{title}
{publish}
{head}
Brorge Brende, chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), nhận định thế giới sẽ phải đối mặt với tình trạng tăng trưởng thấp trong thập kỷ tới nếu không áp dụng các chính sách kinh tế phù hợp.
Phát biểu vào hôm Chủ nhật tại cuộc họp đặc biệt của Diễn đàn Kinh tế Thế giới về “Hợp tác toàn cầu, tăng trưởng và năng lượng cho phát triển” tại Riyadh, Ả Rập Saudi, chuyên gia này cảnh báo tỷ lệ nợ toàn cầu đang đạt mức chưa từng thấy kể từ những năm 1820 cũng như nguy cơ lạm phát đình trệ đối với các nền kinh tế tiên tiến.
Brorge Brende, chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF). Ảnh: CNBC
“Tăng trưởng toàn cầu năm nay ước tính vào khoảng 3,2%. Dù không quá tệ nhưng mức tăng hiện tại không thể so với con số 4% mà chúng ta đã chứng kiến trong nhiều thập kỷ” – ông trả lời phỏng vấn của CNBC, đồng thời cảnh báo nguy cơ tái hiện tình trạng suy thoái nghiêm trọng từng diễn ra vào năm 1970 ở một số nền kinh tế lớn.
“Thay vì khởi xướng những cuộc chiến thương mại, các nước nên tích cực giao thương, hợp tác với nhau” – ông chia sẻ khi được hỏi về cách tránh tình trạng tăng trưởng thấp.
“Thương mại và các chuỗi giá trị toàn cầu đang dần thay đổi, các quốc gia ngày càng thúc đẩy, mở rộng giao thương, hợp tác. Tuy nhiên, chúng ta cần phải cẩn thận trước các rủi ro. Một trong những thách thức lớn nhất hiện tại là nợ toàn cầu. Tổng nợ công của các quốc gia gần lên đến 100% GDP toàn cầu”.
Chuyên gia này cho biết chính phủ các quốc gia cần xem xét cũng như đưa ra những biện pháp giảm nợ phù hợp nhằm tránh tình trạng suy thoái kinh tế. Ông nhận định sự phát triển của trí tuệ nhân tạo cũng đang tạo ra cơ hội cho các nước đang phát triển.
Bên cạnh đó, ông Brende cảnh báo rủi ro đối với nền kinh tế toàn cầu từ xung đột địa chính trị, trong đó nhấn mạnh tác động tiêu cực từ căng thẳng Iran-Israel.
Những cảnh báo của chuyên gia nay đến sau khi một báo cáo gần đây của Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho thấy nợ công toàn cầu đã tăng đến 93% GDP vào năm ngoái và vẫn cao hơn 9 điểm phần trăm so với mức trước đại dịch Covid-19. IMF dự báo nợ công toàn cầu có thể đạt gần 100% GDP vào cuối thập kỷ này.
IMF chỉ ra Trung Quốc và Mỹ là những quốc gia có mức nợ công cao, cho rằng chính sách tài khóa lỏng lẻo của Washington đang gia tăng áp lực lên lãi suất và đồng USD, từ đó đẩy chi phí toàn cầu tăng cao.
Đầu tháng này, IMF đã nâng nhẹ dự báo tăng trưởng toàn cầu, đánh giá cao khả năng phục hồi bất chấp áp lực lạm phát và những thay đổi trong chính sách tiền tệ. Quỹ kỳ vọng thế giới sẽ đạt mức tăng trưởng 3,2% vào năm 2024, tăng nhẹ 0,1% so với dự báo hồi tháng 1 trước đó.
Luật Anh (Theo CNBC)
QTO - Căng thăng Nga - Mỹ khiến các nhà đầu tư chuyển hướng sang các tài sản trú ẩn an toàn, phản ánh lo lắng về nguy cơ xảy ra xung đột địa chính trị.
QTO - Người dân Ấn Độ hiện đang đối mặt với nhiều khó khăn do lạm phát tăng cao và sự chênh lệch mức sống giữa các khu vực nông thôn và thành thị.
QTO - Gói viện trợ mới nhất của Mỹ dành cho Kiev, được Quốc hội nước này thông qua sau hơn sáu tháng tranh cãi quyết liệt, dường như vẫn chưa đáp ứng mong...
VOV.VN - Liên Hợp Quốc ngày càng lo ngại về một cuộc tấn công sắp xảy ra nhằm vào thành phố Al-Fashir ở khu vực Bắc Darfur của Sudan, nơi có khoảng 800.000 người đang sinh sống.
QTO - Nỗ lực ban hành lệnh cấm TikTok của tổng thống Joe Biden đang gặp phải nhiều ý kiến trái chiều.
QTO - Dẫn lời quan chức cấp cao của Lầu Năm Góc, tờ New York Times đưa tin hệ thống tên lửa chiến thuật lục quân (ATACMS) do Mỹ cung cấp được kỳ vọng sẽ...
(Tin Tức) - Ngân hàng Thế giới (WB) cảnh báo những căng thẳng ở Trung Đông sẽ làm ngưng hoặc thậm chí đảo ngược một số tiến bộ gần đây đạt được trong nỗ lực giải quyết vấn đề...
(CLO) Ngày 24/4, Nga đã bác bỏ một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc do Mỹ soạn thảo kêu gọi các quốc gia ngăn chặn chạy đua vũ trang ngoài không gian. Động thái này...
QTO - Mỹ từ lâu đã đối diện với ô nhiễm rác thải nhựa nghiêm trọng. Chỉ trong một năm, người dân tại quốc gia này đã xả ra môi trường 40 triệu tấn rác thải...
QTO - Thỏa thuận về khử carbon của Nhật Bản và Brazil sẽ giúp hai bên đạt được những đột phá trong giảm thiểu carbon, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.
(Tin Tức) - Xung đột ở Ukraine đã gây ra sự đổ vỡ tồi tệ nhất trong quan hệ giữa Nga và phương Tây kể từ Cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962.
QTO - Hôm thứ Ba, Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga Valentina Matvienko cảnh báo Moscow đã soạn thảo luật nhằm trả đũa Mỹ và đồng minh nếu như các nước này...