Cập nhật:  GMT+7

Đề xuất các dự án sản xuất than sinh học từ phụ phẩm rừng và phát triển rừng bền vững

Chiều nay 28/8, được sự ủy quyền của UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Trị làm việc với Tập đoàn VinaCapital về dự án sản xuất than sinh học từ phụ phẩm rừng và dự án phát triển rừng bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Đề xuất các dự án sản xuất than sinh học từ phụ phẩm rừng và phát triển rừng bền vững

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phan Văn Phước trao đổi với đại diện Tập đoàn VinaCapital về dự án sản xuất than sinh học từ phụ phẩm rừng và dự án phát triển rừng bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Trị - Ảnh: N.B

Tại buổi làm việc, đại diện Tập đoàn VinaCapital trình bày các đề xuất về dự án sản xuất than sinh học từ phụ phẩm rừng và dự án phát triển rừng bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Theo đó, các dự án nhằm hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế rừng bền vững, góp phần giải quyết việc làm cho người dân địa phương; tăng đóng góp của địa phương với hoạt động giảm phát thải và tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm gỗ nhờ cải thiện chất lượng.

Dự án sản xuất than sinh học từ phụ phẩm rừng sẽ sử dụng nguyên liệu từ phụ phẩm rừng sản xuất như: cành nhỏ, lá, rễ cây... sau mỗi đợt thu hoạch. Qua khảo sát quá trình khai thác rừng, các phụ phẩm bị bỏ lại chiếm tỉ lệ khoảng 15% tổng trữ lượng rừng sản xuất, không tạo ra nguồn thu cho chủ rừng. Nếu dự án được triển khai sẽ tiêu thụ phần phụ phẩm này, tạo thêm nguồn thu cho chủ rừng, góp phần vào phát triển KT-XH của địa phương. Hiện nay, ứng dụng của than sinh học được sử dụng rất rộng rãi trên nhiều quốc gia bởi lợi thế về khả năng cải tạo đất, giảm tác hại do việc đốt rơm rạ, trấu, phụ phẩm rừng; đặc biệt là tái sử dụng trong canh tác cây trồng, góp phần tạo ra tín chỉ carbon và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.

Đối với dự án phát triển rừng bền vững, việc triển khai các hoạt động kéo dài chu kỳ khai thác gỗ rừng trồng sẽ tăng khả năng cung cấp gỗ lớn có giá trị cao từ rừng trồng, phù hợp với mục tiêu nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế từ rừng.

Bên cạnh đó, việc tạo ra tín chỉ carbon từ các phụ phẩm từ rừng, tăng nguồn dự trữ carbon qua việc kéo dài thời gian kinh doanh rừng là phù hợp với định hướng trong công tác phát triển rừng của “Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Tỉnh Quảng Trị có tổng diện tích rừng và đất quy hoạch phát triển rừng gần 278.000 ha trong đó, diện tích rừng hơn 248.000ha, đất quy hoạch phát triển rừng gần 30.000ha. Tỉ lệ che phủ rừng toàn tỉnh duy trì ổn định, đạt 49,4% năm 2023. Với lợi thế đó, tỉnh Quảng Trị rất có tiềm năng trong lĩnh vực cung cấp tín chỉ carbon từ rừng trong thời gian tới.

Trên cơ sở đề xuất dự án của nhà đầu tư, các sở, ngành liên quan đã đánh giá việc nghiên cứu, triển khai các dự án nêu trên là phù hợp với quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và tiềm năng, điều kiện, thế mạnh hiện có của tỉnh. Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh sẽ tổng hợp, báo cáo kết quả, tham mưu UBND tỉnh Quảng Trị xem xét, cho ý kiến đối với các dự án trong thời gian tới.

Nhơn Bốn

Tin liên quan:
  • Đề xuất các dự án sản xuất than sinh học từ phụ phẩm rừng và phát triển rừng bền vững
    Liên kết sản xuất, tạo đầu ra bền vững cho gỗ rừng trồng và cao su

    Xác định nông nghiệp- nông dân- nông thôn là định hướng phát triển SX-KD chủ lực, Công ty Cổ phần Tổng công ty Thương mại Quảng Trị đã triển khai liên kết, thu mua, chế biến, quảng bá và kinh doanh các loại nông sản của tỉnh. Trong đó, việc liên kết thu mua nguyên liệu gỗ rừng trồng, đặc biệt là gỗ có chứng nhận quản lý rừng bền vững (FCS) và mủ cao su đã giải quyết đầu ra sản phẩm cho nông dân.

  • Đề xuất các dự án sản xuất than sinh học từ phụ phẩm rừng và phát triển rừng bền vững
    Hướng đến một nền sản xuất nông nghiệp xanh, bền vững

    Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị vừa ban hành Chỉ thị số 38-CT/TU (ngày 20/8/2024) về đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hữu cơ, canh tác tự nhiên, nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp công nghệ cao, liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp. Đây là nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa chiến lược đối với phát triển ngành nông nghiệp xanh, bền vững; là trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền ở địa phương, ngành được giao nhiệm vụ.


Nhơn Bốn

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long