Cập nhật:  GMT+7

Đakrông: Không còn quỹ đất để hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho người dân

Mới đây, UBND huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị tổ chức rà soát việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT- XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025. Theo đó, địa phương đang gặp khó khăn trong việc giải ngân nguồn vốn hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho người dân do huyện không còn quỹ đất trống để thực hiện san tạo mặt bằng hoặc khai hoang, phục hóa.

Đakrông: Không còn quỹ đất để hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho người dân

Hình ảnh minh họa - Ảnh: ST

Được biết, trong giai đoạn 2021 - 2025, huyện Đakrông được phân bổ trên 54,6 tỉ đồng để thực hiện Dự án 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt. Trong đó, vốn hỗ trợ đất ở 13,88 tỉ đồng với 347 hộ thụ hưởng; hỗ trợ nhà ở 22,84 tỉ đồng cho 571 hộ; hỗ trợ đất sản xuất trên 2,72 tỉ đồng cho 121 hộ; hỗ trợ nước sinh hoạt trên 15,16 tỉ đồng (7 công trình).

Sau gần 4 năm triển khai, chỉ có nguồn vốn hỗ trợ nhà ở và xây dựng công trình nước sạch thực hiện thuận lợi, còn nguồn vốn hỗ trợ đất ở, đất sản xuất gặp nhiều khó khăn. Đến nay, huyện mới hỗ trợ đất ở cho 65 hộ, dự kiến thời gian tới sẽ hỗ trợ thêm cho 61 hộ với tổng kinh phí thực hiện khoảng 5,04 tỉ đồng; nguồn vốn còn lại trên 8,8 tỉ đồng không giải ngân kịp trong giai đoạn này. Đối với việc hỗ trợ đất sản xuất cho 121 hộ, dự kiến không thể giải ngân được.

Nguyên nhân 2 chương trình này khó giải ngân là do huyện không còn quỹ đất trống để thực hiện san tạo mặt bằng hoặc khai hoang, phục hóa để hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho hộ dân thụ hưởng chính sách. Thời gian qua, hình thức huyện hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho người dân chủ yếu là nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cũng gặp nhiều khó khăn, vướng mắc do có sự sai lệch giữa thực địa và bản đồ địa chính. Phổ biến là nhiều hộ gia đình sinh sống ổn định từ lâu, có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tuy nhiên khi đối chiếu trên bản đồ lại thể hiện hộ này đang dựng nhà ở trên đất của hộ khác hoặc thuộc đất rừng bảo tồn, rừng phòng hộ...

Một số hộ dân thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã thế chấp ở ngân hàng nên không thể lấy ra để chia tách thửa; giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sai tên, tuổi với chứng minh nhân dân, căn cước công dân...

Để phát huy tối đa hiệu quả nguồn lực hỗ trợ từ Dự án 1 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT- XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, UBND huyện Đakrông đề xuất tỉnh điều chỉnh kế hoạch vốn trong nội bộ dự án này. Cụ thể, huyện đề nghị được điều chỉnh trên 11,562 tỉ đồng từ chương trình hỗ trợ đất ở, đất sản xuất để tăng vốn thực hiện chương trình hỗ trợ nhà ở và nước sinh hoạt cho người dân trên địa bàn.

Mai Lâm

Tin liên quan:
  • Đakrông: Không còn quỹ đất để hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho người dân
    Hỗ trợ dự án khai hoang để giao đất có khả năng sản xuất vùng DTTS

    Ngày 23/2/2023, Thủ tướng ban hành Quyết định 4/2023/QĐ-TTg về mức hỗ trợ và cơ chế hỗ trợ sử dụng vốn đầu tư công để thực hiện một số nội dung thuộc Dự án 1 và Tiểu dự án 1, Dự án 4 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.

  • Đakrông: Không còn quỹ đất để hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho người dân
    Sửa đổi đối tượng được hỗ trợ đất sản xuất vùng đồng bào dân tộc thiểu số

    Ủy ban dân tộc ban hành Thông tư 02/2023/TTUBDT ngày 21/8/2023 sửa đổi Thông tư 02/2022/TTUBDT hướng dẫn thực hiện một số dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.

  • Đakrông: Không còn quỹ đất để hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho người dân
    Quan tâm hỗ trợ phát triển sản xuất ở huyện Đakrông

    Được sự quan tâm của các cấp, ngành, các chương trình, dự án, thời gian qua, huyện Đakrông tích cực phối hợp triển khai thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ người dân trên địa bàn phát triển sản xuất, xây dựng các mô hình sản xuất nông, lâm nghiệp. Qua đó, tạo sinh kế, cải thiện thu nhập cho người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.


Mai Lâm

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết