Cập nhật:  GMT+7

Đề nghị Quốc hội xem xét giải quyết một số vấn đề về nguồn vốn đầu tư công trung hạn đang thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

Tiếp tục chương trình kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV, hôm nay 16/1, Đoàn ĐBQH tỉnh tham gia thảo luận tại tổ số 19 về một số nội dung liên quan.

Đối với việc bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 từ nguồn dự phòng chung tương ứng với nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2022, đại biểu Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ủy ban Tài chính và Ngân sách của Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đồng tình đối với nội dung Chính phủ đã trình (trong đó, đối với tỉnh Quảng Trị: Dự án Tuyến đường bộ ven biển đoạn qua cầu Cửa Tùng và Cửa Việt với kế hoạch trung hạn trình bổ sung 600 tỉ đồng theo đúng thông báo dự kiến của Chính phủ tại Văn bản số 1303/TTg-KTTH ngày 06/12/2023).

Đề nghị Quốc hội xem xét giải quyết một số vấn đề về nguồn vốn đầu tư công trung hạn đang thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

Đại biểu Hà Sỹ Đồng tham gia ý kiến tại buổi thảo luận tổ-Ảnh: N.T.L

Tuy nhiên, đề nghị Quốc hội xem xét, chỉ đạo việc giải quyết một số vấn đề liên quan đến nguồn vốn đầu tư công trung hạn đang thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Trị như sau: Tại khoản 6 Điều 4 Nghị quyết 93/2023/QH15 của Quốc hội đã quy định: “Đối với số ứng trước còn lại chưa thu hồi, ngân sách trung ương không bố trí thêm để hoàn trả. Giao Chính phủ chỉ đạo các bộ, cơ quan trung ương và địa phương rà soát, chịu trách nhiệm cân đối trong tổng số vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 đã được giao hoặc vốn ngân sách địa phương để thu hồi toàn bộ số vốn ứng trước chưa thu hồi”.

Trong điều kiện nguồn lực trung hạn đã được giao từ đầu kỳ, ngân sách địa phương của một số tỉnh còn nhiều khó khăn, đề nghị Quốc hội cho phép rà soát, cân đối linh hoạt nguồn vốn ngân sách trung ương (trung ương hỗ trợ, chương trình mục tiêu quốc gia) phù hợp với điều kiện thực tiễn của từng địa phương để sớm thực hiện hoàn trả các khoản ứng trước ngân sách trung ương theo đúng quy định.

Cụ thể, đối với tỉnh Quảng Trị, hiện nay còn khoản 15,466 tỉ đồng ứng trước của chương trình 61 huyện nghèo chưa hoàn trả. Trong điều kiện ngân sách địa phương khó khăn (năm 2023 dự kiến hụt thu hơn 300 tỉ đồng), kế hoạch trung hạn ngân sách trung ương đã được Thủ tướng Chính phủ giao chi tiết danh mục dự án, đề nghị Quốc hội cho phép hoàn trả từ kế hoạch vốn đầu tư phát triển ngân sách trung ương thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Quá trình triển khai thực hiện chương trình, tỉnh sẽ tiếp tục tìm kiếm, lồng ghép các nguồn vốn để đảm bảo thực hiện hiệu quả các mục tiêu chương trình giai đoạn 2021-2025.

Đối với dự án Tuyến đường bộ ven biển đoạn qua cầu Cửa Tùng và Cửa Việt có tổng mức đầu tư lớn (600 tỉ đồng), thời gian thực hiện chỉ 2 năm (2024-2025), đề nghị Quốc hội chỉ đạo Chính phủ sớm trình cấp có thẩm quyền giao bổ sung kế hoạch năm 2024 để sớm triển khai thực hiện, đảm bảo giải ngân nguồn lực đầu tư và hoàn thành dự án theo đúng tiến độ phê duyệt.

Kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 được Quốc hội giao từ quý III/2021. Sau gần 3 năm triển khai thực hiện, nhằm đảm bảo phù hợp với tình hình thực tiễn và tính khả thi của kế hoạch, đề nghị Quốc hội chỉ đạo Chính phủ sớm trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn của các các đơn vị, địa phương đã thực hiện rà soát, đảm bảo đầy đủ cơ sở pháp lý để triển khai thực hiện.

Tại buổi thảo luận, các đại biểu Hoàng Đức Thắng, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh; Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ủy ban Tài chính và Ngân sách của Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cũng đã tham gia ý kiến về về dự thảo nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Nguyễn Thị Lý

Tin liên quan:
  • Đề nghị Quốc hội xem xét giải quyết một số vấn đề về nguồn vốn đầu tư công trung hạn đang thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
    Hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA trên địa bàn

    Các chương trình, dự án ODA, vốn vay ưu đãi trong giai đoạn vừa qua được tỉnh vận động và tiếp nhận phù hợp với các quy định của Chính phủ, quy hoạch phát triển KT-XH của tỉnh, phù hợp với lĩnh vực ưu tiên sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi theo định hướng của Chính phủ Việt Nam và phù hợp với mục tiêu của nhà tài trợ. Nhờ đó, những năm qua, nguồn vốn này đã phát huy hiệu quả tốt góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH của tỉnh.

  • Đề nghị Quốc hội xem xét giải quyết một số vấn đề về nguồn vốn đầu tư công trung hạn đang thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
    Chủ động giám sát thúc đẩy giải quyết “vấn đề nóng” ở địa phương

    Hoạt động giám sát có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ và quyền lực nhà nước của HĐND ở địa phương. Một khi đời sống kinh tế-xã hội phát sinh những mâu thuẫn liên quan đến quyền lợi giữa người dân với các cơ quan nhà nước, giữa công dân với công dân đòi hỏi phải tăng cường hơn nữa vai trò giám sát của HĐND tỉnh.


Nguyễn Thị Lý

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Phát động ra quân Năm An toàn giao thông 2024

Phát động ra quân Năm An toàn giao thông 2024
2024-01-16 11:16:00

QTO - Sáng nay 16/1, tại TP. Đông Hà, UBND tỉnh, Ban An toàn giao thông (ATGT) tỉnh phối hợp UBND TP. Đông Hà tổ chức Lễ phát động ra quân thực hiện bảo...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long