Cập nhật:  GMT+7

Đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh

(QT) - Bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng là giữ gìn, tôn trọng những di sản tốt đẹp của các thế hệ cha ông đã đóng góp trí tuệ, mồ hôi, xương máu vun đắp, tạo dựng qua các giai đoạn lịch sử. Đó là trách nhiệm, là nghĩa vụ thiêng liêng, cao cả của mỗi người ở thế hệ hôm nay và mai sau trong việc thực hiện đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam.

Miếu An Mỹ, một di tích lịch sử cách mạng ở Cam Lộ. Ảnh: PV

Quảng Trị là vùng đất có bề dày lịch sử lâu đời. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược đã để lại trên địa bàn Quảng Trị một hệ thống di tích chiến tranh cách mạng có quy mô và tầm cỡ lớn, không chỉ tạo ra ưu thế vượt trội, đặc sắc riêng có của vùng đất này mà còn góp phần làm đa dạng và phong phú hơn kho tàng di sản văn hóa dân tộc. Hệ thống di tích này vừa là niềm tự hào, vừa là một tài sản vô giá của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Trị. Nhận thức được giá trị lớn lao của các di tích lịch sử cách mạng, thời gian qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng, trong đó nổi bật là Nghị quyết số 17/2013/NQ-HĐND ngày 31/7/2013 “Về đầu tư, bảo tồn, tôn tạo, chống xuống cấp hệ thống di tích lịch sử, văn hóa tỉnh Quảng Trị, giai đoạn 2013 - 2020”. Từ các chỉ thị, nghị quyết đó, công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Tính đến năm 2019, trên địa bàn Quảng Trị có 524 di tích, trong đó có 4 di tích quốc gia đặc biệt (gồm 30 di tích thành phần); 21 di tích quốc gia; 473 di tích cấp tỉnh. Trong số 473 di tích cấp tỉnh có 445 di tích lịch sử cách mạng. Toàn tỉnh có 74/445 di tích lịch sử cách mạng đã hoàn chỉnh hồ sơ khoa học và hồ sơ pháp lí (chiếm 17%); ngoài ra có thêm 45/445 di tích đã có hồ sơ pháp lí (chiếm 10%) và 5 di tích đã có hồ sơ khoa học. Đặc biệt, năm 2016, Trung tâm Quản lí di tích và Bảo tàng tỉnh đã trình Sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch kế hoạch chọn địa bàn huyện Triệu Phong làm thí điểm việc kiểm kê, đo vẽ hồ sơ đất đai 71 di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh với kinh phí 6 triệu đồng/ di tích. Ngày 16/5/2016, UBND huyện Triệu Phong đã ban hành văn bản số 258/ QĐ-UBND về việc thành lập Ban chỉ đạo thực hiện công tác định vị, cắm mốc chỉ giới các di tích lịch sử trên địa bàn huyện giai đoạn 2016 -2017. Trong đó, Triệu Phong là địa phương có số di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh hoàn chỉnh hồ sơ khoa học và hồ sơ pháp lí nhiều nhất so với các huyện, thị xã khác trên địa bàn tỉnh (46/124 di tích, chiếm 37%).

Có thể khẳng định, việc bảo tồn, tôn tạo và quản lí di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh từ sau khi có Luật Di sản văn hóa đã mang lại hiệu quả to lớn về nhiều mặt. Những di tích sau khi được trùng tu, tôn tạo, đưa vào sử dụng đã phát huy tốt giá trị, đáp ứng tâm tư, nguyện vọng của nhân dân địa phương cũng như nhân dân cả nước đối với Quảng Trị, mang lại hiệu quả có tính toàn diện về chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội.

Với đặc thù là một tỉnh có rất nhiều di tích lịch sử cách mạng, ở hầu hết các xã đều có ít nhất 1 đến 2 di tích, có một số xã, thị trấn có trên 5 di tích, chính vì vậy cấp ủy đảng, chính quyền các địa phương đã kêu gọi các nguồn đầu tư khác nhau để trùng tu, tôn tạo di tích, đồng thời tuyên truyền đến người dân, nhất là thế hệ trẻ về lịch sử, ý nghĩa của các di tích để nâng cao ý thức trong việc bảo vệ các di tích trên địa bàn mình sinh sống.

Thời gian tới, để tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh, cấp ủy và chính quyền các cấp cần nghiên cứu và tiếp tục ban hành các chỉ thị, nghị quyết, quyết định, các cơ chế, chính sách về tài chính, đất đai, chính sách xã hội…. nhằm bảo tồn và phát huy hiệu quả nhất các di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục ý thức cho nhân dân về việc bảo vệ di tích lịch sử cách mạng nói chung, di tích lịch sử cấp tỉnh nói riêng trên địa bàn tỉnh. Di tích lịch sử cách mạng là tài sản chung của nhân dân, mọi người dân đều có quyền hưởng thụ, khai thác và phát huy giá trị di tích phục vụ cho mục đích văn hóa lành mạnh. Để phát huy tốt giá trị các di tích lịch sử cách mạng, cần có sự vào cuộc của nhân dân trong việc tham gia quản lí di tích theo Luật Di sản văn hóa.

Tăng cường tuyên truyền phổ biến pháp luật, nâng cao ý thức tôn trọng bảo vệ và phát huy giá trị di tích danh thắng cảnh trong mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt đối với thế hệ trẻ của tỉnh là hoạt động có ý nghĩa quyết định đến tương lai lâu dài của di tích lịch sử cách mạng. Ngoài mục đích tuyên truyền phổ biến pháp luật, công tác tuyên truyền còn đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cho nhân dân nâng cao ý thức về bảo vệ di tích, để người dân tự nguyện, tự giác tham gia vào công tác bảo vệ và giữ gìn di tích. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân về ý nghĩa của hoạt động lễ hội nhằm phát huy trách nhiệm của toàn xã hội đối với việc đưa các hoạt động lễ hội vào nền nếp, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Xã hội hóa công tác bảo vệ di tích, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc bảo vệ và sử dụng di tích.

Tiến hành tu bổ, phục hồi hệ thống di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh theo một quy hoạch tổng thể nhất định, đồng thời đầu tư hợp lí kinh phí cho công tác quản lí, bảo vệ, tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh.

Bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh gắn liền với phát triển kinh tế du lịch địa phương. Với số lượng di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh lớn nằm ở hầu hết các huyện, thị xã, thành phố trong toàn tỉnh, đây là các tiềm năng có thể thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến với Quảng Trị.

Chính quyền các cấp, Trung tâm Quản lí di tích và Bảo tàng tỉnh cần đẩy mạnh hơn nữa công tác chống vi phạm di tích, đặc biệt nhân dân các địa phương nơi có các di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh tăng cường giám sát ngăn chặn và báo cáo với cấp có thẩm quyền giải quyết khi có vi phạm di tích xảy ra. Xây dựng kế hoạch dài hạn về giải tỏa xâm phạm di tích gắn với các chương trình phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn của địa phương mình, rà soát lại phạm vi, mốc giới, khoanh vùng bảo vệ di tích.

Hải Đăng



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Khúc tráng ca Bộ đội Trường Sơn

Khúc tráng ca Bộ đội Trường Sơn
2024-05-17 06:19:00

QTO - Đoàn 559 - Bộ đội Trường Sơn là lực lượng hiệp đồng quy mô lớn bao gồm nhiều binh chủng làm nhiệm vụ chiến đấu mở đường, đảm bảo tuyến giao thông...

Những “mắt thần” giữ bình yên cuộc sống

Những “mắt thần” giữ bình yên cuộc sống
2020-01-02 06:16:45

(QT) - Tuy mới đi vào hoạt động một thời gian không dài, song hệ thống camera giám sát an ninh trên địa bàn Phường 1, thành phố Đông Hà được người dân ví như những “mắt thần”...

Cho những khát vọng mang tên Việt Nam

Cho những khát vọng mang tên Việt Nam
2020-01-01 07:01:38

VOV.VN -Năm 2019 trôi qua mà dư âm của nó vẫn ngọt ngào mỗi khi chúng ta nhớ lại cái tên Việt Nam được xướng lên đầy kiêu hãnh.

10 sự kiện nổi bật năm 2019

10 sự kiện nổi bật năm 2019
2019-12-31 15:55:29

Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; UVTƯ Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng dự lễ khởi công dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Bắc - Nam...

Tất cả vì lợi ích của đoàn viên công đoàn

Tất cả vì lợi ích của đoàn viên công đoàn
2019-12-31 06:31:35

(QT) - Thực hiện chủ đề hoạt động của năm 2019 là “Vì lợi ích của đoàn viên công đoàn”, Công đoàn ngành Công thương đã cụ thể hóa nội dung chủ đề, tích cực triển khai nhiều...

Nhà tù đế quốc với nhà thơ cách mạng

Nhà tù đế quốc với nhà thơ cách mạng
2019-12-30 13:47:45

(QT) - Nhà thơ Tố Hữu là người xứ Huế nhưng lại có nhiều duyên nợ với Quảng Trị, nhất là đoạn đời trai trẻ, đặc biệt là với địa danh Lao Bảo.

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết