Cập nhật:  GMT+7

Đánh giá giữa kỳ chương trình Bình đẳng giới và nâng cao vị thế cho phụ nữ và trẻ em gái dân tộc thiểu số

Chiều nay 24/12, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Quảng Trị phối hợp với Tổ chức Plan International Việt Nam tổ chức hội thảo đánh giá giữa kỳ Chương trình “Bình đẳng giới và nâng cao vị thế cho phụ nữ và trẻ em gái dân tộc thiểu số tại tỉnh Quảng Trị” (gọi tắt là dự án GEM).

Đánh giá giữa kỳ chương trình Bình đẳng giới và nâng cao vị thế cho phụ nữ và trẻ em gái dân tộc thiểu số

Quang cảnh hội thảo đánh giá giữa kỳ Dự án GEM - Ảnh: K.S

Từ tháng 9/2022, Dự án GEM được Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh phối hợp với Tổ chức Plan International Việt Nam phối hợp triển khai tại địa bàn 5 xã: A Dơi, Xy, Thanh, Thuận, Húc (huyện Hướng Hóa). Từ năm 2024, dự án mở rộng thêm 4 xã: A Bung, A Ngo, Hướng Hiệp, Mò Ó (huyện Đakrông).

Mục tiêu của dự án nhằm hướng tới trẻ vị thành niên và thanh niên, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái dân tộc thiểu số trong độ tuổi từ 11 - 24, được nâng cao vị thế kinh tế và xã hội để học tập và phát triển, các em được bảo vệ và không còn phải chịu bất kỳ hình thức bạo lực nào trong cuộc sống, trong trường học hay tại cộng đồng.

Qua 2 năm thực hiện, dự án tập trung đầu tư nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ hội phụ nữ, cán bộ các ban, ngành các cấp, giáo viên các trường THCS và tiểu học về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình với nhiều hình thức phù hợp. Triển khai hàng chục lớp tập huấn, các điểm truyền thông, diễn đàn, đối thoại...

Tuyên truyền, vận động phụ nữ và người dân giữ gìn, rèn luyện đạo đức, ý thức pháp luật, chăm sóc và phát triển trẻ em, cung cấp các kỹ năng cần thiết để chị em chủ động giải quyết các vấn đề liên quan đến bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình.

Đặc biệt, Hội LHPN tỉnh thực hiện xây dựng mô hình can thiệp ở từng hợp phần như: Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” trong trường học, mô hình “Nhóm sở thích nuôi dê sinh sản” trong phát triển kinh tế trong cộng đồng, khóa học nghề phi nông nghiệp theo xu hướng thị trường... Nhìn chung, các hợp phần triển khai ở cơ sở bước đầu có hiệu quả, những lớp tập huấn, truyền thông về các chủ đề bình đẳng giới, tảo hôn, trao quyền cho trẻ em gái dẫn dắt hay những buổi đối thoại liên thế hệ tại các xã dự án đã thu hút đông đảo phụ nữ, nam giới tham gia.

Từ thực tiễn đã xuất hiện nhiều điển hình cá nhân tiêu biểu, nhiều cách làm hay sáng tạo, nhiều mô hình hoạt động hiệu quả. Đến nay, đã có 9/12 chỉ số của dự án đạt và vượt kế hoạch. “Việc thực hiện dự án trong 3 năm qua đã có những đóng góp nhất định trong việc hỗ trợ hội viên phụ nữ và trẻ em về phòng, chống bạo lực gia đình, tăng cường quyền năng của phụ nữ trên các lĩnh vực, góp phần nâng cao vị thế cho phụ nữ, trẻ em gái vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tổ chức hội ngày càng thực hiện tốt vai trò đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ và trẻ em vùng dân tộc thiểu số”, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Trần Thị Thanh Hà cho biết.

Tại hội thảo, các đại biểu tập trung đánh giá những ưu điểm, mặt tích cực, đồng thời chỉ rõ khó khăn, hạn chế trong quá trình thực hiện Dự án GEM để có giải pháp khắc phục hợp lý, hiệu quả việc trong thời gian tới.

Kăn Sương

Tin liên quan:
  • Đánh giá giữa kỳ chương trình Bình đẳng giới và nâng cao vị thế cho phụ nữ và trẻ em gái dân tộc thiểu số
    Khởi động Chương trình bình đẳng giới và nâng cao vị thế cho phụ nữ, trẻ em gái ...

    Thực hiện Chương trình hợp tác giữa Hội LHPN tỉnh với Tổ chức Plan International Bỉ và Plan International Việt Nam, sáng nay 22/9, tại TP. Đông Hà, Hội LHPN tỉnh phối hợp với Tổ chức Plan International Việt Nam (Plan) tổ chức hội thảo khởi động Chương trình bình đẳng giới (BĐG) và nâng cao vị thế cho phụ nữ, trẻ em gái dân tộc thiểu số (DTTS) tại tỉnh Quảng Trị. Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình Plan tỉnh Hoàng Nam tham dự.

  • Đánh giá giữa kỳ chương trình Bình đẳng giới và nâng cao vị thế cho phụ nữ và trẻ em gái dân tộc thiểu số
    Thúc đẩy bình đẳng giới trong đồng bào dân tộc thiểu số

    Bình đẳng giới (BĐG) là vấn đề quan trọng trong giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em (PN&TE) vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và vùng núi. Do đó, khi thực hiện Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; giai đoạn 1: từ năm 2021-2025, vấn đề BĐG được đặc biệt quan tâm được Chính phủ xây dựng thành một dự án thành phần của chương trình (Dự án 8). Sau 3 năm thực hiện, Dự án 8 đã có những chuyển biến cơ bản trong nhận thức và hành động về thực hiện BĐG vùng đồng bào DTTS, trong đó nổi bật là những kết quả đáng khích lệ của huyện Đakrông.


Kăn Sương

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long