỹ dỡ bỏ các lệnh trừng phạt và Iran quay lại việc tuân thủ thỏa thuận hạt nhân./.
Hồng Nhung/VOV1 Tổng hợp
(Tổ Quốc) - Những dấu hiệu tích cực của việc khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran JCPOA đang giảm dần.
VOV.VN - Iran và Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) nối lại đàm phán về việc khôi phục thoả thuận hạt nhân Iran tại Vienna, Áo. Tuy nhiên, hai bên ...
VOV.VN - Cả Mỹ và Iran đều cáo buộc nhau “không còn mặn mà” với thỏa thuận hạt nhân. Đặc phái viên Mỹ Robert Malley thừa nhận Washingtin chỉ tập trung vào các ...
(CAND) - Iran xác nhận, Nhật Bản đã nêu sáng kiến riêng của họ nhằm tìm cách khôi phục thỏa thuận hạt nhân ký kết năm 2015, khẳng định Teran đánh giá cao “vai ...
(Tổ Quốc) - Bloomberg dẫn lời Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết "Mỹ và Iran không còn khả năng sớm đạt được thỏa thuận hạt nhân mới".
(Tổ Quốc) - Đàm phán thỏa thuận hạt nhân Iran đang diễn biến theo chiều hướng tích cực, điều này cũng đồng nghĩa với việc một lượng lớn dầu thô của Iran có thể ...
VOV.VN - Sóng gió vẫn bủa vây thỏa thuận hạt nhân Iran 2015 khiến nó chưa thể hồi sinh. Đâu là những nguyên nhân cho tình trạng này?
(Tin Tức) - Ngày 19/9, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Nasser Kanaani cho biết Tehran không loại trừ khả năng diễn ra cuộc họp về việc khôi phục thỏa thuận ...
QTO - Việc chính quyền Mỹ thu hồi quyền truy cập hệ thống SEVIS của Đại học Harvard đồng nghĩa với việc trường không còn đủ điều kiện bảo trợ thị thực cho...
QTO - Trong bối cảnh Mỹ tạm ngưng siết trừng phạt, Ukraine đang vận động EU đẩy mạnh các biện pháp cứng rắn hơn nhằm gia tăng sức ép lên Moscow, bao gồm cả...
VOV.VN - Căng thẳng và đối đầu đang gia tăng tại ba điểm nóng là Biển Đông, Biển Hoa Đông và Vịnh Bengal trong bối cảnh cạnh tranh Mỹ - Trung ngày càng gay gắt trên mọi mặt trận.
QĐND - Lệnh cấm vận đối với các mặt hàng nông sản của các nước phương Tây và chính sách chủ động của Điện Kremlin đã tạo động lực cho ngành nông nghiệp Nga phát triển nhanh chóng.
VOV.VN - Căng thẳng ở miền đông Ukraine đang khiến Mỹ và châu Âu như “ngồi trên đống lửa”. Liệu đây chỉ là một phép thử với chính quyền Tổng thống Biden hay chính là khởi đầu...
QĐND - Trước thềm cuộc gặp quan trọng với các nước tham gia thỏa thuận hạt nhân năm 2015, hay còn gọi là Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA), tại thủ đô Vienna (Áo) vào...
(Vietnamnet) - Bộ trưởng Quốc phòng Philippines cáo buộc Trung Quốc đang âm mưu chiếm thêm "các thực thể" ở Biển Đông như những gì họ từng thực hiện ở Đá Vành Khăn và bãi cạn...
VOV.VN - Lũ lụt do mưa lớn đã tàn phá các hòn đảo trải dài từ đảo Flores ở Indonesia đến Timor Leste, một quốc gia nhỏ ở phía Đông Indonesia.