Cập nhật:  GMT+7

Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Xác định công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thời gian qua, huyện Đakrông tích cực triển khai nhiều giải pháp thực hiện tốt công tác này. Nhờ đó, đáp ứng tốt nhu cầu nguồn nhân lực cung ứng cho thị trường lao động, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất cho người dân và góp phần giảm nghèo nhanh, bền vững trên địa bàn huyện.

Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Người lao động ở huyện Đakrông tham gia lớp trung cấp kỹ thuật chăn nuôi - thú y -Ảnh: N.T

Để công tác đào tạo nghề cho LĐNT thực hiện có hiệu quả, UBND huyện Đakrông chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn có liên quan, UBND các xã, thị trấn tiếp tục phổ biến, quán triệt tốt các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp về công tác đào tạo nghề đến tận người dân trên địa bàn, vận động người dân đăng ký tham gia các lớp học nghề để nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh, tìm kiếm việc làm và xóa đói giảm nghèo. Huyện tăng cường liên kết với các cơ sở dạy nghề thực hiện nhiệm vụ đào tạo nghề cho lao động ở địa phương.

Riêng trong năm 2023, huyện làm tốt công tác phối hợp tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm thông qua hệ thống phát thanh, tuyên truyền về các chính sách liên quan đến công tác đào tạo nghề cho LĐNT; lồng ghép các nguồn ngân sách từ các chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, tổ chức tư vấn việc làm, tập huấn nghề cho LĐNT. Phối hợp với doanh nghiệp tổ chức tư vấn, tuyển dụng lao động làm việc trên các lĩnh vực như: sản xuất và lắp ráp ô tô, công nghiệp cơ khí, thương mại - dịch vụ, xây dựng - kinh doanh bất động sản, logistics, nông nghiệp...

Bên cạnh đó, phối hợp với Trung tâm Liên kết đào tạo trung cấp nghề, Trường Cao đẳng Kỹ thuật Quảng Trị hoàn thành đào tạo các lớp trung cấp nghề kỹ thuật chế biến món ăn gồm 153 học viên; tuyển sinh, đào tạo 1 lớp trung cấp kỹ thuật chăn nuôi - thú y gồm 38 học viên khóa học 2022-2024; tuyển mới 3 lớp trung cấp nghề điện và nghề chế biến món ăn với gần 100 học viên khóa học 2023-2025; phối hợp với Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế tuyển sinh 4 lớp trung cấp nghề hệ 9+ học song song với chương trình THPT cho 89 học sinh Trường THPT Đakrông.

Thực hiện Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018- 2025, UBND huyện chỉ đạo các cơ sở giáo dục đưa nội dung giáo dục khởi nghiệp vào giảng dạy nhằm giúp học sinh hiểu đúng về khởi nghiệp, khơi dậy tinh thần tự tạo việc làm, tự thân lập nghiệp trong lựa chọn nghề nghiệp, đồng thời cung cấp những kiến thức và kỹ năng cần thiết để khởi nghiệp.

Trong năm 2023, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên huyện phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo, các trường có cấp THCS triển khai thực hiện tư vấn hướng học - hướng nghiệp, phân luồng trực tiếp cho 577 học sinh khối 9 trên địa bàn huyện. Đội ngũ giáo viên tham gia dạy nghề cho LĐNT có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đảm bảo tiêu chuẩn giáo viên dạy nghề.

Ngoài cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy nghề hiện có, từ các nguồn chương trình mục tiêu quốc gia, huyện phân bổ kinh phí xây dựng dãy nhà nội trú và các phòng học bộ môn với kinh phí phê duyệt giai đoạn 2022-2025 gần 10 tỉ đồng. Kết quả, toàn huyện mở 25 lớp đào tạo nghề cho 497 lao động, đạt 114% kế hoạch, trong đó nghề nông nghiệp 20 lớp 397 lao động; nghề phi nông nghiệp 5 lớp 100 lao động.

Trước đây, người dân sống chủ yếu dựa vào nghề nông nghiệp, được tham gia các lớp tập huấn, đào tạo nghề, họ mạnh dạn vay vốn làm ăn, nhiều nghề mới được hình thành và phát triển cho thu nhập tốt, giúp chuyển đổi cơ cấu nghề đa dạng, phù hợp như: kinh doanh phục vụ ăn uống, trồng rau sạch, chăn nuôi, gà, lợn, trâu, bò, hàng hóa, sửa chữa xe máy; đan lát, xây dựng...

Nhằm đảm bảo công tác đào tạo nghề cho LĐNT thực hiện đúng mục đích, đúng đối tượng, sử dụng nguồn kinh phí có hiệu quả, chống thất thoát, lãng phí, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc để đề xuất các biện pháp tháo gỡ, UBND tăng cường kiểm tra công tác đào tạo nghề cho LĐNT hằng năm.

Qua kiểm tra cho thấy, các địa phương đều quan tâm đến công tác đào tạo nghề cho LĐNT, tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền, tư vấn cho người dân hiểu về quyền lợi, ý nghĩa của việc học nghề; thực hiện đúng quy trình khảo sát lấy nhu cầu của người dân và đề xuất nhu cầu đào tạo theo quy định.

Để nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho LĐNT trên địa bàn, thời gian tới, huyện Đakrông đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tư vấn về đào tạo nghề gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới.

Tập trung dạy nghề cho thanh niên nông thôn đáp ứng yêu cầu lao động của các cơ sở, doanh nghiệp về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, xuất khẩu lao động và chuyển đổi nghề. Chú trọng dạy nghề cho lao động thuộc hộ nghèo, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, lao động nữ, các đối tượng chính sách và lao động ở vùng khó.

Đẩy mạnh công tác phối hợp, liên kết với các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh để tăng cường việc mở các lớp đào tạo nghề cho lao động trên địa bàn huyện. Huy động sự tham gia nguồn lực của các chương trình, dự án, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ, sự đóng góp của Nhân dân đáp ứng nhu cầu kinh phí cho đào tạo nghề.

Hỗ trợ các điều kiện khuyến khích phát triển sản xuất, nhân rộng các mô hình kinh tế có hiệu quả cao nhằm nâng cao thu nhập của người dân.

Ngọc Trang

Tin liên quan:
  • Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn
    Khó khăn trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn

    Thực hiện Quyết định số 1956/QĐ - TTg, ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” (gọi tắt là Đề án 1956), nhiều địa phương trong tỉnh đã có cách làm hay, sáng tạo, từng bước đáp ứng nhu cầu học nghề, tạo việc làm, nâng cao chất lượng nguồn lao động nông thôn. Tuy nhiên, quá trình thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở một số địa phương vẫn tồn tại nhiều khó khăn, hạn chế cần tháo gỡ.

  • Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn
    Đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Hướng Hóa

    Những năm qua, thực hiện các chương trình, dự án của Chính phủ, tỉnh, huyện, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn luôn được huyện Hướng Hóa quan tâm. Qua đào tạo nghề, nhiều lao động được tiếp cận kỹ thuật mới để áp dụng vào sản xuất, kinh doanh hiệu quả. Vì vậy, đời sống của người lao động được nâng cao, an sinh xã hội được đảm bảo tốt hơn.


Ngọc Trang

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Khó khăn bủa vây gia đình nghèo

Khó khăn bủa vây gia đình nghèo
2024-02-17 06:05:00

QTO - Chồng vừa mất vào cuối năm 2023, sau thời gian dài chống chọi với căn bệnh ung thư đại tràng, chị Nguyễn Thị Hiệp (sinh năm 1977), ở thôn Gia Độ, xã...

“Con dại cái mang”

“Con dại cái mang”
2024-02-17 05:59:00

QTO - Hiện nay, nhiều app cho vay online được mở để đáp ứng nhu cầu vay nhanh gọn của người tiêu dùng. Tuy nhiên bên cạnh một số app hoạt động uy tín có...

Lá thư cảm ơn của một học sinh

Lá thư cảm ơn của một học sinh
2024-02-17 05:35:00

QTO - Lá thư vỏn vẹn hai mặt giấy nhưng chứa đựng sự cảm phục, biết ơn của một học sinh ở xã miền núi đối với lãnh đạo Công an tỉnh và cán bộ, chiến sĩ...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long