Cập nhật:  GMT+7

ĐBQH tỉnh Quảng Trị Hoàng Đức Thắng tham gia thảo luận Dự án Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn

Chiều nay 20/6, trong khuôn khổ kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, các đại biểu Quốc hội đã có buổi thảo luận tại tổ về Dự án Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn (QHĐT&NT). Phát biểu tại phiên thảo luận, Phó Trưởng đoàn Chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị Hoàng Đức Thắng đã đưa ra nhiều ý kiến đóng góp quan trọng, nêu bật sự cần thiết và các đề xuất sửa đổi cụ thể cho dự thảo luật này.

Đại biểu Hoàng Đức Thắng nhấn mạnh, hiện tại, hệ thống pháp luật về quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng và quy hoạch nông thôn dù đã được sửa đổi bổ sung nhưng vẫn còn nhiều chồng chéo và chưa thống nhất trong một luật duy nhất.

ĐBQH tỉnh Quảng Trị Hoàng Đức Thắng tham gia thảo luận Dự án Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn

Đại biểu Hoàng Đức Thắng tham gia thảo luận Dự án Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn - Ảnh: NL

Việc điều chỉnh tại Luật Quy hoạch đô thị năm 2009 và Luật Xây dựng năm 2014 cùng một số luật khác liên quan đang gây ra nhiều khó khăn cho quá trình áp dụng và thực thi. Chính vì vậy, việc ban hành một Luật Quy QHĐT&NT thống nhất là vô cùng cần thiết. Luật này không chỉ giúp làm rõ nội hàm của QHĐT&NT mà còn định hướng và điều chỉnh mối quan hệ giữa các loại quy hoạch trong hệ thống quy hoạch quốc gia.

Đại biểu Hoàng Đức Thắng đề xuất sửa đổi khoản 5 Điều 6 lại là: Khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên; hạn chế sử dụng đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, đất trồng lúa và tuân thủ theo đúng quy định pháp luật về bảo vệ rừng, bảo vệ đất trồng lúa; hạn chế tối đa việc lấp sông, hồ (tự nhiên) khi lập QHĐT&NT; sử dụng tiết kiệm hiệu quả đất nông nghiệp cho mục đích xây dựng nhằm tạo ra nguồn lực phát triển, tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững.

Theo đại biểu, yêu cầu đặt ra hiện nay, việc bảo vệ đất trồng lúa, rừng đặc dụng và rừng phòng hộ hết sức cần thiết và theo đúng các quy định pháp luật hiện hành. Đất trồng lúa, rừng đặc dụng và rừng phòng hộ là những tài nguyên thiên nhiên quan trọng và cần được bảo vệ nghiêm ngặt để đảm bảo sự phát triển bền vững. Việc sử dụng đất này phải được hạn chế tối đa để bảo vệ môi trường và duy trì cân bằng sinh thái.

Đại biểu cũng nhấn mạnh sự cần thiết của việc xác định rõ thẩm quyền thẩm định nội dung bảo vệ môi trường trong Điều 8. Việc xác định rõ thẩm quyền này sẽ giúp nâng cao trách nhiệm của các cơ quan chức năng và đảm bảo sự minh bạch, hiệu quả trong quá trình lập quy hoạch và bảo vệ môi trường.

Trong phần trách nhiệm tổ chức lập QHĐT&NT tại khoản 3 Điều 16, đại biểu Hoàng Đức Thắng đề nghị bổ sung trách nhiệm của UBND cấp tỉnh trong việc tổ chức lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chung đối với các đô thị mới dự kiến trở thành thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Đại biểu lý giải, việc quy định rõ trách nhiệm của UBND cấp tỉnh sẽ giúp quá trình đô thị hóa và phát triển đô thị diễn ra thuận lợi và có sự quản lý chặt chẽ hơn.

Tại khoản 5 Điều 41: Thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ và quy hoạch đô thị và nông thôn, đại biểu cũng đề xuất sửa đổi về việc thông qua HĐND và hình thức thông qua của HĐND trong thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ và QHĐT&NT. Quy định hiện tại yêu cầu báo cáo HĐND thông qua trước khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét phê duyệt. Theo đại biểu, việc này cần được điều chỉnh để đảm bảo tính linh hoạt và hiệu quả trong quá trình lập và phê duyệt quy hoạch, đồng thời giảm bớt các thủ tục hành chính không cần thiết. Bên cạnh đó đại biểu đề nghị thay thế cụm từ “báo cáo” thành từ “trình” HĐND sẽ phù hợp hơn.

Đại biểu Hoàng Đức Thắng cũng đề nghị bổ sung quy hoạch chi tiết rút gọn vào dự thảo luật để làm cơ sở triển khai thực hiện. Việc bổ sung quy hoạch chi tiết rút gọn sẽ giúp quá trình lập quy hoạch trở nên linh hoạt và nhanh chóng hơn, phù hợp với nhu cầu phát triển thực tiễn, tiết kiệm thời gian và nguồn lực, đồng thời đảm bảo tính khả thi và hiệu quả của quy hoạch.

Phó Trưởng đoàn Chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị khẳng định, việc ban hành Luật QHĐT&NT không chỉ là nền tảng pháp lý quan trọng mà còn là công cụ quản lý hiệu quả, định hướng sự phát triển toàn diện của đất nước, góp phần nâng cao chất lượng sống của người dân và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Các đề xuất này nhằm đảm bảo rằng, Luật QHĐT&NT sẽ là công cụ quản lý hiệu quả, định hướng sự phát triển toàn diện của đất nước, góp phần nâng cao chất lượng sống của người dân và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Nguyễn Lý - Thanh Tuân

Tin liên quan:
  • ĐBQH tỉnh Quảng Trị Hoàng Đức Thắng tham gia thảo luận Dự án Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn
    Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hoàng Đức Thắng góp ý vào dự thảo ...

    Sáng nay 26/5, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về những nội dung còn có những ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Cảnh sát cơ động (CSCĐ). Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hoàng Đức Thắng đã tham gia ý kiến tại diễn đàn Quốc hội.

  • ĐBQH tỉnh Quảng Trị Hoàng Đức Thắng tham gia thảo luận Dự án Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn
    Phó Trưởng đoàn Chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hoàng Đức Thắng tri ân chiến ...

    Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ 7/5 (1954-2024), chiều nay 3/5, Phó Trưởng đoàn Chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hoàng Đức Thắng đã đến thăm hỏi, động viên các chiến sĩ, dân công hỏa tuyến, thanh niên xung phong từng tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ hiện sinh sống tại huyện Gio Linh, gồm: ông Tạ Ngọc Oanh, Khu phố 9, thị trấn Gio Linh; ông Trương Quang Khoa, thôn Mai Xá, xã Gio Mai và ông Lê Văn Đoàn, Khu phố 4, thị trấn Cửa Việt.


Nguyễn Lý - Thanh Tuân

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Tin liên quan

Gợi ý

POWERED BY
Việt Long