
{title}
{publish}
{head}
(CAND) - Thủ tướng Đức Angela Merkel xác nhận các cuộc đàm phán để thành lập chính phủ liên minh đã đổ vỡ, đẩy nền kinh tế mạnh nhất châu Âu vào khủng hoảng chính trị và có thể phải tổ chức bầu cử trước thời hạn.
Reuters ngày 20-11 đưa tin lãnh đạo đảng Dân chủ Tự do (FDP) đã bỏ rơi tiến trình đàm phán thành lập chính phủ liên minh với đảng của bà Merkel CDU/CSU và đảng Xanh hôm 19-11. Với việc đàm phán thất bại, Đức có thể rơi vào khủng hoảng chính trị còn kỉ nguyên nắm quyền của bà Merkel có thể bị chấm dứt.
"Hôm nay, không có tiến triển, chỉ có thụt lùi", Christian Lindner, lãnh đạo FDP, trả lời báo giới khi tuyên bố rút khỏi đàm phán. “Chúng tôi thà không làm gì, còn hơn nắm quyền mà điều hành đất nước một cách tệ hại. Tạm biệt.”
Thủ tướng Đức Angela Merkel. Ảnh: ITN
Theo AP, cuộc đàm phán đổ bể do khác biệt giữa các đảng trên nhiều vấn đề then chốt, đặc biệt là chính sách người nhập cư. CDU/CSU muốn mở cửa đón thêm 200.000 người là thân nhân của người tị nạn hiện sống ở Đức, trong khi FDP kiên quyết phản đối.
Với diễn biến này, bà Merkel có thể thiết lập liên minh cầm quyền thiểu số với đảng Xanh hoặc tổ chức một cuộc bầu cử mới. Nếu lập liên minh thiểu số, Quốc hội Đức sẽ bỏ phiếu về việc này. Bà Merkel sẽ mất quyền làm thủ tướng nếu không giành đa số phiếu.
Trong trường hợp một liên minh thiểu số không được thông qua, Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier sẽ phải kêu gọi một cuộc bầu cử khác vào đầu năm 2018 để thành lập chính phủ.
Tuy nhiên, đương kim Thủ tướng Đức không thích phương án rủi ro cao. Bà khẳng định mình sẽ tiếp tục ở lại làm Thủ tướng và tư vấn cho Tổng thống Frank-Walter Steinmeier về phương hướng vượt qua nguy cơ của một cuộc khủng hoảng.
"Đây là một ngày phản ánh sâu sắc về việc làm thế nào để tiến lên ở Đức”, bà Merkel nói. "Là Thủ tướng, tôi sẽ làm mọi thứ để đảm bảo rằng đất nước này được quản lý tốt trong những ngày khó khăn sắp tới."
Sau cuộc bầu cử vào tháng 9-2017, mặc dù đảng của bà Merkel giành nhiều ghế nhất trong quốc hội với 32,5% phiếu bầu, song uy tín của bà đã bị suy yếu vì nhiều cử tri quyết định bỏ phiếu cho đảng cực hữu Sự lựa chọn vì Đức (AFD). Nhiều cử tri bất bình vì bà đã mở cửa cho hơn 1 triệu người tị nạn vào Đức trong năm 2015.
Ngay sau đó, lãnh đạo đảng đối lập lớn thứ nhì ở Đức SPD là ông Martin Schulz nói đảng này đã trở thành đảng đối lập và sẵn sàng cho một cuộc bầu cử mới.
Thiện Nhân
Các đảng đối lập như CDU/CSU và đảng cực hữu AfD đang gia tăng lợi thế trước thềm bầu cử ở Đức. Trong khi đó sự ủng hộ dành cho liên minh cầm quyền gồm đảng ...
VOV.VN - Không ngoài dự đoán của giới phân tích, cuộc đối thoại ngày hôm qua tại Niamey giữa phái đoàn Cộng đồng kinh tế Tây Phi (ECOWAS) và chính quyền quân ...
QTO - Một làn sóng Covid-19 mới đang lan rộng khắp châu Á, trong đó Thái Lan trở thành điểm nóng với số ca nhiễm tăng vọt giữa lúc mùa cúm đang bước vào...
QTO - Nguồn đất hiếm Trung Quốc đang giữ vai trò then chốt trong chuỗi cung ứng công nghệ toàn cầu.
QĐND - Nhiều trang báo của các quốc gia, vùng lãnh thổ khu vực châu Á-Thái Bình Dương mới đây đã có các bài viết phân tích về quyết định “ngoạn mục” của các nước thành viên...
(Tin Tức) - Ngày 19/11, Liên đoàn Thanh niên của đảng ZANU-PF cầm quyền kêu gọi Tổng thống Zimbabwe Robert Mugabe rời nhiệm sở và trục xuất vợ ông là bà Grace Mugabe ra khỏi...
(Đất Việt) - Dự án dầu khí giữa Nga và Lebanon bị ép buộc phải hủy bỏ vì căng thẳng xảy ra với Arabia Saudi.
QĐND - Trong những ngày vừa qua, dư luận quốc tế, đặc biệt là tại Hoa Kỳ và Trung Quốc, tiếp tục có những phản ánh tích cực về các chuyến thăm tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ...
(QĐND) - Ngày 15-11, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Venezuela (PDVSA) thông báo đã hoàn tất nghĩa vụ thanh toán tiền lãi với các nhà đầu tư trái phiếu có thời hạn tới năm 2027, cũng...
(ĐS&PL) - Sáng ngày 16/11, Zimbabwe đang rơi vào tình trạng căng thẳng bạo lực sau khi quân đội giành được chính quyền.