Cập nhật:  GMT+7

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn để đẩy nhanh xóa đói giảm nghèo

(QT) - Đào tạo nghề cho lao động ở nông thôn đang là một nhiệm vụ cấp bách được Đảng và Nhà nước quan tâm, điều này càng đặc biệt quan trọng đối với một tỉnh nghèo như Quảng Trị, nơi có đến 70% lao động chưa qua đào tạo. Chính vì vậy, việc nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, trình độ sản xuất cho nông dân phải đặc biệt chú trọng. Để thực hiện tốt nhiệm vụ đó, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội đã phối hợp với Hội Nông dân tỉnh và các đơn vị liên quan triển khai công tác đào tạo, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ giúp bà con nắm bắt những kiến thức cơ bản để áp dụng vào sản xuất.

Có thể khẳng định rằng, hoạt động dạy nghề và hỗ trợ nông dân trong những năm qua ở Quảng Trị đã đạt được kết quả quan trọng, góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng lao động nông thôn của tỉnh, đáp ứng nhu cầu học nghề, giải quyết việc làm, phát triển sản xuất, mở rộng ngành nghề, chuyển dịch cơ cấu lao động để tăng thu nhập và tiến tới xoá đói giảm nghèo.

Kể từ năm 2003 đến nay, Sở LĐ-TBXH đã thực hiện 3 kế hoạch lớn gồm phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2003-2010; xây dựng đề án đào tạo nghề cho nông dân giai đoạn 2011-2020 theo Quyết định 1956 của Chính phủ; phát triển nguồn nhân lực tỉnh giai đoạn 2007-2015 mà trọng tâm là dạy nghề cho lao động nông thôn. Với những kế hoạch trên, tỉnh Quảng Trị đã được hỗ trợ từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục đào tạo để thực hiện một số mục tiêu đào tạo nghề với tổng số vốn đầu tư là 98.567 triệu đồng. Trong đó nguồn vốn được Trung ương hỗ trợ là 63.000 triệu đồng, địa phương 13.888 triệu đồng nhằm mua sắm thiết bị và đầu tư xây dựng cơ bản cho việc phát triển các cơ sở dạy nghề. Tính đến nay, các cơ sở đào tạo nghề trong tỉnh đã thu hút được hơn 28.000 học viên. Trong đó, lao động nông thôn, dân tộc thiểu số và người tàn tật là 25.629 người, còn lại chủ yếu là đào tạo nghề cho người nghèo. Nhờ đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 30%. Ngoài ra, công tác đào tạo nghề còn được gắn với dịch vụ hỗ trợ nông dân. Với phương châm “Vận động nông dân đi đôi với hỗ trợ nông dân”, Hội Nông dân Quảng Trị xem công tác dạy nghề và hỗ trợ nông dân là “chìa khóa” giúp nông dân chuyển đổi ngành nghề hiệu quả, phát triển kinh tế, từng bước ổn định cuộc sống. Năm 2010, Hội Nông dân các cấp phối hợp với các Trung tâm dạy nghề cấp huyện, các ngành, các tổ chức, doanh nghiệp tổ chức 142 lớp dạy nghề cho 4334 hội viên. Các nghề đào tạo chủ yếu là chăn nuôi thú y, trồng rau sạch, bảo vệ thực vật, cơ khí, cạo mủ cao su. Bên cạnh đó, Hội còn tổ chức đào tạo thêm nhiều nghề mới theo danh mục nghề đã được UBND tỉnh quy định như trồng hoa, bảo vệ thực vật, nữ công gia chánh...ngày càng đáp ứng được nhu cầu của hội viên nông dân. Hội Nông dân các cấp đã phối hợp tổ chức 1123 lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ KHKT cho 43.113 lượt hội viên với các nội dung chủ yếu như tập huấn các quy trình chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thủy hải sản, những kinh nghiệm hay trong quá trình sản xuất, tập huấn ứng dụng chế phẩm sinh học E.M trong sản xuất và bảo vệ môi trường... Có thể khẳng định rằng, hoạt động dạy nghề và hỗ trợ nông dân trong những năm qua ở Quảng Trị đã đạt được kết quả quan trọng, góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng lao động nông thôn của tỉnh, đáp ứng nhu cầu học nghề, giải quyết việc làm, phát triển sản xuất, mở rộng ngành nghề, chuyển dịch cơ cấu lao động để tăng thu nhập và tiến tới xoá đói giảm nghèo. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, công tác đào tạo nghề cho người dân ở Quảng Trị vẫn còn tồn tại nhiều bất cập chưa khắc phục được. Đó là chưa có sự vào cuộc quyết liệt của lãnh đạo các cấp, ngành và chính quyền ở các địa phương; công tác điều tra, khảo sát, dự báo nhu cầu dạy nghề cho lao động nông thôn gặp nhiều khó khăn... Nhiều cơ sở đào tạo nghề được đầu tư mua sắm các trang thiết bị với kinh phí khá lớn nhưng quá trình khai thác phục vụ công tác đào tạo chưa phát huy đầy đủ các chức năng... Hầu hết cán bộ, giáo viên chưa được biên chế mà chủ yếu là hình thức hợp đồng nên chưa thật sự tâm huyết với nghề đã ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. Công tác giám sát, đánh giá cũng như tuyên truyền cho người dân theo học các lớp đào tạo nghề ở nông thôn còn yếu.... Do vậy, nếu giải quyết được những khó khăn, bất cập như đã nêu trên, chắc chắn công tác đào tạo nghề ở Quảng Trị sẽ đạt được nhiều thành tựu hơn nữa, sớm hoàn thành đề án đào tạo nghề ở nông thôn theo Quyết định 1956 của Chính phủ. TÂN NGUYÊN



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Để hàng Việt Nam lên ngôi

Để hàng Việt Nam lên ngôi
2011-02-07 06:37:59

(QT) - Dịp trước Tết Nguyên đán Tân Mão, ngành Công Thương Quảng Trị cùng một số doanh nghiệp nhà nước làm chủ đạo tổ chức nhiều điểm bán hàng cố định và di động tại một số địa...

Chung sức, đồng lòng để xây dựng đất nước

Chung sức, đồng lòng để xây dựng đất nước
2011-01-17 10:22:42

(QT) - Những ngày qua, đồng bào cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài, bạn bè quốc tế đều hướng về Thủ đô Hà Nội để theo dõi Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng. Tin...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết