Cập nhật: Thứ 7, 28/01/2023 | 05:04 GMT+7

Tân niên, nghĩ về chữ liêm và lời dạy của Bác Hồ

QTO - Những ngày cuối tháng Chạp năm Dần, câu chuyện về xử lý kỷ luật những cán bộ công chức vẫn nóng ran trên từng trang báo. Không chỉ cả năm 2022 mà từ 5 năm trở lại đây, những vụ án lớn đều liên quan đến chuyện hối lộ và tham nhũng, hay nói một cách chính xác là cán bộ bị đồng tiền làm sa ngã và tha hóa.

Tân niên, nghĩ về chữ liêm và lời dạy của Bác HồBác Hồ nói chuyện với Nhân dân và cán bộ tỉnh Thái Bình ngày 26/3/1962

Nếu có thể nói một điều gì đó về câu chuyện này, hẳn chúng ta sẽ nghĩ tới chữ liêm - điều mà nhiều cán bộ bị xử lý kỷ luật còn thiếu.

Rất lâu rồi, khi nói chuyện về thư pháp ngày xuân, thường gia chủ hay xin những chữ phù hợp với tâm nguyện của mình và tôi thấy hầu hết người ta xin các chữ: an, lộc, phúc, tâm hay nhẫn… mà thiếu mấy chữ: trung, dũng, riêng chữ liêm càng ít người xin. Trong khi ngày xưa, người làm quan, chữ liêm luôn được treo trang trọng trong nhà để răn nhắc bản thân. Trong Hán tự, chữ liêm gồm bộ “nghiễm” (yểm) là mái nhà và chữ “kiêm” là bao gồm, tập hợp (hội tụ những đức tốt). Đạo làm quan quý nhất chữ liêm.

Mà dẫu không làm quan, chữ liêm vẫn phải nằm lòng. Câu tục ngữ “đói cho sạch, rách cho thơm” của ông bà xưa dường như vẫn vẹn nguyên giá trị cho dù bây giờ cuộc sống đã bớt đi chuyện đói rách. Điều kỳ lạ là không hề đói rách, thậm chí có người càng giàu có, người ta càng quên mất chữ liêm.

Trong bài viết về “Cần, kiệm, liêm, Chính”, phần viết về “liêm”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gọi rất xác đáng rằng: Do bất liêm mà đi đến tội ác trộm cắp. Công khai hay bí mật, trực tiếp hay gián tiếp, bất liêm tức là trộm cắp. Cụ Khổng Tử nói: “Người mà không liêm, không bằng súc vật”. Cụ Mạnh Tử nói: “Ai cũng tham lợi, thì nước sẽ nguy”.

Để thực hiện chữ liêm, cần có tuyên truyền và kiểm soát, giáo dục và pháp luật, từ trên xuống, từ dưới lên trên. Trước nhất là cán bộ các cơ quan, các đoàn thể, cấp cao thì quyền to, cấp thấp thì quyền nhỏ.

Quyền mà thiếu lương tâm là có dịp đục khoét, có dịp ăn của đút, có dịp “dĩ công vi tư”. Vì vậy, cán bộ phải thực hành chữ “liêm” trước, để làm kiểu mẫu cho dân. Pháp luật phải thẳng tay trừng trị những kẻ bất liêm, bất kỳ kẻ ấy ở địa vị nào, làm nghề nghiệp gì (Hồ Chí Minh toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, H.2002, tập 5, tr.641).

Sau hơn 60 năm, những nhắc nhở huấn thị của Người vẫn còn trọn vẹn tính thời sự. Nhất là những dịp xuân về, Tết đến như thế này, chữ liêm càng cụ thể hơn trong hành xử của người cán bộ. Chuyện phong bao, rượu ngoại biếu xén thật ra chỉ là chuyện rất nhỏ so với những cú “lại quả”, chạy dự án… mà bao nhiêu năm nay báo chí từng phanh phui.

Gửi một chữ liêm cho những “công bộc-cán bộ” của dân trong ngày đầu xuân như một niềm hy vọng, dù rằng con người ta không ai chỉ treo một bức thư pháp có chữ liêm trong nhà mà trở nên trong sạch.

Thiết tưởng cũng nên nhớ rằng, ngày xưa, gian khó cơ cực đến bao nhiêu, người dân vẫn hết lòng tin vào cán bộ, vào lý tưởng cách mạng bởi vì dân thấy rõ chữ liêm hiển hiện trong hành động, trong đời sống tận tụy của người cán bộ ấy, gần gũi như thế nên dân hết lòng cưu mang, đùm bọc. Bây giờ không ai nhận mình “bất liêm” nhưng cứ nhìn vào đồng lương được nhận và cuộc sống vật chất họ đang thụ hưởng, hẳn nhiên, dù một người dân bàng quan đến đâu cũng không thể không tự hỏi: Vị quan ấy có “liêm” không?

Và khi nhiều người dân đều đặt câu hỏi như vậy với bất cứ người cán bộ nào thì lời răn dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh lại càng thấm thía hơn bao giờ hết. Đất nước hòa bình, chữ liêm phải là đạo trước hết của người làm quan. Bởi thế, nhân dịp đầu xuân, hẳn lòng dân chỉ mong một chữ “Liêm” như thế với những công bộc của mình. Mong lắm thay!

Lê Đức Dục

Tin liên quan:
  • Tân niên, nghĩ về chữ liêm và lời dạy của Bác Hồ
    Tư tưởng của Bác Hồ về ăn Tết, đón xuân

    Mừng xuân, ăn Tết theo tư tưởng của Bác Hồ là mừng một mùa xuân của nghĩa tình, chan chứa lòng yêu thương đồng cảm với nhau. Bác mong muốn mùa xuân cho mọi người, xuân ở trong mọi ngày. Trong ngày xuân, gặp được đồng bào, đồng chí, bạn bè, Người lại thấy “Xuân này, xuân lại thêm xuân/Nước non xa, anh em gần, vui thật là vui!”.

  • Tân niên, nghĩ về chữ liêm và lời dạy của Bác Hồ
    Thủ lĩnh thanh niên gương mẫu học tập và làm theo Bác

    Tham gia công tác đoàn từ rất sớm và trải qua nhiều vị trí khác nhau từ bí thư chi đoàn thôn, phó bí thư xã đoàn rồi đến Bí thư Xã đoàn, Chủ tịch Hội LHTN xã Triệu Sơn, huyện Triệu Phong anh Nguyễn Thái Thiên luôn nhiệt huyết, sáng tạo, trách nhiệm trong công việc.


Lê Đức Dục

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Tư tưởng của Bác Hồ về ăn Tết, đón xuân
06:28 18/01/2023

QTO - Mừng xuân, ăn Tết theo tư tưởng của Bác Hồ là mừng một mùa xuân của nghĩa tình, chan chứa lòng yêu thương đồng cảm với nhau. Bác mong muốn mùa xuân cho mọi người, xuân ở trong mọi ngày. Trong ngày xuân, gặp được đồng bào, đồng chí, bạn bè, Người lại thấy “Xuân này, xuân lại thêm xuân/Nước non xa, anh em gần, vui thật là vui!”.

Thủ lĩnh thanh niên gương mẫu học tập và làm theo Bác
22:27 27/12/2022

QTO - Tham gia công tác đoàn từ rất sớm và trải qua nhiều vị trí khác nhau từ bí thư chi đoàn thôn, phó bí thư xã đoàn rồi đến Bí thư Xã đoàn, Chủ tịch Hội LHTN xã Triệu Sơn, huyện Triệu Phong anh Nguyễn Thái Thiên luôn nhiệt huyết, sáng tạo, trách nhiệm trong công việc. 

Giá trị của chữ “tín”

Giá trị của chữ “tín”
17:58 09/12/2022

QTO - Cuối tháng 10/2022, Tập đoàn Sơn Hải (Quảng Bình) có văn bản gửi Bộ Giao thông vận tải xin được cam kết bảo hành 10 năm đối với những gói thầu trên...

Thời tiết

25°C - 35°C
Có mây, không mưa
  • 29°C - 36°C
    Ít mây, trời nắng nóng
  • 28°C - 34°C
    Có mây, có mưa rào và dông
POWERED BY
Việt Long